YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 29)

1.4.1. Yêu cầu về số lượng

Chủ tịch CĐCS do BCH CĐCS bầu ra, hoặc do Đại hội CĐCS trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên. Chủ tịch CĐCS là người đứng đầu BCH, chịu trách nhiệm trực tiếp trước BCH CĐ về tổ chức hoạt động của CĐCS. Số lượng thành viên trong BCH CĐCS tùy thuộc vào số lượng CNVCLĐ ở mỗi đơn vị và mỗi CĐCS có 01 chủ tịch công đoàn theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam.

1.4.2. Yêu cầu về chất lượng

- Tư tưởng, chính trị: kiên định mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm vững các quy định của tổ chức công đoàn và ngành giáo dục; có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của tập thể và đơn vị; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cục bộ, biết giữ gìn mối đoàn kết nhất trí, thật sự là tấm gương cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.

- Phẩm chất đạo đức: có bản lĩnh, kiên định thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra; luôn học hỏi và lắng nghe; dám nghĩ, dám làm và dám ra quyết định ở những thời điểm khó khăn, có tính bước ngoặt; luôn nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý với rèn luyện

20

phong cách, tác phong công tác khoa học, dân chủ, sáng tạo, gần gũi, chân thành, gắn bó mật thiết với nhân dân; nêu gương về đạo đức, lối sống, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; …

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ; có trình độ đào tạo chuẩn với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý; có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác; có trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

- Năng lực tập hợp, thuyết phục quần chúng: là người tiêu biểu và trưởng thành từ phong trào CNVCLĐ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, biết đặc lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; có năng lực đại diện cho tiếng nói của người lao đông, giúp người lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà trường. Biết phát huy sức mạnh của tập thể và có khả năng giải quyết các xung đột trong nhà trường; có phong cách dân chủ, cư xử lịch thiệp với người lao động; có bản lĩnh đấu tranh và thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động.

1.4.3. Yêu cầu về cơ cấu

- Cơ cấu về độ tuổi:

Căn cứ theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam 2013 và hướng dẫn 398/HD- TLĐ năm 2012 về công tác nhân sự Ban chấp hành thì cấu tạo ban chấp hành cần kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa.

Căn cứ vào đó, các CĐCS xây dựng kế hoạch phát triển cán bộ CĐ đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa các thế hệ đoàn viên công đoàn để có tính đại diện, tính kế thừa, tăng cường số lượng cán bộ trẻ, đồng thời đảm bảo đúng độ tuổi theo quy định. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, chuyên môn, là dân tộc ít người. Việc giới thiệu nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

21

- Cơ cấu về giới tính: Đảm bảo cân đối về giới tính sao cho thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CĐCS trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động công đoàn, đặc biệt ưu tiên phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp.

1.5. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ 1.5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở 1.5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc và của chế độ. Vì vậy, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ kế thừa có năng lực quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gắn bó mật thiết với nhân dân là một công tác cực kì quan trọng đáp ứng tốt cho hiện tại và tương lai. Việc quy hoạch phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong công tác cán bộ, được công khai lấy ý kiến từ tập thể để đảm bảo tính khách quan.

Quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học cũng dựa trên nguyên tắc đó. Đây là hoạt động quản lý của người quản lý và của tổ chức công đoàn, giúp cho cơ quan quản lý biết được số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ và cơ cấu về chuyên môn, giới tính của từng cá nhân và cả đội ngũ CBCĐ, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng và phát huy được khả năng, tính tích cực của từng cá nhân. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho vận dụng và thực hiện các chức năng quản lý vào hoạt động bộ máy của tổ chức công đoàn. Vì vậy, công tác quy hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học.

1.5.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Tuyển chọn, sử dụng CBCĐ là yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ CĐCS trong các trường học trên địa bàn thành phố vị Thanh.

22

Như vậy, để việc phát triển đội ngũ CBCĐ trong các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh đáp ứng yêu cầu thực tế cần phải lựa chọn đúng người, giao đúng nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho CBCĐ trong điều hành công việc và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của cá nhân cũng như của tổ chức CĐ. Mặt khác việc tuyển chọn đội ngũ CBCĐ cần dựa vào yêu cầu công tác của CĐCS và phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCĐ. Việc làm này thực chất là nhằm phát huy năng lực của đội ngũ CBCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chứcCĐ.

Căn cứ tiêu chuẩn chung về cán bộ theo quy định của Đảng, Nhà nước và đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn, vai trò, nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ để xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Trong đó, cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với chức danh chủ tịch CĐ là: có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác CĐ, có kiến thức quản lý kinh tế xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề, nắm vững lý luận, kỹ năng và nghiệp vụ công tác CĐ, có năng lực hoạt động thực tiễn được quần chúng tín nhiệm.

Thực hiện chế độ cử tuyển đối với CBCĐ là giáo viên trực tiếp đứng lớp, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đào tạo dài hạn tại các trường CĐ. Thực hiện đào tạo theo địa chỉ, gắn với quy hoạch, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ.

1.5.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ là trang bị và bổ sung tri thức, kỹ năng cũng như phẩm chất đạo đức cho CBCĐ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác hoạt động CĐ.

Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ đóng vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ CBCĐ, làm cơ sở cho việc nâng cao

23

hiệu quả hoạt động CĐ. Như vậy, để phát triển đội ngũ CBCĐ đủ về số, mạnh về chất, đồng bộ về cơ cấu thì không thể bỏ qua khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ.

Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ thì yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người CBCĐ ngày càng cao hơn. Vì vậy cần phải coi công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCĐ; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi chủ tịch CĐ và của cả tổ chức CĐ.

Trong những năm qua công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cấp CĐ đã có sự đổi mới, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào CNVCLĐ và tổ chức CĐ. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ vẫn chưa thật sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân: việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được coi trọng; nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động CĐ; một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện lỹ năng, nghiệp vụ công tác cho CBCĐ. Do vậy, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng một số CBCĐ vẫn còn lúng túng trong hoạt động CĐ, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra còn han chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong tình hình mới.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều thời cơ và thách thức, để xây dựng đội ngũ CBCĐ đáp ứng yêu cầu của tổ chức CĐ nói chung và của CĐCS trường học nói riêng thì cần phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

24

CBCĐ; cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu công tác CĐ trong các trường học.

Chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi sẽ đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Do đó, việc trang bị cho đội ngũ chủ tịch CĐCS kiến thức về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ công tác công đoàn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác nhằm nâng cao trình độ, thực hiện tiêu chuẩn cán bộ; phẩm chất chính trị vững vàng, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp sẽ góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn và của từng cơ quan, đơn vị. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những sai sót, đánh giá thực trạng trong hoạt động CĐ. Kiểm tra còn là động lực để động viên, khích lệ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCĐ, giúp hoạt động CĐ đạt hiệu quả tốt hơn.

Đánh giá là một trong những chức năng quan trọng trong công tác CĐ. Đánh giá đúng CBCĐ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, phát huy được tiềm năng của đội ngũ CBCĐ, giúp người CBCĐ có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện. Đánh giá còn là cơ sở để thực hiện những chính sách, biểu dương, tôn vinh những CBCĐ có thành tích xuất sắc trong hoạt động CĐ, đồng thời phê bình những CBCĐ không hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, đánh giá đúng CBCĐ là yếu tố quan trọng góp

25

phần xây dựng tình đoàn kết thống nhất trong tổ chức CĐCS, giúp phát huy được tính tích cực của mỗi CĐCS, của chủ tịch CĐ trong việc xây dựng CĐ ngày càng vững mạnh

Hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCĐ được coi là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác của tổ chức CĐ. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá không những biết được thực trạng của đội ngũ CBCĐ mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ CBCĐ cũng như việc đề ra những kế hoạch khả thi để nâng cao chất lượng của đội ngũ cũng như hoạt động của tổ chức CĐ. Kết quả kiểm tra, đánh giá CBCĐ còn là cơ sở cho việc mỗi cá nhân chủ tịch CĐ tự điều chỉnh bản thân và phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của chủ tịch CĐ.

1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

1.6.1. Yếu tố khách quan

- Công tác giáo dục, đào tạo đối với đội ngũ chủ tịch công đoàn. Đây là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn. Hầu hết chủ tịch công đoàn cơ sở ở các trường học là kiêm nhiệm nên kiến thức về công tác công đoàn là rất hạn chế. Mặc dù hàng năm, Liên đoàn Lao động thành phố đều có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về hoạt động công đoàn cho đội ngũ chủ tịch công đoàn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Các lớp học ngắn ngày chỉ giúp đội ngũ chủ tịch công đoàn hiểu được sơ lược về các kiến thức nên khi hoạt động thực tiễn thường lúng túng, kỹ năng vận dụng, giải quyết tình huống phát sinh chưa tốt, gây ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn của trường.

- Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ chủ tịch công đoàn. Cơ chế, chính sách là những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung, chủ tịch công đoàn nói riêng nhằm xây dựng đội

26

ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Cơ chế, chính sách bao gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý, chính sách bảo đảm lợi ích và động viên tinh thần,… Thực hiện tốt cơ chế chính sách sẽ tạo động lực thúc đẩy chủ tịch công đoàn nỗ lực vươn lên trong công tác, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo và không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Nhưng nếu cơ chế, chính sách không tốt sẽ kìm hãm tài năng của chủ tịch công đoàn, làm cho họ mất đi động lực phấn đấu, không thiết tha với công tác, dẫn đến chất lượng công tác ngày một giảm sút.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

- Tình yêu dành cho công tác công đoàn, tinh thần ham học hỏi và ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi chủ tịch công đoàn. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn. Với tình yêu, niềm say mê công tác, chủ tịch công đoàn sẽ toàn tâm, toàn ý, vượt mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Do điều kiện khách quan mà đội ngũ chủ tịch công đoàn không chuyên trách thường không được đào tạo bài bản, chủ yếu là được học hỏi qua các đợt tập huấn ngắn ngày, không chuyên sâu. Vì thế, lượng kiến thức mà họ tiếp nhận được không đủ để phục vụ cho hoạt động. Nhưng, nếu bản thân mỗi chủ tịch công đoàn có tinh thần ham học hỏi, không ngừng tự học, tự rèn luyện thì sẽ nâng cao được trình độ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)