Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy cho sự phát triển về kinh tế của thành phố, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao từ 11 đến 19%/năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến nay hơn 45 triệu đồng, gấp 10 lần so với 15 năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển
32
dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, với tỉ lệ hiện nay như sau: lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 61%, công nghiệp - xây dựng chiếm gần 33%, nông nghiệp chiếm 6%. Là một trong những lĩnh vực trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của thành phố, quy mô sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng hầu hết ở các lĩnh vực, thành phần kinh tế. Đến nay trên địa bàn thành phố xây dựng được 1 cụm công nghiệp, thu hút 17 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 9 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 1.804 lao động ở địa phương.
Nếu như trước đây, Vị Thanh chỉ có một chợ ở tại địa bàn trung tâm, cơ sở vật chất chỉ mang tính chất đáp ứng yêu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản giữa những người nông dân trong vùng thì nay thương mại - dịch vụ có bước phát triển đáng ghi nhận. Toàn thành phố có hơn 5.000 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, có 7 chợ trong đó có 1 chợ cấp 1 đáp ứng nhu cầu mua bán trong và ngoài khu vực, thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển ngành nghề và mở rộng quy mô đã giúp cho kinh tế dân doanh phát triển đa dạng, phong phú, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Theo thống kê, trong tháng 4 năm 2019, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của Vị Thanh đạt kết quả khả quan với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 881,5 tỉ đồng, nâng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ từ đầu năm đến nay hơn 3.500 tỉ đồng, đạt 31,6%, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tháng qua thực hiện được 263,8 tỉ đồng, tính từ đầu năm đến nay là 785,2 tỉ đồng, đạt 29,6%. Phát triển nông nghiệp tiếp tục giữ vững, lúa Đông xuân tăng về diện tích, năng suất đạt ở mức khá tốt và được giá.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thành phố 44,5 triệu đồng, so năm 2004 chỉ hơn 7,5 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm 3,1% so năm 2017, đạt 209% kế hoạch, tương đương
33
596 hộ thoát nghèo (hộ nghèo thành phố còn 6,4% tương đương 1.287 hộ). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị, nông thôn được quan tâm xây dựng theo hướng đạt chuẩn đô thị loại II, tạo nên diện mạo mới cho Vị Thanh thời gian qua. Dự án “Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” đã được Ngân hàng Nhà nước ký hiệp định với WB với tổng mức đầu tư 36,6 triệu USD và dự án thu gom, xử lý nước thải của thành phố đang được triển khai với tổng mức đầu tư trên 11 triệu Euro. Đồng thời, thành phố còn tập trung huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, phát triển không gian và mỹ quan đô thị theo hướng hiện đại, bền vững. Công trình kè Xà No, đại lộ Võ Nguyên Giáp, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ (Quốc lộ 61C), đường 19 tháng 8,… đã hoàn thành, thúc đẩy bộ mặt đô thị Vị Thanh ngày càng hoàn thiện, xứng tầm với vai trò là trung tâm của tỉnh.
Về văn hóa: Phát triển đáng kể cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Môi trường văn hóa có sự đổi thay tích cực, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành cuộc vận động văn hóa lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho mỗi người dân, cho mỗi cộng đồng để văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Tỷ lệ các danh hiệu văn hóa tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Có 52/52 ấp, khu vực văn hóa, hộ gia đình văn hóa chiếm hơn 95% trên tổng dân số. Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển nhanh; công tác xã hội hoá thể dục - thể thao bước đầu có kết quả, nhiều câu lạc bộ thể thao được hình thành và hoạt động tốt… 15 năm trở thành tỉnh lỵ thì cũng ngần ấy năm Vị Thanh vươn lên tầm quy mô bề thế, hiện đại.
Về xã hội: Tận dụng lợi thế trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang và tiềm năng sẵn có, Vị Thanh đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ
34
tầng cơ sở, tạo đòn bẩy cho mọi sự phát triển. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt các đề án nông nghiệp của tỉnh,… đưa Vị Thanh thay da đổi thịt từng ngày. Với nhiều biện pháp đồng hành của chính quyền thành phố, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng lẫn số lượng, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố ngày càng phát triển.
Về xây dựng mô hình xã nông thôn mới: Trong những năm qua, thành phố ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư xây dựng 4/4 xã hoàn thành 19 tiêu chí xã nông thôn mới, 5/5 phường văn minh đô thị và hướng tới thành phố Vị Thanh đạt chuẩn thành phố nông thôn mới vào cuối năm 2019. Qua xây dựng nông thôn mới đã thực sự thay đổi bộ mặt của một xã nông thôn, từng bước nâng dần đời sống vật chất văn hóa cho người dân.
Hướng phát triển trở thành đô thị loại II: Trong những năm qua, thành phố Vị Thanh có những bước phát triển vượt bậc, đánh dấu sự phát triển của đô thị mới. Mục tiêu đặt ra của Đảng bộ, dân và quân thành phố là phấn đấu trở thành đô thị loại II vào những năm tới đây. Để đạt được mục tiêu này, thành phố huy động mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như trong giải quyết những vấn đề khó khăn tồn tại như tình trạng ngập cục bộ ở một số tuyến đường nội ô, đầu tư cho giáo dục, y tế, một số lĩnh vực kinh tế trọng tâm, dịch vụ - du lịch,… hoàn thiện các tiêu chí để sớm được công nhận đô thị loại II vào năm 2020, xứng đáng là trung tâm của tỉnh Hậu Giang; động lực phát triển tiểu vùng Tây sông Hậu.