BP 1: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn
BP 2: Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở BP 3: Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
86
BP 4: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
BP 5: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp nào cũng có vai trò quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Biện pháp này là tiền đề, cơ sở, bổ trợ cho biện pháp kia. Để có điều kiện từng bước phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể:
Biện pháp 1: Là nhằm nâng cao nhận thức về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học để từng bước được tăng cường, đổi mới nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, đặc biệt là chủ tịch CĐ có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Biện pháp 2, 3, 4: Mục đích là để cán bộ quản lý, cán bộ CĐCS các trường nhận ra được sự yếu kém của đội ngũ chủ tịch CĐ trong thời gian qua. Từ đó, hiểu được tầm quan trọng của công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho chức danh chủ tịch CĐ nhằm xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ có bản lĩnh có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ CĐ trong thời kỳ mới.
Biện pháp 5: Nhằm kiến nghị với cơ quan cấp trên quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học. Đầy là việc làm
87
cần được thực hiện một cách thường xuyên, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, theo tiêu chuẩn, có nội dung và phương pháp đúng đắn để đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế còn tồn tại nhằm động viên, thúc đẩy đội ngũ này phấn đấu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐ.
3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm thẩm định sự phù hợp và hiệu quả của các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mà tác giả đề xuất.
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm
Thông qua việc xem xét mục tiêu của biện pháp, nội dung cách thức và điều kiện thực hiện các biện pháp đó, tác giả lấy ý kiến của 12 chuyên gia tại thành phố Vị Thanh và LĐLĐ tỉnh Hậu Giang để đánh giá về tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp này.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Nội dung phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3) có các yêu cầu sau: - Đánh giá mức độ cần thiết/khả thi của 5 biện pháp
+ Rất cần thiết/ Rất khả thi + Cần thiết/ Khả thi
+ Ít cần thiết/ Ít khả thi
+ Không cần thiết/ Không khả thi
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
88
Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
TT Biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 01 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn
10 83.3 2 16.7 / /
02
Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
8 66.7 4 33.3 / /
03
Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
9 75.0 3 25.0 / /
04
Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
11 91.7 1 8.3 / /
05
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
8 66.7 4 33.3 / /
Qua kết quả khảo sát có thể thấy, các biện pháp được tác giả đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá cao, cả 05 biện pháp đều được đánh giá là cần thiết, trong đó biện pháp 4 (Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học) được xem là rất cần thiết với mức độ khảo sát 91.7%. Các biện pháp còn lại mức độ rất cần thiết ít hơn nhưng vẫn cần thiết trong việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học.
89
3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp
Tính khả thi Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi
Không khả thi
SL % SL % SL % SL %
01
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn
10 83.3 2 16.7 / /
02
Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
7 58.3 3 25.0 2 16.7 /
03
Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
6 50.0 5 41,7 1 8.3 /
04
Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
7 58.3 5 41.7 / /
05
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
90
Kết quả khảo sát trong bảng 3.2 cho thấy cả 05 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính khả thi cao. Trong đó, biện pháp số 1 (Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn) được đánh giá là rất khả thi với mức độ đánh giá 83.3%. Các biện pháp còn lại tuy không đạt mức độ đánh giá rất khả thi nhưng cũng ở mức khả thi, mức độ đánh giá ít khả thi cũng có nhưng số lượng không nhiều. Điều này đã khẳng định, các biện pháp mà tác giả nêu ra phù hợp với sự phát triển tất yếu của tổ chức CĐ, với yêu cầu phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh. Tuy các biện pháp được đề xuất rất cần thiết và mang tính khả thi cao nhưng trong quá trình vận dụng vào thực tiễn sẽ gặp không ít trở ngại, vướng mắc cho nên CĐ cấp trên, các cấp ủy Đảng, các trường học cần xây dựng kế hoạch chiến lược về phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS của từng đơn vị thì mới đảm bảo hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.
91
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2 để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, luận văn đã đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới bao gồm:
BP 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đố với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
BP 2. Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở BP 3. Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
BP 4. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ
BP 5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học
Các biện pháp trên nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học bảo đảm chất lượng toàn diện, vừa có kiến thức rộng và sâu, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về giai cấp công nhân, CĐ và pháp luật; có khả năng nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CBGVNV; biết tổ chức, tập hợp, vận động đoàn viên, CBGVNV tham gia vào các hoạt động CĐ, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự năng động và sáng tạo; có năng lực hoạt động thực tiễn, phát huy được vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho CBGVNV cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục CBGVNV, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
92
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học đã đề xuất sẽ tác động có hiệu quả đến các chủ thể quản lý và các khâu của quá trình quản lý. Các biện pháp này được thực hiện đồng bộ, đảm bảo các nguyên tắc sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; đề cao và khẳng định vai trò của CĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, cũng như đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển chon, sử dụng đội ngũ chủ tịch CĐCS, tiêu chuẩn cụ thể cho chức danh; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐCS; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Chất lượng cán bộ là yếu tố quan trọng mang tính quyết định cho sự phát triển của đất nước, cán bộ là “cái gốc” của mọi công việc. Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học là rất cần thiết, đảm bảo cho chất lượng hoạt động CĐ ở các trường học nói riêng và tổ chức CĐ nói chung.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề ra 05 giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, … để nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học phải đảm bảo các yêu cầu sau: có chiến lược quy hoạch cụ thể để đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; phải dựa trên quan điểm của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Vệt Nam về công tác cán bộ để xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho cán bộ phát huy năng lực bản thân.
Để các giải pháp mang lại hiệu quả cao, cần phải đổi mới nhận thức của CBGVNV các trường học về vai trò của việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, cơ chế, chính sách để đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong quy hoạch, tuyển chọn.
Với đề tài “Phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”, tác giả xin đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu cá nhân về công tác xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ
94
trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết nền tảng về công tác cán bộ, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động này ở các trường học trong thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, từ đó làm cơ sở để xây dựng giải pháp hoàn hiện việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường trường học trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do giới hạn khả năng cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót về nội dung. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía Hội đồng, quý thầy cô, bạn bè và độc giả.
2. Khuyến nghị
Để việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ đạt hiệu quả cao nhất, tác giả xin nêu ra một số khuyến nghị.
2.1. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lợi ích thiết thực của đội ngũ đoàn viên CĐ, CNVCLĐ, nhất là vấn đề việc làm, nhà ở, thu nhập, điều kiện lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, nhà trẻ… và các chính sách xã hội khác, tương xứng với những thành quả của công cuộc đổi mới và đóng góp của họ.
- Cần đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức, kiện toàn đội ngũ CBCĐ, chủ tịch CĐCS, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức CĐ, làm cho CĐ không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn, đại diện cho sức mạnh, tài năng, trí tuệ của CNVCLĐ.
- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, nhất là đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học về trình độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng công tác.
95
2.2. Đối với Tỉnh ủy Hậu Giang
- Chỉ đạo các cấp ủy Đảng quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của BCH Trung ương Đảng khóa XII và chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
- Quan tâm và tạo điều kiện tốt hơn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động và chế độ chính sách cho cán bộ công đoàn nói chung, đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học nói riêng, để CBCĐ tỉnh Hậu Giang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.
2.3. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang
-Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn CBCĐ nói chung, chủ tịch CĐ nói riêng và triển khai thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Đảm bảo hàng năm dành 15% kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn CBCĐ.
- Chú trọng đặc biệt vào chương trình và khâu biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐ. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm; gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất phục vụ cho hoạt động CĐ ở cơ sở. Lựa chọn đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy là các cán bộ, công chức có kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động CĐ. Cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng CBCĐ sau đào tạo, bồi dưỡng