NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 31)

1.5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc và của chế độ. Vì vậy, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ kế thừa có năng lực quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gắn bó mật thiết với nhân dân là một công tác cực kì quan trọng đáp ứng tốt cho hiện tại và tương lai. Việc quy hoạch phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong công tác cán bộ, được công khai lấy ý kiến từ tập thể để đảm bảo tính khách quan.

Quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học cũng dựa trên nguyên tắc đó. Đây là hoạt động quản lý của người quản lý và của tổ chức công đoàn, giúp cho cơ quan quản lý biết được số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ và cơ cấu về chuyên môn, giới tính của từng cá nhân và cả đội ngũ CBCĐ, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng và phát huy được khả năng, tính tích cực của từng cá nhân. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho vận dụng và thực hiện các chức năng quản lý vào hoạt động bộ máy của tổ chức công đoàn. Vì vậy, công tác quy hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học.

1.5.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Tuyển chọn, sử dụng CBCĐ là yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ CĐCS trong các trường học trên địa bàn thành phố vị Thanh.

22

Như vậy, để việc phát triển đội ngũ CBCĐ trong các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh đáp ứng yêu cầu thực tế cần phải lựa chọn đúng người, giao đúng nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho CBCĐ trong điều hành công việc và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của cá nhân cũng như của tổ chức CĐ. Mặt khác việc tuyển chọn đội ngũ CBCĐ cần dựa vào yêu cầu công tác của CĐCS và phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCĐ. Việc làm này thực chất là nhằm phát huy năng lực của đội ngũ CBCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chứcCĐ.

Căn cứ tiêu chuẩn chung về cán bộ theo quy định của Đảng, Nhà nước và đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn, vai trò, nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ để xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Trong đó, cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với chức danh chủ tịch CĐ là: có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác CĐ, có kiến thức quản lý kinh tế xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề, nắm vững lý luận, kỹ năng và nghiệp vụ công tác CĐ, có năng lực hoạt động thực tiễn được quần chúng tín nhiệm.

Thực hiện chế độ cử tuyển đối với CBCĐ là giáo viên trực tiếp đứng lớp, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đào tạo dài hạn tại các trường CĐ. Thực hiện đào tạo theo địa chỉ, gắn với quy hoạch, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ.

1.5.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ là trang bị và bổ sung tri thức, kỹ năng cũng như phẩm chất đạo đức cho CBCĐ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác hoạt động CĐ.

Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ đóng vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ CBCĐ, làm cơ sở cho việc nâng cao

23

hiệu quả hoạt động CĐ. Như vậy, để phát triển đội ngũ CBCĐ đủ về số, mạnh về chất, đồng bộ về cơ cấu thì không thể bỏ qua khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ.

Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ thì yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người CBCĐ ngày càng cao hơn. Vì vậy cần phải coi công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCĐ; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi chủ tịch CĐ và của cả tổ chức CĐ.

Trong những năm qua công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cấp CĐ đã có sự đổi mới, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào CNVCLĐ và tổ chức CĐ. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ vẫn chưa thật sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân: việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được coi trọng; nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động CĐ; một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện lỹ năng, nghiệp vụ công tác cho CBCĐ. Do vậy, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng một số CBCĐ vẫn còn lúng túng trong hoạt động CĐ, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra còn han chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong tình hình mới.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều thời cơ và thách thức, để xây dựng đội ngũ CBCĐ đáp ứng yêu cầu của tổ chức CĐ nói chung và của CĐCS trường học nói riêng thì cần phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

24

CBCĐ; cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu công tác CĐ trong các trường học.

Chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi sẽ đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Do đó, việc trang bị cho đội ngũ chủ tịch CĐCS kiến thức về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ công tác công đoàn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác nhằm nâng cao trình độ, thực hiện tiêu chuẩn cán bộ; phẩm chất chính trị vững vàng, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp sẽ góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn và của từng cơ quan, đơn vị. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những sai sót, đánh giá thực trạng trong hoạt động CĐ. Kiểm tra còn là động lực để động viên, khích lệ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCĐ, giúp hoạt động CĐ đạt hiệu quả tốt hơn.

Đánh giá là một trong những chức năng quan trọng trong công tác CĐ. Đánh giá đúng CBCĐ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, phát huy được tiềm năng của đội ngũ CBCĐ, giúp người CBCĐ có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện. Đánh giá còn là cơ sở để thực hiện những chính sách, biểu dương, tôn vinh những CBCĐ có thành tích xuất sắc trong hoạt động CĐ, đồng thời phê bình những CBCĐ không hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, đánh giá đúng CBCĐ là yếu tố quan trọng góp

25

phần xây dựng tình đoàn kết thống nhất trong tổ chức CĐCS, giúp phát huy được tính tích cực của mỗi CĐCS, của chủ tịch CĐ trong việc xây dựng CĐ ngày càng vững mạnh

Hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCĐ được coi là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác của tổ chức CĐ. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá không những biết được thực trạng của đội ngũ CBCĐ mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ CBCĐ cũng như việc đề ra những kế hoạch khả thi để nâng cao chất lượng của đội ngũ cũng như hoạt động của tổ chức CĐ. Kết quả kiểm tra, đánh giá CBCĐ còn là cơ sở cho việc mỗi cá nhân chủ tịch CĐ tự điều chỉnh bản thân và phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của chủ tịch CĐ.

1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

1.6.1. Yếu tố khách quan

- Công tác giáo dục, đào tạo đối với đội ngũ chủ tịch công đoàn. Đây là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn. Hầu hết chủ tịch công đoàn cơ sở ở các trường học là kiêm nhiệm nên kiến thức về công tác công đoàn là rất hạn chế. Mặc dù hàng năm, Liên đoàn Lao động thành phố đều có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về hoạt động công đoàn cho đội ngũ chủ tịch công đoàn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Các lớp học ngắn ngày chỉ giúp đội ngũ chủ tịch công đoàn hiểu được sơ lược về các kiến thức nên khi hoạt động thực tiễn thường lúng túng, kỹ năng vận dụng, giải quyết tình huống phát sinh chưa tốt, gây ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn của trường.

- Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ chủ tịch công đoàn. Cơ chế, chính sách là những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung, chủ tịch công đoàn nói riêng nhằm xây dựng đội

26

ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Cơ chế, chính sách bao gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý, chính sách bảo đảm lợi ích và động viên tinh thần,… Thực hiện tốt cơ chế chính sách sẽ tạo động lực thúc đẩy chủ tịch công đoàn nỗ lực vươn lên trong công tác, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo và không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Nhưng nếu cơ chế, chính sách không tốt sẽ kìm hãm tài năng của chủ tịch công đoàn, làm cho họ mất đi động lực phấn đấu, không thiết tha với công tác, dẫn đến chất lượng công tác ngày một giảm sút.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

- Tình yêu dành cho công tác công đoàn, tinh thần ham học hỏi và ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi chủ tịch công đoàn. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn. Với tình yêu, niềm say mê công tác, chủ tịch công đoàn sẽ toàn tâm, toàn ý, vượt mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Do điều kiện khách quan mà đội ngũ chủ tịch công đoàn không chuyên trách thường không được đào tạo bài bản, chủ yếu là được học hỏi qua các đợt tập huấn ngắn ngày, không chuyên sâu. Vì thế, lượng kiến thức mà họ tiếp nhận được không đủ để phục vụ cho hoạt động. Nhưng, nếu bản thân mỗi chủ tịch công đoàn có tinh thần ham học hỏi, không ngừng tự học, tự rèn luyện thì sẽ nâng cao được trình độ, năng lực của bản thân, chủ động trong mọi công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu chủ tịch công đoàn không có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ thì sẽ trở nên yếu kém, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngày càng cao của xã hội.

- Môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh. Môi trường làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động và ý chí phấn đấu của mỗi chủ tịch công đoàn. Môi trường làm việc của chủ tịch công đoàn bao gồm môi trường bên trong (tinh thần, các mối quan hệ trong cơ quan,…) và môi trường bên ngoài

27

(cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ và chính sách,…). Môi trường làm việc tốt là nơi mà quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan luôn trong sáng, lành mạnh, mọi người sống có nghĩa, có tình, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và công tác, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo luôn quan tâm, chăm lo cho lợi ích của tập thể, tạo mọi điều kiện cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Môi trường làm việc như thế sẽ tạo điều kiện cho chủ tịch công đoàn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hăng hái trong công tác, phát huy tối đa năng lực của mình. Còn ngược lại, môi trường làm việc đầy áp lực, tập thể thiếu đoàn kết, lãnh đạo thiếu quan tâm thì chủ tịch công đoàn sẽ không mặn mà với công tác, làm việc thiếu trách nhiệm. Thực tế trong hoạt động của chủ tịch CĐCS ở các trường học cho thấy, trường nào có môi trường làm việc tốt thì nơi đó hoạt động công đoàn phát triển mạnh, trường học đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua, chủ tịch công đoàn thì luôn năng động, sáng tạo trong công tác.

28

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển, đội ngũ, chủ tịch công đoàn cơ sở, yêu cầu phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS, nội dung phát triển và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS.

Những vấn đề trên là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng quản lý, phát triển và nâng cao năng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH,

TỈNH HẬU GIANG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ngày 23/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang và công nhận Vị Thanh là đô thị loại III. Từ đó, thành phố Vị Thanh được mệnh danh là “Thành phố Tây sông Hậu”. Trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu.

Vị trí địa lí: Thành phố Vị Thanh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ khoảng 65km về phía Nam. Thành phố có diện tích 118km2 với 9 đơn vị hành chính gồm 5 phường (Phường I, Phường III, Phường IV, Phường V, Phường VII) và 4 xã (Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến). Địa giới hành chính:

- Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang). - Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang). - Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).

- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

30

Vị Thanh là thành phố trẻ bên dòng “Xà No thơ mộng và xinh đẹp”, nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, và với đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 31)