Năng lực vận động, thuyết phục quần chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 56)

Một chủ tịch công đoàn giỏi là phải có năng lực vận động, thuyết phục quần chúng. Đây là một nghệ thuật. Do đó đòi hỏi cán bộ công đoàn phải xâm nhập thực tiễn, sâu sát tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, trình độ của từng CBGVNV.

Qua khảo sát về năng lực vận động, thuyết phục quần chúng của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sátvề năng lực vận động, thuyết phục quần chúng

TT Tiêu chí điều tra, khảo sát Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu

1 Phong cách làm việc dân chủ 81.9 16.5 1.6 / 2 Được quần chúng tin yêu, tín nhiệm 72.0 24.2 3.8 / 3 Biết phát huy sức mạnh tập thể 79.1 16.5 4.3 / 4 Nhiệt tình, tâm huyết với công tác

công đoàn 57.7 30.8 9.9 1.6

5 Có bản lĩnh đấu tranh bảo vệ lẽ phải 48.4 37.9 9.3 4.4 Các số liệu đã cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3 có mức độ tốt khá cao. Điều đó đã cho thấy đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học đa số có phong cách làm việc dân chủ, được quần chúng tin yêu, tín nhiệm. Từ đó, chủ tịch CĐCS sẽ dễ dàng tập hợp, vận động CBGVNV nhà trường tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn và các phong trào thi đua của nhà trường, phát huy được sức mạnh của tập thể.

47

Tiêu chí 4, 5 có đánh giá ở mức độ yếu. Có thể nói đây chính là hạn chế của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học hiện nay. Do công tác công đoàn chỉ là kiêm nhiệm và chế độ chính sách, đãi ngộ chưa tương xứng với công việc nên nhiều chủ tịch công đoàn làm việc thiếu nhiệt tình, tâm huyết. Mặc khác, chủ tịch CĐCS cũng là người làm công, chịu sự quản lý của hiệu trưởng cho nên việc đấu tranh bảo vệ người lao động chưa mạnh mẽ, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Để chủ tịch CĐCS mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả cao; cần phải có một cơ chế rõ ràng, cụ thể để bảo vệ đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học. Có như thế chủ tịch CĐCS mới dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu, lãng phí,… phê phán những việc làm chưa đúng đang diễn ra ở các trường để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CBGVNV.

Từ kết quả khảo sát từng nội dung yêu cầu về chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS, tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá chung về chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học

Nội dung Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Tốt 116 63.7

Đạt yêu cầu 63 34.6

Chưa đạt yêu cầu 3 1.6

48

Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.8, nhìn chung đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh có bản lính chính trị vững vàng; năng động, sáng tạo; có trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong công tác công đoàn; có ý thức tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của đất nước trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng còn không ít chủ tịch CĐCS các trường học năng lực còn hạn chế, chưa nắm vững các nội dung công tác công đoàn, các chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến người lao động; thiếu chủ động, sáng tạo, lời nói chưa đi đôi với việc làm; chưa thực sự bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động; làm việc còn nặng về hành chính thiếu hoạt động thực tế.

Theo khảo sát thì có đến 34.6% ý kiến đánh giá chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học đạt yêu cầu và 1.6% chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ này khá cao, đã phản ánh phần nào thực trạng chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS. Mà chất lượng đội ngũ chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của CĐCS. Chính vì vậy, để biết được chất lượng của CĐCS các trường học, tác giả đã xin ý kiến của lãnh đạo Đảng, chính quyền của 30 trường học tại thành phố Vị Thanh. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá chung về hoạt động của CĐCS các trường học

Nội dung Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Tốt 22 73.3

Khá 5 16.7

Trung bình 3 10

Yếu 0 0

Tổng số 30 100

Kết quả khảo sát đã cho thấy hoạt động của CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh tương đối tốt với 73.3% ý kiến đánh giá hoạt động ở mức tốt. Tuy nhiên, có đến 10% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều đó cho

49

thấy hoạt động của CĐCS các trường học vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS. Bởi vì, cán bộ lãnh đạo giỏi, năng động, sáng tạo, đầy tâm huyết, dám nghĩ, dám làm thì hoạt động của một tổ chức mới mạnh. Chủ tịch CĐCS là cán bộ lãnh đạo nên cần phải không ngừng học tâp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, phương pháp giao tiếp, hiểu biết chính sách pháp luật. Trong công tác, phải nhiệt tình sáng tạo để tổ chức cho CĐCS hoạt động sát với thực tế. Chủ động, tích cực trong việc phối hợp với hiệu trưởng thực hiện quy chế dân chủ. Đây là giải pháp tích cực, tạo điều kiện để CĐCS hoạt động có hiệu quả. Qua đó, chủ tịch CĐCS mới có đủ cơ sở để kịp thời can thiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong nhà trường.

2.3.3. Về cơ cấu của đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Đa số chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh là những người trẻ tuổi được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tiễn. Về độ tuổi, đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên). Về giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ đảm bảo không dưới 15% trong quy hoạch Ban chấp hành.

Tuy nhiên, hoạt động của các CĐCS chưa đều tay do năng lực của một số chủ tịch CĐCS còn chưa xứng tầm, thiếu kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động CBGVNV thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của công đoàn cấp trên. Mặt khác, do đội ngũ chủ tịch đều làm việc kiêm nhiệm, công việc thường xuyên biến động, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là chủ yếu, ít có thời gian dành cho hoạt động công đoàn. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự làm chủ tịch; công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này; sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên đối với CĐCS; chính sách, cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn chưa hiệu quả,... đang là những điểm yếu cần khắc phục của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

50

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.4.1. Thực trạng lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Chủ tịch CĐCS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức công đoàn. Vì vậy việc quản lý nâng cao năng lực đội ngũ chủ tịch CĐCS là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xác định được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng trong các trường học đã lãnh đạo toàn diện, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Việc chăm lo, xây dựng phát triển và nâng cao năng lực chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của tổ chức công đoàn trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học trong thời gian qua cũng còn những hạn chế như chưa quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền nên vẫn còn một số chủ tịch CĐCS trường học thực sự chưa có trách nhiệm trong công tác; chỉ đạo còn chưa đầy đủ các chức năng của tổ chức công đoàn; chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chưa chịu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công đoàn mặc dù hàng năm LĐLĐ thành phố đều mở các lớp tập huấn cán bộ CĐCS; chưa có ý thức rèn luyện nâng cao kỹ năng hoạt động; tính sáng tạo, chủ động và tham mưu còn hạn chế.

Bên cạnh đó, một số cấp ủy Đảng trong trường học chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS. Đặc biệt, hiện nay

51

tại một số trường do thừa thiếu giáo viên cục bộ, quy mô giờ buổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh hiện nay.

2.4.2. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở cơ sở

Thực hiện nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước; hướng dẫn số 22-HD/BTCTW, ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn thực hiện nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ.

Công tác quy hoạch cán bộ cần phải có chiến lược khoa học, chi tiết cụ thể. Chủ tịch CĐCS các trường học được quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định chung của Đảng và Nhà nước, các tiêu chuẩn cần có của CBCĐ. Cụ thể:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức CĐ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên;

- Có khả năng phối hợp công tác để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào lĩnh vực CĐ.

- Có kỹ năng hoạt động CĐ.

- Có sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực giản dị, không cục bộ, không cơ hội, không lãng phí, tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng

52

đoàn kết, tập hợp, quy tụ CBGVNV trong đơn vị; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, đơn vị công tác.

- Có uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ của đơn vị.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của CĐ cấp trên và cấp ủy Đảng cùng cấp, các chi ủy đã quan tâm xây dựng, quy hoạch cán bộ của cấp mình quản lý. Phương án quy hoạch đều được thông qua BCH, Ban Thường vụ bàn bạc, thống nhất và công khai dân chủ.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác quy hoạch chủ tịch CĐ trong các trường học còn nhiều bất cập, vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, hiệu quả thấp, mới chỉ dừng lại ở việc bố trí, sắp xếp cán bộ đương chức trước mắt. Có trường hợp quy hoạch rồi nhưng cán bộ bị luân chuyển, phải làm lại. Cho nên việc quy hoạch cán bộ chưa thật sự trở thành căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ.

2.4.3. Thực trạng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở cơ sở

Trong công tác cán bộ, đánh giá đúng cán bộ là khâu tiền đề đầu tiên để quyết định bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí để phát huy được tiềm năng đội ngũ cán bộ, để bản thân cán bộ có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện; là cơ sở để thực hiện đúng chính sách cán bộ, biểu dương, tôn vinh những cán bộ hoàn thành xuất sắc trách nhiệm được giao, có đóng góp, có cống hiến cho đất nước, cho địa phương, đơn vị; đồng thời phê bình những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không nêu gương, làm giảm lòng tin của nhân dân. Đánh giá đúng cán bộ là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, địa phương, đơn vị, góp phần ổn định

53

chính trị, động viên, phát huy được tính tích cực của quần chúng vào sự nghiệp chung. Ngược lại nếu đánh giá sai cán bộ, nhất là người đứng đầu dễ gây ra những dư luận không tốt, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân.

Trong những năm qua, công tác đánh giá chủ tịch CĐ được thực hiện một cách khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, theo tiêu chuẩn, có nội dung và phương pháp đúng đắn; hết sức tránh tình trạng cảm tính của người đánh giá, góp phần động viên, thúc đẩy chủ tịch CĐ phấn đấu.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cần xây dựng tiêu chuẩn chủ tịch CĐ để làm thước đo. Tiêu chuẩn này phải xuất phát từ đặc điểm đội ngũ chủ tịch CĐ là cán bộ quần chúng, hoạt động trong tổ chức CĐ, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý kinh tế, xã hội và tuyên truyền giáo dục CNVCLĐ và dựa trên tiêu chuẩn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra về người CBCĐ: “... là người hiểu biết sản xuất, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật”, Người còn cụ thể hóa tiêu chuẩn CBCĐ và nhấn mạnh:

“… CBCĐ chẳng những phải giỏi về chính trị, mà còn phải thạo về kinh tế, không thể lãnh đạo chung chung. Phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng, tạo điều kiện cho họ nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật. Nếu CBCĐ không hiểu việc họ làm, không hiểu bằng họ, thì làm sao mà lãnh đạo được”.

Trong những năm qua, các cấp ủy đã quan tâm xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ có chất lượng, chú trọng ngay từ khâu tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và cả chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đội ngũ này. Đã có nhiều cấp ủy, nhiều chính quyền, người đứng đầu các ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã làm tốt công tác đánh giá, tuyển

54

chọn. Nhìn chung, đội ngũ chủ tịch CĐ được tuyển chọn đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự chủ, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong phong trào công nhân và công tác CĐ, thích nghi nhanh với hoạt động CĐ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhưng, cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là trong đội ngũ chủ tịch CĐ hiện nay đang có hạn chế về năng lực; kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay.

2.4.4. Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở cơ sở

Để CĐ không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới cần phải xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)