Phân tích biến động chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 78 - 80)

II Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

2.3.4.1 Phân tích biến động chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí

Qua bảng 2.24 cho thấy giá thành sản phẩm được hợp bởi các yếu tố sau: chi phí nguyên vật liệu, động lực, chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Giá thành tổng sản lượng thực hiện năm 2020 là 3.055.060.138.568 đồng so với năm 2019 giảm 459.546.571.275 đồng. Các yếu tố chi phí năm 2020 hầu như đều giảm so với năm 2019 do trong năm Công ty giảm sản lượng sản xuất nên nhu cầu sử dụng các yếu tố đầu vào cũng giảm. Cụ thể:

Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp năm 2020 là 956.348.261.095 đồng so với năm 2019 giảm 225.085.329.277 đồng tương ứng giảm 19,1%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu năm 2020 giảm 46.369.587.713 đồng tương ứng giảm 9,4 % so với năm 2019. Cùng với đó cũng là sự giảm xuống của chi phí nhiên liệu năm 2020 chi phí nhiên liệu là 457.449.547.549 đồng, giảm 27,30 % so với năm 2019. Do giá nguyên vật liệu giảm do dịch covid-19 hoành hành.

Chi phí nhân công trực tiếp giảm 233.261.781.649 đồng so với năm 2019 tương ứng giảm 8,5%. Trong đó, chi phí Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tăng 2.222.008.351 đồng tương ứng 5,9%. Chi phí ăn ca tăng 3.195.988.000 đồng tương ứng tăng 23,6%.

Chi phí dịch vụ thuê ngoài giảm mạnh so với năm 2019, giảm 150.025.703.189 đồng, tương đương 14,1%. Chi phí khác cũng giảm so với năm 2019 là 46.635.294.664 đồng tương đương giảm 6%.

Nhìn chung các yếu tố chi phí đều giảm đi trong năm 2020 là điều có triển vọng tốt. Tuy nhiên để có kết luận chính xác, cần so sánh giá thành sản phẩm đơn vị của 2 năm.

Bảng 2.24. Phân tích giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí STT Yếu tố chi phí TH2019 TH2020 SS TH2020 / TH2019 Giá trị (đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỉ trọng (%) +/- % I Chi phí NVL trực tiếp 1.181.433.590.37 2 33,6 956.348.261.095 31,3 -225.085.329.277 80,9 1 Nguyên vật liệu 493.550.870.802 14,0 447.181.283.089 14,6 -46.369.587.713 90,6 2 Nhiên liệu 629.252.624.105 17,9 457.449.547.549 15,0 -171.803.076.556 72,7 3 Động lực 58.630.095.465 1,7 51.717.385.457 1,7 -6.912.710.008 88,2

II Chi phí nhân công 351.063.049.004 10,0 321.073.179.355 10,5 -233.261.781.649 91,5

1 Tiền lương 300.000.000.000 8,5 281.320.222.000 9,2 -18.679.778.000 93,8 2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 37.530.949.004 1,1 39.752.957.355 1,3 2.222.008.351 105,9

3 Ăn ca 13.532.100.000 0,4 16.728.088.000 0,5 3.195.988.000 123,6

III Khấu hao TSCĐ 137.436.389.835 3,9 129.626.015.339 4,2 -7.810.374.496 94,3IV Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.067.022.962.58 IV Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.067.022.962.58

9 30,4 916.997.259.400 30,0 -150.025.703.189 85,9V Chi phí khác 777.650.718.043 22,1 731.015.423.379 23,9 -46.635.294.664 94,0 V Chi phí khác 777.650.718.043 22,1 731.015.423.379 23,9 -46.635.294.664 94,0 Gía thành toàn bộ 3.514.606.709.843 100 3.055.060.138.568 100 -459.546.571.275 86,9 Sản lượng than nguyên khai

sản xuất (tấn) 3.071.130 2.678.177 -392.953 87,2

Qua bảng cho thấy, giá thành đơn vị sản phẩn tính trên 1 tấn than nguyên khai sản xuất năm 2020 là 1.140.724 đồng/tấn giảm 3.678 đồng/tấn, tương đương giảm 0,3%. Như vậy, mặc dù năm 2020 sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã chủ động tiết giảm chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng không đáng kể so với năm 2019.

Trong các năm tới, để giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần phải tính toán sao cho chi phí là nhỏ nhất đặc biệt là chi phí về tiền lương cần bố trí công việc phù hợp về khấu hao TSCĐ do công ty có nhiều TSCĐ đã cũ nên tỷ lệ khấu hao hỏng hóc nhiều cần đầu tư vào công nghệ kĩ thuật máy móc để tránh thất thoát lãng phí.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch lao động – tiền lương năm 2021 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w