hơn như lương trách nhiệm, lương phép, lễ, chế độ Công ty nên xác định cụ thể mỗi một trường hợp là công thức tính khác nhau để cho người lao động có trách nhiệm và hăng hái đi làm hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sức lao động của con người là một trong ba yếu tố của sản xuất đồng thời là yếu tố năng động sáng tạo, quyết định nhất. Con người vừa là mục đích vừa là động lực của SXKD. Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường sức lao động của con người là một loại hàng hóa đặc biệt. Trong doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố con người nhằm phát triển yếu tố con người từ đó làm bàn đạp phát triển SXKD. Do vậy công tác quản trị tiền lương là công tác rất quan trọng và cần thiết ở các doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và cống hiến cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vấn đề này, từ Ban Giám Đốc đến các phòng ban, phân xưởng của công ty nhất là Phòng Lao động tiền lương đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm tính lương đúng, đủ và công bằng.
Quy chế trả lương ở Công ty cổ phần than Cọc Sáu mặc dù rất chặt chẽ nhưng vẫn còn những điểm hạn chế khi chưa đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ đóng góp của người lao động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức đã được học cùng sự định hướng của các thầy cô giáo, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần than Cọc Sáu. Đó là những ý kiến chủ quan của cá nhân, nhưng hoàn toàn trên tinh thần xây dựng học hỏi, nhằm đóng góp cho công tác quản trị tiền lương của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu, với sự chỉ dạy tận tình của GV: Phan Thị Thái và các thầy cô Khoa kinh tế Trường Đại học Mỏ- Địa chất cùng với sự cố gắng của bản thân, đồng thời có sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên các Phòng, Ban trong Công ty, bản luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành đầy đủ với nội dung theo yêu cầu gồm 3 chương như sau:
+ Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu.
+ Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu.
+ Chương 3: Hoàn thiện quy chế lương của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy: Công ty gặp khó khăn như:
- Do than nằm sâu trong vùng cấu trúc địa chất phức tạp, độ kiên cố của đất đỏ cao nên gây khó khăn cho công tác nổ mìn, đồng thời làm cho chi phí khoan nổ tăng lên.
- Theo thời gian, mức khai thác ngày càng xuống sâu dẫn đến cung độ vận chuyển ngày càng lớn làm cho chi phí vận tải tăng, gây cản trở công tác hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
- Trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty không được chủ động. Đối với khách hàng lớn như Công ty tuyển than Cửa Ông đều do Tập đoàn giao kế hoạch. Do đó, muốn tăng sản lượng tiêu thụ Công ty thường phải tìm kiếm những khách hàng nhỏ lẻ.
- Nhiều máy móc thiết bị sử dụng lâu, khấu hao hết, trình độ sử dụng năng lực sản xuất của máy móc còn thấp. Tình hình tài chính không được tốt, khả năng thanh toán giảm vào thời điểm cuối năm. Công ty phải sử dụng vốn vay và chiếm dụng vón trong thanh toán. Mặc dù tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa hiệu quả nhưng Công ty vẫn chăm lo, quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên…Công tác hạ giá thành gặp nhiều khó khăn do giá vật tư tăng cao, mức tiêu hao vật liệu đã vượt quá dự kiến đã làm cho Công ty phải chi phí lớn nhưng Công ty vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh không bị lỗ.
Đề tài “Lập kế hoạch lao động - tiền lương của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu năm 2021” đã đảm bảo được các yêu cầu về tính toán khoa học của một bản kế hoạch như tính tiên tiến, cân đối toàn diện, tính pháp lý và tính hiện thực do
được xây dựng trên cơ sở định mức tiên tiến do Công ty lập, các qui định của Nhà nước về lao động, tiền lương và nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm kế hoạch. Kế hoạch này nhằm phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng tối đa hai yếu tố quan trọng là lao động và tiền lương.
Để đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch này Công ty cần có các biện pháp như tổ chức quản lý lao động hợp lý, thường xuyên rà soát phát hiện số lao động dư thừa…Các biện pháp đối phó khi có những thay đổi, biến động đột xuất không thể lường trước được trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có sự điều chỉnh kịp thời để có thể thích ứng với những biến động đó.
Mặc dù đã hết sức cố gắng vận dụng những kiến thức đã được trang bị song do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn kém nên đề tài nghiên cứu chưa sâu sắc, việc tính toán chưa được chi tiết và còn mang tính bình quân. Tác giả rất mong được sự hướng dẫn và chỉ dạy của các thầy cô để bản Đồ án và chuyên đề nghiên cứu ngày càng hoàn thiện, có chất lượng và ý nghĩa thiết thực hơn.
Hạ Long, ngày 04 tháng 06 năm 2021 Tác giả