Khảo sát dung môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 50 - 52)

Lựa chọn dung môi trích ly cần xem xét đến các chỉ tiêu kinh tế, an toàn đồng thời phải đem lại hiệu quả trích ly cao nhất. Dung môi có ảnh hưởng lớn đến quá trình trích ly, một số yếu tố của dung môi có thể ảnh hưởng đến quá trình trích ly như độ phân cực, độ nhớt hay sức căng bề mặt.

Tôi tiến hành khảo sát với 3 loại dung môi là ethanol 99,5%, n-hexan và nước cất. Các bước tiến hành thí nghiệm được trình bày ở mục 3.3.3.2, kết quả thu được là giá trị trung bình của 3 lần lặp và được thể hiện trong hình 4.1 và hình ảnh dịch chiết bằng các loại dung môi khảo sát được thể hiện ở hình 4.2.

Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị OD vào dung môi trích ly (Các chữ cái a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với p=0,05)

Hình 4.2. Dịch chiết bằng các loại dung môi

Ghi chú: 1. Dịch chiết bằng nước cất, 2. Dịch chiết bằng N-hexan, 3. Dịch chiết bằng ethanol 99,5%

Từ kết quả trên ta có thể thấy hiệu quả tách chiết đối với các loại dung môi khác nhau cho hàm lượng polyphenol đo được là khác nhau, kết quả thu được hàm lượng polyphenol có giá trị cao nhất đối với dung môi ethanol 99,5%, tiếp theo là nước cất và thấp nhất đối với n-hexan, tương ứng với kết quảđo là 1,215; 0,488 và 0,133.

Điều này có thể giải thích dựa vào sự phụ thuộc các tính chất của dung môi đó là: độ phân cực của dung môi, độ nhớt, sức căng bề mặt của dung môi. Tuy nhiên trong trường hợp này độ phân cực của dung môi thể hiện rõ hơn. Tính chất này nói đến khả năng hòa tan của dung môi đối với các cấu tử của nguyên liệu, dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan các chất không phân cực và khó hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực. Ngược lại, dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực và khó hòa tan các chất ít phân cực. Trong 3 loại dung môi khảo sát trên ta có n-hexan là dung môi không phân cực, trong khi đó nước và ethanol là các loại dung môi phân cực. Qua đây có thể thấy, các hợp chất polyphenol thu nhận được trong lá tía tô thuộc loại phân cực nên cho giá trịđo OD cao đối với Ethanol và nước.

Theo kết quả công bố của Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự (2014), nghiên cứu về trích ly tinh dầu từ lá tía tô đối với các loại dung môi ethanol 96%, N-hexan, etyl acetat và dicloetan thì ethanol 96% cho hiệu suất trích ly tinh dầu từ lá tía tô cao nhất [9]. Theo Nguyễn Bảo Lộc và cộng sự (2016) công bố nghiên cứu vềảnh hưởng dung môi đến khả năng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam, tác giả cũng chọn ethanol là dung môi trích ly [13]. Lựa chọn này cũng phù hợp với kết quả tôi thu nhận được, kết hợp với hình ảnh của các dịch chiết bởi ba loại dung

2 3

môi khác nhau từ hình 4.2, số liệu thu được từ hình 4.1 và từ những lập luận trên, tôi chọn ethanol làm dung môi trích ly trong nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)