II Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN
3.2: Cơ sở lý luận của tiền lương và quy chế trả lương 3.2.1: Cơ sở lý thuyết của tiền lương
3.2.1: Cơ sở lý thuyết của tiền lương
3.2.1.1: Khái niệm
Quan điểm về tiền lương của A.Smith và Ricacdo cho rằng: Tiền lương là thu nhập của bất kì người lao động nào. Nó là sự bồi hoàn nhờ công lao động. Trong xã hội tư bản tiền lương là thu nhập của giai cấp công nhân làm thuê. Như vậy tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động.Trong sản xuất hàng hóa đơn giản
cũng nói tới mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng cung cầu về lao động, tăng sự cạnh tranh giữa công nhân.
Quan điểm về tiền lương của nhà lí luận Mác: Lý luận tiền lương của Mác đã vạch rõ bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản đã bị che đậy – tiền lương là giá cả của sức lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư bản trước đó.
- Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
- Tiền lương là một phạm trù tổng hợp luôn luôn động vì nó nằm ở tất cả các khâu: sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Ở góc độ người sử dụng lao động: Tiền lương phải trả đúng, trả đủ cho người lao động. Tiền lương là một phần của chi phí sản xuất nên cũng phải được tính đủ trong giá thành sản phẩm.
- Ở góc độ người lao động: Tiền lương phải là khoản thu nhập chính, là nguồn tái sản xuất sức lao động và đủ để kích thích người lao động trong quá trình làm việc. Do đó họ cần được trả đúng, trả đủ sức lao động đã bỏ ra.
Tiền lương trong nền kinh tế thị trường: Là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh nhưng được phân phối theo kết quả đầu ra, phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của lao động (hay trả đúng giá trị sức lao động) tùy theo năng suất lao động của từng cá nhân. Ở tầm vĩ mô, chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách việc làm và gắn với việc làm, do thị trường quyết định bằng sự điều tiết khách quan của quy luật thị trường, phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động; được xác định thông qua cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; đồng thời có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước để đảm bảo mục tiêu phát triển chung và lợi ích của quốc gia, cộng đồng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại ở Việt Nam, sức lao động được coi là hàng hóa, vì vậy có thể đề xuất khái niệm tiền lương như sau: Tiền lương là thu nhập bằng tiền của người lao động được người sử dụng lao động trả tùy theo giá trị và giá trị sử dụng sức lao động, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ lao động, các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường và những ràng buộc của pháp luật.
- Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định các thỏa thuận chính thức. Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận.
khác. Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động, nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Tiền lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Được xác định ứng với trình độ lao động đơn giản nhất.
Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng trong điều kiện lao động bình thường.
+ Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
+ Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.