Hiệu quả sử dụng lao động a Phân tích năng suất lao động

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 49 - 51)

b. Phân tích chất lượng lao động của Công ty

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động a Phân tích năng suất lao động

a. Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Phân tích năng suất lao động nhằm đánh giá mức độ tăng giảm các chỉ tiêu năng suất lao động, các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động và các chỉ tiêu kinh tế khác. Các doanh nghiệp luôn luôn phấn đấu tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích lũy để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Các số liệu để phân tích năng suất lao động được tập hợp trong bảng 2.15.

Với các số liệu tính toán được có thể nhận thấy năng suất lao động xét về hiện vật và giá trị của công nhân viên toàn doanh nghiệp và công nhân sản xuất than rất khác nhau. Trong đó:

-Xét về mặt giá trị:

Năng suất lao động năm 2020 giảm so với năm 2019. Cụ thể NSLĐ của công nhân viên năm 2020 giảm 123 Trđ/người-năm tương ứng giảm 8,61% so với năm 2019. Năng suất lao động của một công nhân sản xuất than năm 2020 giảm so với năm 2019 là 141 Trđ/người-năm, tương đương giảm 8,24%. Tuy nhiên, so với kế hoạch thì các chỉ tiêu này đều tăng lên. Nguyên nhân do dịch bệnh hoành hành, tiêu thụ sản phẩm khó khăn nên Công ty đã chủ động lập kế hoạch giảm sản lượng tiêu thụ so với năm trước đồng thời giảm lượng lao động. Tuy nhiên tốc độ giảm lao động thấp hơn tốc độ giảm doanh thu nên năng suất lao động bình quân theo giá trị giảm.

-Xét về mặt hiện vật:

Năng suất lao động năm 2020 tăng so với năm 2019. Cụ thể năng suất lao động của công nhân viên năm 2020 giảm 122 tấn/người-năm tương ứng giảm 9,79 % so với năm 2019. Đối với công nhân sản xuất than thì NSLĐ tính theo hiện vật giảm so với năm 2019 là 140 tấn/người-năm tương ứng tăng 9,43 % so với năm 2019. Chỉ tiêu biến động nhẹ so với kế hoạch cho thấy công ty đã quản lý tốt kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân là do trong năm 2020, diện khai thác cũ của Công ty sắp hết than, chuẩn bị chuyển sang chỗ mới, và do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như chủ trường tinh giảm lao động của Tập đoàn than mà Công ty đã rà soát giảm lượng lao động, đặc biệt là lao động gián tiếp dẫn đến kết quả trên.

Bảng 2.15: Phân tích năng suất lao động năm 2020 của công ty cổ phần than Cọc Sáu

ST

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019

Năm 2020 SSTH2020/TH2019 SSTH2020/KH2020

KH TH (+/-) % (+/-) %

I Tổng doanh thu từ SXKDthan Tr.đ 3.531.742 3.045.621 3.120.238 -411.504 88,35 74.617 102,45

II Tổng sản lượng than sản xuất Tấn 3.071.130 2.674.648 2.678.177 -392.953 87,20 3.529 100,13

III Lao động bình quân Người 2.465 2.545 2.383 -82 96,67 -162 93,63

CN sản xuất than “ 2.071 1.930 1.994 -77 96,28 64 103,32 IV Năng suất lao động

1 Tính bằng giá trị Trđ/ng-năm Tính cho một CNV “ 1.432,76 1.196,71 1.309,37 -123 91,39 113 109,41 Tính cho một CNSX than “ 1.705,33 1.578,04 1.564,81 -141 91,76 -13 99,16 2 Tính bằng hiện vật Tấn/ng- năm Tính cho một CNV “ 1.245,89 1.050,94 1.123,87 -122 90,21 73 106,94 Tính cho một CNSX than “ 1.482,92 1.385,83 1.343,12 -140 90,57 -43 96,92

Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động trong năm 2020 và số lượng công nhân sản xuất than đến sản lượng sản xuất so với kế hoạch năm 2020 sẽ được đánh giá qua các tính toán sau:

Q = N * W ; tấn Trong đó:

- Q - Sản lượng than nguyên khai sản xuất; tấn. - N - Số lượng công nhân viên; Người.

- W - Năng suất lao động của công nhân viên; tấn/người-năm. Thay các số liệu trong bảng trên vào công thức, ta có:

Qkh = Nkh x Wkh = 2.545 x 667,98 = 1.700.000(tấn) Qtt = Ntt x Wtt = 2.383 x 713,39 = 1.700.004 (tấn)

Do số lượng công nhân giảm so với kế hoạch đã làm sản lượng giảm đi: ΔQN = 667,98 x (2.545 – 2.383) = 108.212 (tấn)

Do năng suất lao động tăng lên so với kế hoạch đã làm sản lượng tăng đi: ΔQW = 2.383 x (713,39 – 667,98) =108.216 (tấn)

Tổng hợp lại ảnh hưởng của hai nhân tố: ΔQ= 108.216 – 108.212 = 4 ( tấn )

Như vậy, so với kế hoạch năm 2020, NSLĐ của một công nhân sản xuất than tăng lên và số lượng công nhân trực tiếp giảm đã làm sản lượng than nguyên khai tăng lên 4 tấn so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w