b. Phân tích chất lượng lao động của Công ty
2.2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân
Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp là số tiền người lao động nhận được từ các nguồn trong doanh nghiệp, và họ được toàn quyền sử dụng
trong tiêu dùng, cho bản thân và gia đình. Thông qua thống kê và phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra giải pháp tăng thu nhập thực tế cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong phân phối các nguồn thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp.
Thu nhập là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động của họ và các khoản phụ cấp mang tính chất thường xuyên được tính vào quỹ lương.
Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyêt định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế.
Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi của người lao động.
Vì vậy, làm sao và làm cách nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Đó là vấn đề nan giải của mỗi doanh nghiệp. Do đó việc phân tích tình hình sử dụng quỹ lương phải xuất phát từ hai vấn đề về mặt kinh tế và về mặt xã hội.
Về mặt kinh tế: Yêu cầu của việc trả lương và tính hiệu quả kinh tế. Cụ thể, tiền lương phải trở thành đòn bẩy kinh tế, khuyến khích tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, chất lương sản phẩm và hạ giá thành.
Về mặt xã hội: Tiền lương phải đảm bảo thu nhập cho cuộc sống của người lao động, tái sản xuất sức lao động, ổn định công ăn việc làm và nâng cao dần mức sống từ công việc.
Để phân tích tình hình tiền lương của Công ty, ta có bảng 2.14. Qua bảng cho thấy:
Tổng quỹ lương năm 2020 là 281.320 trđ đã giảm 31.224 trđ so với năm 2019 tương đương 10%. Và đã không đạt được như kế hoạch đề ra là đã giảm 13.343 trđ và giảm tương đương giảm 4,53%.
Trong năm 2020, tiền lương bình quân của của người lao động là 9.838 ng.đ/ng-tháng thấp hơn năm 2019 là 729 ng.đ/ng-tháng. Tuy ban lãnh đạo Công ty luôn muốn cải thiện tốt hơn trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động trong tình hình giá cả luôn biến động và tăng cao như hiện nay, nhưng năm 2020, là năm của dịch bệnh bùng phát sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tụt dốc, các nhà lãnh đạo của Công ty đã cố hết sức để tiền lương ổn định. Tiền lương thực hiện năm 2020 vẫn cao hơn nhưng vẫn cao hơn kế hoạch 190 ng.đồng/người-tháng tương đương 1,97%. Công ty luôn mong muốn ổn định cuộc sống của CBCNV trong Công ty để họ tích cực cống hiến cho Công ty nên mặc dù với tình hình kinh tế có xu hướng tăng giá, làm cho chi phí đầu vào cho sản xuất của Công ty tăng nhưng Công ty vẫn ưu tiên cho mức đảm bảo đời sống của CBCNV công ty bằng cách tăng lương cho cán bộ CNV.
Bảng 2.14: Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019
Năm 2020 SS TH2020/TH2019 SS TH2020/KH2020
KH TH ± % ± %
1 Sản lượng than sản xuất Tấn 3.071.130 2.674.648 2.678.177 392.953 87,20 3.529 100,13 2 Sản lượng than tiêu thụ Tấn 2.923.708 2.600.000 2.640.263 -283.445 90,31 40.263 101,54
3 Tổng quỹ lương Trđ 312.564 294.663 281.320 -31.244 90,00 -13.343 95,47
4 Tổng doanh thu Trđ 3.531.742 3.045.621 3.120.238 -411.504 88,35 74.617 102,45
5 Tổng số lao động bình
quân Người 2.465 2.545 2.383 -82 96,67 -162 93,64