Kết quả khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 54 - 55)

Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi cũng là một trong những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả trích ly dịch chiết. Sử dụng càng nhiều dung môi để trích ly, khả năng trích ly polyphenol trong lá tía tô càng lớn nhưng đến một mức nào đó nếu tăng lượng dung môi thì hiệu suất thu nhận polyphenol trong lá không tăng đáng kể, lúc đó việc trích ly sẽ không còn hiệu quả, sẽ vừa tốn dung môi, tốn thời gian và năng lượng đểđuổi dung môi. Tỉ lệ này tùy thuộc vào đặc tính hòa tan của hợp chất polyphenol trong dịch chiết đối với từng lượng dung môi khảo sát. Do đó, việc khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi là cần thiết để đảm bảo việc trích ly polyphenol trong lá tía tô thu được là cao nhất, đồng thời vừa đảm bảo tính kinh tế khi sử dụng.

Đểđánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến quá trình trích ly, tôi tiến hành khảo sát trên một số tỉ lệ, bằng cách cốđịnh lượng nguyên liệu là 1g và thay đổi lượng dung môi cho vào. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự (2014), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 sẽ cho hiệu suất trích ly tinh dầu từ lá tía tô cao nhất [9]. Cũng theo nghiên cứu của Yu Jia và Li Xiuzhi (2017), cho thấy tỉ lệ giữa nguyên liệu/ dung môi là 1/40 cho dịch chiết từ lá tía tô hiệu quảđể bổ sung vào trong các chế phẩm kháng khuẩn và trong chất tẩy rửa [53]. Do đó, Tôi tiến hành khảo sát với các tỉ lệnhư sau: 1/10, 1/20, 1/30 và 1/40.

Kết quảthu được là giá trị trung bình của 3 lần lặp và được thể hiện trong hình 4.5, hình ảnh dịch chiết thu được khi trích ly bằng các tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi khảo sát (1/10, 1/20, 1/30 và 1/40) được thể hiện trong hình 4.6.

(Các chữ cái a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với p=0,05)

Hình 4.6. Dịch chiết thu được khi khảo sát 4 tỉ lệ trích ly

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy tỉ lệ 1/30 hiệu suất trích ly polyphenol là cao nhất, tiếp đó là 1/40, 1/20 và thấp nhất là 1/10, tương ứng với các giá trị đo được là 1,887; 1,816; 1,583 và 1,161. Như vậy, lượng dung môi càng lớn khả năng trích ly polyphenol càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, giá trị này chỉ tăng đến một giới hạn nhất định, ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/30 giá trịOD đo được là 1,887 nếu tiếp tục tăng lượng dung môi trích ly đến 1/40 hàm lượng polyphenol có giảm nhưng về ý nghĩa thống kê, chúng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa p=0,05, việc tăng lượng dung môi sẽ vừa gây tốn kém, vừa tốn thời gian cho việc loại bỏ dung môi sau này. Vì vây, tỉ lệ1/30 được lựa chọn đểthu được giá trị polyphenol từ lá tía tô là thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)