ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 67 - 73)

TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.6.1. Mặt mạnh

Đa số chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín trong tập thể, được sự tín nhiệm của đoàn viên công đoàn nên tương đối thuận lợi trong công tác.

Đội ngũ chủ tịch CĐCS đảm bảo về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đặc biệt, có nhiều đồng chí chủ tịch CĐ đã có ý thức tự học, tự rèn luyện để

58

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức và quản lý, có phong cách làm việc khoa học ... Và, đa số chủ tịch CĐ các trường học đã trưởng thành từ cán bộ công đoàn.

2.6.2. Mặt yếu

Phần lớn chủ tịch CĐCS các trường học còn hạn chế về trình độ lý luận chính trị, chưa qua đào tạo chuyên môn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn, chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Chủ tịch CĐCS thường là kiêm nhiệm và phần lớn là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, được nhà trường giao cho nhiều công việc chuyên môn nên rất bận, ít có thời gian chăm lo tới công tác công đoàn. Một bộ phận chủ tịch CĐ còn nặng tư tưởng bao cấp, hành chính hóa, làm phong trào thuần túy, chậm thích ứng với tình hình mới; hiệu quả hoạt động còn hạn chế ở nhiều công đoàn cơ sở. Việc kiểm tra, đánh giá của công đoàn cấp trên còn chung chung chưa rõ ràng nên chưa chính xác với từng cá nhân, chưa tạo được động lực để đội ngũ chủ tịch CĐCS phấn đấu, cống hiến. Công tác quy hoạch, tuyển chọn, phát triển và sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở còn nhiều bất cập nên chưa thu hút được người có tâm huyết, năng lực làm thủ lĩnh CĐ trong các CĐCS trường học.

2.6.3. Thời cơ

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học để có cơ quan đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CBGVNV, giúp họ yên tâm công tác, đảm bảo hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam, tập trung sửa đổi Điều lệ Công đoàn cho phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có

59

hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức phát triển mạnh đã làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức CĐ nói chung, CĐCS trong các trường học nói riêng, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động CĐ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

2.6.4. Thách thức

Công đoàn cấp trên ít có điều kiện sâu sát quan tâm đến cơ sở, không kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Thông tin chỉ có nhiều từ trên xuống, rất ít có thông tin công đoàn cơ sở lên. Nhiều việc làm tốt ở công đoàn cơ sở cũng không được kịp thời phản ánh, không nhân rộng được điển hình tiên tiến.

Trước bối cảnh mới của thời kỳ 4.0, tạo ra thời cơ và cả thách thức đối với hoạt động công đoàn, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với tổ chức công đoàn. Để vượt qua thách thức và đón nhận cơ hội nói trên đòi hỏi tổ chức công đoàn cơ sở phải nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nhằm tập hợp đông đảo người lao động tham gia công đoàn, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn trong tình hình mới, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình mới. Xác định chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động là mục tiêu hoạt động cao nhất vì vậy phải sát với thực tế, giải quyết kịp thời vấn đề đối với người lao động.

Nếu Hiệp định CTTPP được Việt Nam phê chuẩn và thực thi (theo lộ trình), thì vấn đề “đa công đoàn” sẽ được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Khi thực hiện sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức công đoàn đã được hình thành và khẳng định trong thực tế hơn 80 năm. Vì vậy, những cam kết trong CTTPP

60

về lao động, công đoàn là những thách thức hết sức lớn đối với Công đoàn Việt Nam nói chung và CĐCS trong các trường học nói riêng, trong hiện tại và tương lai.

Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...

61

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ chủ tịch CĐ ở các CĐCS trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá như sau:

- Đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học có kiến thức lý luận về nghiệp vụ công tác CĐ, am hiểu pháp luật về lao động và CĐ.

- Các chủ tịch CĐ có năng lực lãnh đạo và quản lý, có kinh nghiệm tổ chức hoạt động CĐ và từng bước được tích lũy, cũng cố, hoàn thiện.

- Tuy nhiên, nhìn chung năng lực của một số chủ tịch CĐ vẫn chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, còn yếu về nghiệp vụ công tác CĐ, về ngoại ngữ, tin học, về kinh tế thị trường, về chính sách pháp luật lao động. Một số chủ tịch CĐ thiếu ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoàn thiện nghiệp vụ nên ở một số đơn vị vai trò của CĐ chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ tịch CĐ là cán bộ không chuyên trách, chỉ kiêm nhiệm nên có ít thời gian cho hoạt động CĐ, lại thường xuyên bị thay đổi nên thiếu nhiệt huyết trong công tác.

- Mặc dù LĐLĐ thành phố Vị Thanh đã quan tâm tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng và đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học cũng ý thức được vai trò của mình nhưng năng lực của một số chủ tịch CĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là vẫn còn nặng về hành chính trong cách làm việc, thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động tại cơ sở.

- Việc chỉ đạo hoạt động của CĐ tại cơ sở, năng lực tham gia quản lý nhà trường, quản lý kinh tế - xã hội của chủ tịch CĐCS các trường học còn hạn chế. Chưa có nhiều đề xuất ngang tầm với vai trò, vị trí của mình trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật. Năng lực vận động, thuyết phục và tổ chức phong trào quần chúng ở đơn vị còn hạn chế. Năng lực

62

thương lượng, đàm phán với lãnh đạo nhà trường, cơ quan chủ quản cũng chưa cao.

- Công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ chưa thực sự sát với tình hình thực tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học.

63

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH,

TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)