Phương pháp trích ly dịch chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 39 - 43)

3.3.3.1. Kho sát nguyên liu trích ly (TN1)

Nguyên liệu là một trong những yếu tốảnh hưởng đến chất lượng dịch chiết thu nhận được. Tôi tiến hành thí nghiệm khảo sát chọn nguyên liệu tươi hay khô để thu nhận dịch chiết từ lá tía tô hiệu quả nhất.

Đối với nguyên liệu tươi, tiến hành xay thô để khảo sát, đối với nguyên liệu khô tiến hành sấy lá tươi ở nhiệt độ 50oC trong 12 giờ để đưa về độ ẩm an toàn (6-8%) trước khi khảo sát.

Thí nghiệm được tiến hành như sau: cân 1g lá tía tô tươi đã xay thô và 1g lá tía tô sấy khô đã nghiền nhỏ vào hai bình 120ml, đem đi trích ly với các yếu tốnhư sau:

Bảng 3.1. Khảo sát nguyên liệu trích ly

Loại nguyên liệu Yếu tố giảđịnh

Lá tía tô tươi Lá tía tô sấy khô

Dung môi: ethanol 99,5% Tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi: 1/20

Nhiệt độ chiết: 65oC Thời gian chiết: 150 phút

Sau khi trích ly dịch được lọc qua giấy lọc, cô quay, ly tâm loại bỏ cặn rồi pha dịch chuẩn bịđo OD.

Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, nguyên liệu nào sau khi trích ly cho hiệu quả cao nhất (tức giá trị OD cao nhất) sẽđược chọn làm nguyên liệu cho khảo sát tiếp theo.

3.3.3.2. Kho sát dung môi trích ly (TN2)

Trong quá trình trích ly, lựa chọn dung môi thích hợp là hết sức quan trọng, đảm bảo vừa trích ly được nhiều nhất các chất mong muốn vừa đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, sức khỏe, an toàn khi sử dụng trong nghiên cứu hay ứng dụng trong thực phẩm.

Tôi tiến hành khảo sát với 3 loại dung môi là Ethanol 99,5%, n-hexan và nước cất. * Ethanol: hay còn gọi là cồn, ancol etylic. Là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi đặc trưng, vị cay, nhẹhơn nước, dễbay hơi, tan trong nước vô hạn, hút ẩm,

dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa màu xanh da trời. Ethanol được xem là một trong những dung môi chiết tách tốt, thường được sử dụng rộng rãi và rẻ tiền

Công thức hóa học: C2H5OH Khối lượng phân tử : 46,07g/mol Tỷ trọng : 0,789g/cm3 Nhiệt độ sôi : 78,5oC

* N-hexan: là một hydrocacbon nhóm ankan, là chất lỏng không màu ở nhiệt độ phòng, n-hexan là dung môi không phân cực, dễ bay hơi và có mùi giống mùi xăng, chúng được sử dụng rộng rãi do giá cả phải chăng, tương đối an toàn và phần lớn trơ với các chất khác.

Công thức hóa học : C6H14 Khối lượng phân tử : 86,18g/mol Tỷ trọng : 0,6548g/cm3 Nhiệt độ sôi : 69oC

* Nước cất: là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất. Nhiệt độ sôi 100oC, khối lượng phân tử 18g/mol. Nước được biết đến là dung môi rẻ tiền, an toàn khi sử dụng nên được ứng dụng khá rộng rãi.

Để tiến hành thí nghiệm, tôi cân 1g nguyên liệu đã khảo sát ở thí nghiệm 1 cho vào 3 bình 120ml, thêm vào 3 bình các loại dung môi cần khảo sát, trích ly dịch với các yếu tốnhư sau:

Bảng 3.2. Khảo sát dung môi trích ly

Dung môi Yếu tố giảđịnh

Ethanol 99,5% N-hexan Nước cất

Nguyên liệu: kết quảđạt được từ TN1. Tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi: 1/20

Nhiệt độ chiết: 65oC Thời gian chiết: 150 phút

Sau khi trích ly dịch được lọc qua giấy lọc, cô quay, ly tâm loại bỏ cặn rồi pha dịch chuẩn bịđo OD. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, dung môi cho giá trị OD trung bình cao nhất sẽđược chọn làm dung môi trích ly cho khảo sát tiếp theo.

3.3.3.3. Kho sát nồng độ dung môi trích ly (TN3)

Sau khi chọn được dung môi thích hợp từ TN2, tôi tiến hành khảo sát nồng độ dung môi thích hợp cho quá trính trích ly, nếu kết quả từ thí nghệm 2 dung môi thích

hợp là nước cất thì thí nghiệm 3 này sẽ không cần tiến hành, ngược lại nếu dung môi thích hợp là n-hexan và ethanol 99,5% thì thí nghiệm 3 được tiến hành để khảo sát các nồng độtương ứng cho quá trính trích ly.

Để tiến hành thí nghiệm, tôi cân 1g lá tía tô cho vào bình 120ml đem trích ly với các yếu tốnhư sau:

Bảng 3.3. Khảo sát nồng độ dung môi trích ly

Nồng độ dung môi Yếu tố giảđịnh

Dung môi nguyên chất Dung môi 90% Dung môi 80% Dung môi 70% Nguyên liệu: kết quả từ TN1 Dung môi: kết quả từ TN2 Tỉ lệ NL/DM: 1/20 Nhiệt độ chiết: 65oC Thời gian chiết: 150 phút

Tương tự dịch sau khi trích ly được đem đi lọc, cô quay, ly tâm thu dịch chiết và đo OD, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, nồng độ dung môi thích hợp được chọn cho khảo sát tiếp theo.

3.3.3.4. Kho sát t l nguyên liu/dung môi (TN4)

Tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi (NL/DM) là một yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình trích ly. Để khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ NL/DM đến quá trình chiết, tôi tiến hành cố định lượng nguyên liệu cho vào và thay đổi lượng dung môi trích ly theo các tỉ lệ. Thí nghiệm được tiến hành như sau: cân 1g lá tía tô đã nghiền nhỏ cho vào bình 120ml, thêm vào trong bình một lượng dung môi cần khảo sát, rồi đem đi trích ly với các yếu tố cốđịnh và thay đổi như sau:

Bảng 3.4. Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi trích ly

Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi Yếu tố giảđịnh

1/10 1/20 1/30 1/40 Nguyên liệu: kết quả từ TN1 Dung môi: kết quả từ TN2 Nồng độ dung môi: kết quả từ TN3 Nhiệt độ chiết: 65oC Thời gian chiết: 150 phút

Sau khi lọc dịch được đem đi lọc, cô quay, ly tâm, thu dịch chiết và đo OD, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, giá trị trung bình cao nhất sẽ được chọn làm tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi thích hợp cho khảo sát tiếp theo.

3.3.3.5. Kho sát nhiệt độ trích ly (TN5)

Khảo sát nhiệt độ là cần thiết để đảm bảo dịch chiết thu nhận được có hiệu quả cao, hạn chế các tạp chất kéo theo vào trong dịch chiết, ảnh hưởng đến chất lượng dịch chiết.

Tiến hành thí nghiệm: cân 1g lá tía tô cho vào bình 120ml, thêm dung môi, bọc kín miệng bằng giấy bạc, cho vào bếp cách thủy ngâm chiết nóng với các mức nhiệt độ khảo sát trong 150 phút, các yếu tố trong thí nghiệm này như sau:

Bảng 3.5. Khảo sát nhiệt độ trích ly Nhiệt độ trích ly Yếu tố giảđịnh 55oC 60oC 65oC 70oC Nguyên liệu: kết quả từ TN1 Dung môi: kết quả từ TN2 Nồng độ dung môi: kết quả từ TN3 Tỉ lệ NL/DM: kết quả từ TN4 Thời gian chiết: 150 phút

Sau khi trích ly theo điều kiện trên, dịch được đem đi lọc, cô quay, ly tâm, thu dịch chiết và đo OD, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, từ giá trịđo trung bình cao nhất sẽ chọn được nhiệt độ chiết thích hợp cho khảo sát tiếp theo.

3.3.3.6. Kho sát thi gian trích ly (TN6)

Thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly, để đánh giá tác động của chúng đến khảnăng thu nhận dịch chiết, tôi tiến hành khảo sát thời gian trích ly.

Bảng 3.6. Khảo sát thời gian trích ly

Thời gian trích ly Yếu tố giảđịnh 120 phút 150 phút 180 phút 210 phút Nguyên liệu: kết quả từ TN1 Dung môi: kết quả từ TN2 Nồng độ dung môi: kết quả từ TN3 Tỉ lệ NL/DM: kết quả từ TN4 Nhiệt độ chiết: kết quả từ TN5

Cân 1g nguyên liệu đã chọn từ thí nghiệm 1, cho vào các bình 120ml, thêm dung môi đã chọn được từ thí nghiệm 2 với nồng độ từ thí nghiệm 3, tỉ lệ NL/DM từ thí nghiệm 4 rồi đem bọc miệng bình bằng giấy bạc, chiết ở nhiệt độ từ thí nghiệm 5 trong thời gian khảo sát.

Sau thời gian trích ly, dịch được đem lọc đi lọc, cô quay, ly tâm, thu dịch chiết và đo OD, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, giá trịđo trung bình cao nhất sẽđược chọn làm thời gian trích ly hiệu quả, đây là thí nghiệm cuối cùng để hoàn thiện quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)