Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99)

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp

Tính khả thi Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

SL % SL % SL % SL %

01

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn

10 83.3 2 16.7 / /

02

Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

7 58.3 3 25.0 2 16.7 /

03

Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

6 50.0 5 41,7 1 8.3 /

04

Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học

7 58.3 5 41.7 / /

05

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học

90

Kết quả khảo sát trong bảng 3.2 cho thấy cả 05 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính khả thi cao. Trong đó, biện pháp số 1 (Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn) được đánh giá là rất khả thi với mức độ đánh giá 83.3%. Các biện pháp còn lại tuy không đạt mức độ đánh giá rất khả thi nhưng cũng ở mức khả thi, mức độ đánh giá ít khả thi cũng có nhưng số lượng không nhiều. Điều này đã khẳng định, các biện pháp mà tác giả nêu ra phù hợp với sự phát triển tất yếu của tổ chức CĐ, với yêu cầu phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh. Tuy các biện pháp được đề xuất rất cần thiết và mang tính khả thi cao nhưng trong quá trình vận dụng vào thực tiễn sẽ gặp không ít trở ngại, vướng mắc cho nên CĐ cấp trên, các cấp ủy Đảng, các trường học cần xây dựng kế hoạch chiến lược về phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS của từng đơn vị thì mới đảm bảo hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.

91

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2 để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, luận văn đã đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới bao gồm:

BP 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đố với việc phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

BP 2. Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở BP 3. Phát huy hiệu quả việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

BP 4. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ

BP 5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học

Các biện pháp trên nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học bảo đảm chất lượng toàn diện, vừa có kiến thức rộng và sâu, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về giai cấp công nhân, CĐ và pháp luật; có khả năng nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CBGVNV; biết tổ chức, tập hợp, vận động đoàn viên, CBGVNV tham gia vào các hoạt động CĐ, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự năng động và sáng tạo; có năng lực hoạt động thực tiễn, phát huy được vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho CBGVNV cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục CBGVNV, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

92

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các biện pháp phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học đã đề xuất sẽ tác động có hiệu quả đến các chủ thể quản lý và các khâu của quá trình quản lý. Các biện pháp này được thực hiện đồng bộ, đảm bảo các nguyên tắc sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; đề cao và khẳng định vai trò của CĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, cũng như đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển chon, sử dụng đội ngũ chủ tịch CĐCS, tiêu chuẩn cụ thể cho chức danh; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐCS; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Chất lượng cán bộ là yếu tố quan trọng mang tính quyết định cho sự phát triển của đất nước, cán bộ là “cái gốc” của mọi công việc. Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học là rất cần thiết, đảm bảo cho chất lượng hoạt động CĐ ở các trường học nói riêng và tổ chức CĐ nói chung.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề ra 05 giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, … để nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học phải đảm bảo các yêu cầu sau: có chiến lược quy hoạch cụ thể để đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; phải dựa trên quan điểm của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Vệt Nam về công tác cán bộ để xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho cán bộ phát huy năng lực bản thân.

Để các giải pháp mang lại hiệu quả cao, cần phải đổi mới nhận thức của CBGVNV các trường học về vai trò của việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, cơ chế, chính sách để đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong quy hoạch, tuyển chọn.

Với đề tài “Phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”, tác giả xin đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu cá nhân về công tác xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐ

94

trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết nền tảng về công tác cán bộ, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động này ở các trường học trong thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, từ đó làm cơ sở để xây dựng giải pháp hoàn hiện việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường trường học trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do giới hạn khả năng cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót về nội dung. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía Hội đồng, quý thầy cô, bạn bè và độc giả.

2. Khuyến nghị

Để việc phát triển đội ngũ chủ tịch CĐ đạt hiệu quả cao nhất, tác giả xin nêu ra một số khuyến nghị.

2.1. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lợi ích thiết thực của đội ngũ đoàn viên CĐ, CNVCLĐ, nhất là vấn đề việc làm, nhà ở, thu nhập, điều kiện lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, nhà trẻ… và các chính sách xã hội khác, tương xứng với những thành quả của công cuộc đổi mới và đóng góp của họ.

- Cần đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức, kiện toàn đội ngũ CBCĐ, chủ tịch CĐCS, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức CĐ, làm cho CĐ không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn, đại diện cho sức mạnh, tài năng, trí tuệ của CNVCLĐ.

- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, nhất là đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các trường học về trình độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng công tác.

95

2.2. Đối với Tỉnh ủy Hậu Giang

- Chỉ đạo các cấp ủy Đảng quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của BCH Trung ương Đảng khóa XII và chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

- Quan tâm và tạo điều kiện tốt hơn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động và chế độ chính sách cho cán bộ công đoàn nói chung, đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học nói riêng, để CBCĐ tỉnh Hậu Giang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.

2.3. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang

-Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn CBCĐ nói chung, chủ tịch CĐ nói riêng và triển khai thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Đảm bảo hàng năm dành 15% kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn CBCĐ.

- Chú trọng đặc biệt vào chương trình và khâu biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐ. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm; gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất phục vụ cho hoạt động CĐ ở cơ sở. Lựa chọn đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy là các cán bộ, công chức có kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động CĐ. Cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng CBCĐ sau đào tạo, bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sau đào tạo, bồi dưỡng để có những điều chỉnh kịp thời với hoạt động này.

96

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập giúp đội ngũ chủ tịch CĐ có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút những bài học cho bản thân.

- Đổi mới công tác đánh giá CBCĐ, chủ tịch CĐ, xây dựng mới tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.

2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh

- Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học với các đơn vị trực thuộc. Phòng GD&ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố, phối hợp với LĐLĐ thành phố có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ.

- Chú trọng phát huy ý thức tự học, tự bồi dưỡng của chủ tịch CĐ qua công tác kiểm tra, đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn thi đua dành cho giáo viên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch CĐ.

2.5. Đối với các trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) ở thành phố Vị Thanh

Đối với nhà trường:

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch tập huấn CBCĐ và triển khai tập huấn theo kế hoạch. Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do CĐ cấp trên tổ chức.

- Chú trọng việc lựa chọn vị trí chủ tịch CĐ từ trong hoạt động quần chúng trở lên theo hướng thúc đẩy sự tham gia tích cực của CBGVNV trong

97

việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia bầu cử, lựa chọn chức danh chủ tịch CĐ, đảm bảo CBCĐ sau khi được bầu có đủ năng lực thực tế và đại diện được tiếng nói của đoàn viên, CBGVNV tại đơn vị.

Đối với các chủ tịch công đoàn cơ sở trường học:

- Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với công tác CĐ, có kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề, nắm vững lý luận, kỹ năng và nghiệp vụ công tác CĐ, có năng lực hoạt động thực tiễn, được đoàn viên và CNVCLĐ tín nhiệm.

- Nhiệt tình tâm huyết với hoạt động CĐ; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; luôn kiên định với mục tiêu của tổ chức CĐ; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao.

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCH ương khóa X.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII, (nhiệm kỳ 2016-2021).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam - Thành ủy Vị Thanh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020).

4. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy Hậu Giang (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015-2020).

5. Nguyễn Văn Đệ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Phạm Minh Giản (2013), Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Cù Thị Hậu, CĐ Việt Nam với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng" của, Tạp chí Cộng sản, tháng 4 năm 2000.

9. Học viện Chính trị Quốc Gia (1974), Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ Hà Nội.

10. George T. Milkovich John W. Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực, do Tiến sĩ Vũ Trọng Hùng dịch, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

11. LĐLĐ thành phố Vị Thanh (2018), Báo cáo tổng kết 10 năm (từ 2008-2018) thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”.

99

12. LĐLĐ thành phố Vị Thanh (2012), Văn kiện Đại hội lần thứ XI Công đoàn Vị Thanh (nhiệm kỳ 2012-2017).

13. LĐLĐ thành phố Vị Thanh (2018), Văn kiện Đại hội lần thứ XII Công đoàn Vị Thanh (nhiệm kỳ 2018-2023).

14. LĐLĐ tỉnh Hậu Giang (2013), Văn kiện Đại hội lần thứ IX Công đoàn Hậu Giang (nhiệm kỳ 2013-2018).

15. Lê Phan Ngọc Rỉ, Mấy suy nghĩ về công tác đào tạo, quy hoạch CBCĐ hiện nay, Tạp chí Lao động và CĐ, ngày 02tháng 8 năm 1999.

16. Thomas Gordon (2001), Đào tạo người lãnh đạo hiệu quả: Công cụ chủ yếu của những người lãnh đạo thành công, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Tạp chí cộng sản (2007), V.I.Lê-nin bàn về CĐ trong thời kỳ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)