Phân tích kết cấu giá thành

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 80 - 81)

II Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

2.2.4.2 Phân tích kết cấu giá thành

Kết cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá thành toàn bộ. Phân tích kết cấu giá thành nhằm chỉ ra chi phí chưa hợp lý trong giá thành, từ đó có biện pháp điều chỉnh để có được cơ cấu hợp lý.

Kết cấu giá thành là những nhân tố chi phí tạo ra sự biến động của giá thành toàn bộ, phân tích đánh giá tỷ lệ hợp lý của từng loại chi phí để thấy được hệ quả của sự tác động đó.

Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Năm 2019, chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất 33,6%, chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm 30,4% chiếm tỷ lệ cao thứ 2, chi phí khác chiếm tỷ lệ cao thứ 3 chiếm 22,1%. Trong khi đó, chi phí nhân công chỉ chiếm 10% và chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 3,9%.

Năm 2020, có sự biến động nhất định về tỉ trọng các chi phí. Trong đó chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất 31,3% giảm về tỉ trọng so với năm 2019, chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là 30% giảm về tỉ trọng so với năm 2019. Ccacs chi phí còn lại đều có kết cấu tỉ trọng tăng hơn năm 2019. Cụ thể: chi phí khác chiếm tỷ lệ cao thứ 3 chiếm 23,9%, khấu hao TSCĐ chiếm tỉ lệ ít hơn chỉ là 4,2% và chi phí nhân công chiếm 10,5%.

Nhìn chung, với tỷ lệ của các chi phí như vậy cho thấy công ty đã có sự điều chỉnh kết cấu giá thành cho hợp lý hơn, giảm các chi phí mua ngoài, thuê ngoài (chủ yếu là thuê các đơn vị ngoài vận tải) làm cho tỉ trọng chi phí này giảm xuống và tăng tính chủ động của Công ty lên làm cho chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ có tỉ trọng tăng lên.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w