Phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 27)

Theo Liên Hiệp Quốc, phát triển con người gồm hai mặt, hai công việc chính: trước hết phải đầu tư vào con người, phát triển nhân tính và khả năng của họ; thứ hai, tạo ra các cơ hội, điều kiện và môi trường thuận lợi cho con người hoạt động, phát triển hiệu suất của họ. Giữa hai mặt trên có mối tương hỗ với nhau.

Khái niệm phát triển con người và khái niệm phát triển nguồn lực con người hay nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trên bình diện quản lý vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực chính là việc phát hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức lao động của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao, thông qua hoạt động của họ mà không ngừng nâng cao hiệu quả của tổ chức, làm cơ sở và động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của tổ chức đó.

17

Trên bình diện quản lý vĩ mô – quản lý quốc gia và quốc tế – nguồn nhân lực chính là nguồn tài nguyên con người của một quốc gia, thậm chí của các nước, khu vực và thế giới.

Nhìn chung, nguồn nhân lực – nguồn tài nguyên con người – là một nguồn tài nguyên phong phú nhưng không dễ khai thác. Ngoài phần đa hiện hữu đã được sử dụng, nó còn tiềm ẩn trong các tổ chức mà chưa khai thác được. Muốn khai thác, phải phát huy được nguồn tài nguyên nhân lực, cần đảm bảo được một số điều kiện và phải tìm ra những phương thức phát triển nhân lực phù hợp vói mỗi quốc gia, với mỗi ngành cũng như mỗi tổ chức cụ thể.

Phát triển nguồn nhân lực còn được hiểu là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực. Hai chức năng, nhiệm vụ cơ bản còn lại của quản lý nguồn nhân lực là sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khái niệm phát triển nguồn nhân lực rộng hơn khái niệm phát triển quản lý nguồn nhân lực. Nó bao gồm các chức năng công việc của quản lý nguồn nhân lục với mục đích phát triển nguồn nhân lực (như tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát huy …)

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng cường bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên người lao động và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng cuộc sống của nhân lực.

Vì vậy phạm trù “đội ngũ” được dùng khá rộng rãi trong các tổ chức xã hội như: đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý … Đại từ điển Tiếng việt đưa ra khái niệm: “Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp” (tr. 659)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)