Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 80 - 90)

công đoàn cơ sở

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

71

quan trọng nhằm phát huy năng lực, sở trường của mỗi cá nhân. Mặt khác, tạo động lực cho mọi đoàn viên phấn đấu để được tuyển chọn làm chủ tịch công đoàn của đơn vị trong các nhiệm kì tiếp theo, tạo được đội ngũ kế thừa có đủ năng lực thực tiễn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể:

Việc tuyển chọn phải đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai. Người được tuyển chọn phải có đủ năng lực, tâm huyết với công tác công đoàn, được sự ủng hộ và tín nhiệm của tập thể sư phạm nhà trường.

Việc sử dụng phải đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch CĐCS trường học. Tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho chủ tịch CĐCS phát huy được hết tâm huyết, năng lực, thế mạnh của mình.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Liên đoàn Lao động thành phố xây dựng kế hoạch tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ chủ tịch CĐCS một cách khoa học, hiệu quả, theo yêu cầu thực tế tại các trường. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng quy chế tuyển chọn chủ tịch CĐ, mở rộng phạm vi, đối tượng tuyển chọn theo tiêu chuẩn chức danh công tác và năng lực thực tế.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, phát huy dân chủ để lựa chọn, phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch công đoàn thông qua thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Quan tâm chú ý phát hiện, lựa chọn, tạo nguồn và quy hoạch những cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, đã qua hoạt động công đoàn ở cơ sở.

Tiếp tục kiến nghị với Đảng về phân cấp quản lý cán bộ công đoàn, tạo sự chủ động trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học một cách hợp lý.

72

Hiệu trưởng cần nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của CĐ trong nhà trường, đã tạo điều kiện mọi mặt để chủ tịch CĐ hoạt động. Quan tâm, tạo điều kiện mọi điều kiện để chủ tịch CĐ hoàn thành tốt vai trò, chức năng của mình.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Tổng Liên đoàn nghiên cứu xây dựng quy định về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn của cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, gắn với đánh giá cán bộ công đoàn trong hệ thống công đoàn theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác đánh giá cán bộ. Tiếp tục kiến nghị với Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến các vấn đề về chính sách cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công đoàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh rà soát hệ thống quy chế có liên quan đến công tác, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn nhằm kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Liên đoàn Lao động thành phố đổi mới phương thức chỉ đạo CĐCS theo hướng tăng cường sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên, trong đó chú trọng việc định hướng công đoàn cơ sở lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở thực sự có năng lực và được đoàn viên, người lao động tín nhiệm. Nâng cao kỹ năng tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và kỹ năng thương lượng thỏa ước lao động tập thể của cán bộ công đoàn ở cơ sở. Hàng năm xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn.

Công đoàn cơ sở các trường học xây dựng kế hoạch tuyển chọn, tập huấn cán bộ, cử cán bộ công đoàn tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do công đoàn cấp trên tổ chức. Chú trọng lựa chọn bầu cán bộ công đoàn theo hướng thúc đẩy sự tham gia tích cực của đoàn viên trong việc lựa

73

chọn, giới thiệu, hạn chế sự can thiệp của hiệu trưởng trong quá trình chuẩn bị nhân sự bầu cử, đảm bảo chủ tịch công đoàn sau khi được bầu có đủ năng lực thực tế và đại diện được tiếng nói của CBGVNV tại đơn vị.

3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện tốt chức năng của tổ chức CĐ, cần phải có đội ngũ chủ tịch CĐ có năng lực, trình độ, có bản lĩnh và nhiệt tình với công việc. Hơn thế, để có đội ngũ chủ tịch CĐ giỏi thì phải chú trọng, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp CĐ, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập khu vực, thế giới.

Thực tế công tác CĐ cho thấy, ở đâu có chủ tịch CĐCS có năng lực, trình độ, có khả năng vận động, tập hợp quần chúng, có bản lĩnh và nhiệt tình với công việc thì ở đó công tác CĐ phát triển, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ được đảm bảo, vị thế của tổ chức CĐ được nâng lên. Ngược lại ở đâu đội ngũ chủ tịch CĐCS non yếu thì ở đó công tác CĐ kém phát triển. Điều đó nói lên tầm quan trọng và tính cấp bách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐ. Do vậy, công tác bồi dưỡng kiến thức, trình độ, năng lực và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ chủ tịch CĐCS phải được đặt ngang tầm như một mặt hoạt động chính và là một nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức CĐ.

Nói cách khác, đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác cán bộ, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS, đây là nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng tố chức CĐ vững mạnh. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chủ tịch CĐCS về mục tiêu, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác đào

74

tào, bồi dưỡng; khuyến khích đội ngũ chủ tịch CĐCS tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng xuất phát từ các yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị, khả năng đáp ứng nhiệm vụ và tiềm năng phát triển của từng chủ tịch CĐCS. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Điều cốt yếu trong công tác đào tạo cán bộ, công chức là phải xuất phát từ yêu cầu thực tế và phải đáp ứng nhu cầu đó”. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đang trở thành đòi hỏi cần thiết khách quan của các cơ quan Nhà nước và tổ chức CĐ. Nói cách khác, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu còn giúp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức CĐ các cấp.

- Khi lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cần có sự lựa chọn và phân cấp cho phù hợp; phải xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ mà CBCĐ đang đảm nhiệm để xây dựng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; phải chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành phần tham gia đào tào, bồi dưỡng, không nhất thiết phải lặp đi lặp lại, do tình hình kinh phí hoạt động khó khăn nên khó tổ chức cho tất cả cán bộ CĐCS tham gia các lớp tập huấn do CĐ cấp trên tổ chức. Vì vậy cần cử các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS dự các lớp tập huấn của CĐ cấp trên.

b) Xác định nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung, chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, được xác định trên cơ sở thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và điều kiện thực tế của đơn vị. Khi đào tạo, bồi dưỡng cần phải luôn xác định rõ mục đích nhằm đào tạo bồi dưỡng ai, giúp họ đáp ứng được những yêu cầu gì của công việc đang làm, trên cơ sở đó xác định nội dung, chương trình và hình thức, phương pháp

75

đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Để đáp ứng tốt cho yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch CĐCS cần chú trọng các vấn đề cụ thể như sau:

* Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Cần lựa chọn nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của tổ chức CĐ và phù hợp với từng nhóm đối tượng chủ tịch CĐCS. Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; cần quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đào tạo bồi dưỡng phải đảm bảo hiệu quả và thiết thực, cụ thể:

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức lý luận: Như chúng ta đã biết, trong hoạt động CĐ không được mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, độc đoán bởi hoạt động CĐ chủ yếu là vận động, tổ chức, tuyên truyền, thuyết phục; mà vận động, tuyên truyền, thuyết phục ở đây không chỉ thực hiện đối với cán bộ, đoàn viên và người lao động trong đơn vị mà phải vận động tuyên truyền, thuyết phục với cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền. Để công tác này có hiệu quả, chủ tịch CĐCS phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực lý luận. Muốn có bản lĩnh, có trình độ và năng lực thì phải đào tạo, bồi dưỡng để chủ tịch CĐCS nắm chắc lý luận, thông hiểu pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Am hiểu về chuyên môn, có kiến thức quản lý mới có thể đại diện và bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên và người lao động.

Khi đào tạo, bồi dưỡng cần coi trọng việc nâng cao hiệu quả công tác quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đội ngũ chủ tịch CĐCS, bởi đây là cách thức để nâng cao trình độ tư duy, củng cố kiến thức lý luận và tạo nền tảng tư tưởng cho đội ngũ chủ tịch CĐCS.

76

- Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về lãnh đạo, quản lý và những kiến thức về kinh tế - xã hội: Song song với những kiến thức về lý luận chính trị, cần bồi dưỡng thêm cho chủ tịch CĐCS những kiến thức về lãnh đạo, quản lý và những kiến thức kinh tế - xã hội phù hợp với công việc được giao. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của đơn vị, của lĩnh vực mà cá nhân đang được phân công phụ trách. Đồng thời cũng thông qua đào tạo, bồi dưỡng giúp chủ tịch CĐCS có khả năng phân tích, xử lý các tình huống, hình thành phương pháp nhận thức khoa học để giải quyết các vấn đề nhanh, nhạy và đạt hiệu quả cao nhất.

- Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ hoạt động CĐ: Đội ngủ chủ tịch CĐCS trong các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh đều là kiêm nhiệm nên nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp hoạt động CĐ còn hạn chế. Vì vậy, phải trang bị một cách đầy đủ về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp hoạt động CĐ để chủ tịch CĐCS có điều kiện chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị đạt kết quả tốt nhất.

Khi bồi dưỡng, tập huấn cho chủ tịch CĐCS các trường học cần chú trọng vào những nội dung mà chủ tịch CĐCS cần nắm vững như: tổ chức CĐ Việt Nam (sự hình thành, quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ, nguyên tắc hoạt động của tổ chức CĐ…); hoạt động của CĐCS trường học (chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của CĐCS, nhiệm vụ và phương pháp làm việc của chủ tịch CĐCS…); các kỹ năng, nghiệp vụ CĐ (công tác thi đua, tuyên giáo, nữ công, công tác UBKT, tài chính CĐ; giải quyết và tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động; nhiệm vụ của tổ chức CĐ về hợp đồng lao động…).

77

Ngoài những nội dung trên, còn phải bồi dưỡng cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học về cơ chế, chính sách pháp luật, đặc biệt là các quy chế dân chủ ở cơ sở, Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn, các văn bản về chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động…Những nội dung bồi dưỡng này sẽ góp phần giúp đội ngũ chủ tịch CĐCS trường học thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bồi dưỡng về phương pháp hoạt động thực tiễn của CĐ và năng lực tổ chức các phong trào thi đua, các uộc vận động: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, phương pháp có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của mọi hoạt động.

Phương pháp hoạt động CĐ ở cơ sở là hệ thống, cách thức, biện pháp làm việc của chủ tịch CĐ và đoàn viên trên cơ sở mục đích, nội dung và nguyên tắc đã xác định nhằm thu hút CNVCLĐ tự nguyện, tự giác, tích cực gia nhập tổ chức và tham gia các hoạt động CĐ. Nói cách khác, phương pháp hoạt động CĐ là đặc trưng mang “bản sắc” riêng của tổ chức CĐ.

Trong tổ chức, triển khai các hoạt động của CĐCS có nhiều phương pháp thực hiện như: phương pháp thuyết phục, phương pháp tổ chức quần chúng hoạt động, phương pháp xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế; thu thập và xử lý thông tin; tham gia ý kiến đề xuất kiến nghị, đối thoại, kiểm tra, giám sát,… Vì vậy cần bồi dưỡng phương pháp hoạt động cho chủ tịch CĐ để họ thêm tự tin khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Song song với việc bồi dưỡng phương pháp hoạt động, cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức CĐ, của ngành cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học. Việc làm này sẽ giúp mỗi chủ tịch CĐ phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và khơi dậy sức

78

mạnh của các lực lượng trong nhà trường để cùng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

* Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch CĐCS rất đa dạng và phong phú. Có nội dung nên mời báo cáo viên; có nội dung nên nêu vấn đề, nêu tình huống rồi tổ chức thảo luận; nhưng cũng có nội dung thì tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm theo dạng chủ tịch CĐ “tập huấn” cho chủ tịch CĐ. Trong trường hợp cần báo cáo viên, nên mời những người có trình độ lý luận cao, đã kinh qua hoạt động CĐ, có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc tình hình phong trào CNVCLĐ và công tác CĐ, có phương pháp truyền đạt hấp dẫn để tham gia tập huấn cho chủ tịch CĐCS.

Cần chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ; gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý thực tiễn với từng chức danh; tăng lượng kiến thức về tư duy và tầm nhìn chiến lược, nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề nảy sinh.

c) Xác định về thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 80 - 90)