Cải tiến quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 76 - 80)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quy hoạch được đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh, đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn cơ bản của người chủ tịch CĐCS để đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động CĐ trong tình hình mới.

67

- Làm tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ sẽ giúp các CĐCS các trường học có được đội ngũ đồng bộ, hợp lý; tuyển chọn, bổ nhiệm và bố trí chủ tịch CĐCS phù hợp với năng lực, sở trường, giúp từng chủ tịch CĐ phát huy được khả năng của mình trong công việc, góp phần hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

- Quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS hợp lý là tiền đề tạo ra môi trường tốt cho việc xây dựng một tập thể đoàn kết, có tính thống nhất cao, thuận lợi trong quá trình triển khai công việc và hoàn thiện bộ máy tổ chức CĐ theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Bởi đây là khâu đầu tiên quan trọng nhất, nó chi phối đến hầu hết các hoạt động quản lý khác của tổ chức CĐ.

- Quy hoạch đội ngũ chủ tịch CĐCS gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh từng giai đoạn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh, đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động CĐ trong tình hình hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ, định hướng phát triển đội ngũ của CĐCS các trường học và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó lập quy hoạch, dự báo quy mô phát triển một cách khoa học, mang tính thực tiễn để làm cơ sở xây dựng cơ cấu đội ngũ chủ tịch CĐCS cho phù hợp.

Quy hoạch chủ tịch CĐCS phải tiến hành thật sự dân chủ, công khai; thường xuyên, nhận xét, đánh giá dân chủ, công khai trong quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp; mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch những người không đảm bảo tiêu chuẩn; khắc phục tình trạng nể nang, ngại va chạm trong quy hoạch đội ngũ chủ tịch CĐ.

Việc quy hoạch cần căn cứ vào định hướng của Bộ GD&ĐT, của CĐ Giáo dục Việt Nam và của Chi ủy, Chi bộ các trường học; thực trạng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học trên địa bàn thành phố Vị Thanh và định

68

hướng phát triển của CĐCS. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ cần tập trung vào các nội dung sau:

a) Về số lượng: Dự báo số lượng chủ tịch CĐ trên cơ sở quy mô của đơn vị nhằm thỏa mãn các nhu cầu về chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các hoạt động CĐ.

b) Về cơ cấu: Đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học cần đảm bảo một cơ cấu đồng bộ và hợp lý, cụ thể: đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự cân đối về giới tính và sự hợp lý về độ tuổi để phát huy thế mạnh của từng giới, từng độ tuổi, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng chủ tịch CĐCS trẻ để xây dựng đội ngũ kế cận, trẻ hóa đội ngũ.

c) Về chất lượng: Trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS cần đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ về mọi mặt như: trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng hoạt động CĐ, kỹ năng thuyết phục và xử lý tình huống, … Chủ tịch CĐ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt là điều kiện thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, triển khai tổ chức các hoạt động CĐ, đồng thời tương xứng với đội ngũ cán bộ chính quyền trong quá trình phối, kết hợp công tác.

Trong thực tế hiện nay, đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học thường xuyên biến động qua từng kỳ đại hội, tình trạng thay đổi chủ tịch CĐCS cũng thường xuyên diễn ra do thuyên chuyển công tác, việc này làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của CĐCS, làm cho hoạt động của CĐCS không liên tục, hệ thống. Mặt khác, chế độ phụ cấp CBCĐ còn thấp, việc này làm cho chủ tịch CĐCS cũng giảm nhiệt tình trong công việc.

Những bất cập, hạn chế nêu trên cho thấy việc quy hoạch đội ngũ chủ tịch CĐCS là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính chiến lược. Vì vậy, hàng năm BCH CĐ phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ để có dự báo nhu cầu, đồng thời đánh giá kết quả công tác quy hoạch đội ngũ nhằm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

69

Khi thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ chủ tịch CĐCS, cần thông qua công tác hoạt động phong trào để phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những cá nhân điển hình, tiên tiến, nhiệt tình, tâm huyết có năng lực trong công tác CĐ để đào tạo, bồi dưỡng thành chủ tịch CĐCS. Cần quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ là nữ và các đồng chí có năng lực để xây dựng và phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS có chất lượng.

BCH các CĐCS căn cứ vào tiêu chuẩn đã được quy định, tổ chức lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, có uy tính, có trách nhiệm, có kỹ năng hoạt động CĐ để giới thiệu vào BCH sau khi có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, Chi bộ, CĐ cấp trên và được sự tín nhiệm của tất cả đoàn viên trong đơn vị thông qua bầu cử. Những chức danh chủ chốt như chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS cần quy hoạch dự nguồn thêm từ 2-3 đối tượng, đảm bảo cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn để không bị động, khi có yêu cầu cần bố trí ngay. Trong BCH cần có 3 độ tuổi nhất định để bổ sung và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có như vậy BCH CĐ mới đảm bảo được tính kế thừa, tính đại diện và tính hiệu quả.

Công tác tạo nguồn, tuyển chọn, cần phải được tiến hành một cách khoa học và thường xuyên, đồng bộ, đúng quy trình; cần tôn trọng nguyên tắc dân chủ, tôn trọng ý kiến tập thể, không áp đặt ý kiến cá nhân, không cục bộ bảo thủ; phải chú ý cả cơ cấu và tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn hoặc ngược lại vì tiêu chuẩn mà không cần cơ cấu. Thường xuyên rút kinh nghiệm để làm tốt việc đánh giá, tuyển chọn chủ tịch CĐCS, có như vậy mới tập hợp được nhiều chủ tịch CĐCS có đủ phẩm chất và năng lực, giúp đội ngũ chủ tịch CĐCS đủ mạnh, đủ tầm đảm nhận chức trách mà tổ chức CĐ giao cho.

70

Những đối tượng đã đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian không có triển vọng phát triển cần kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch. Ngược lại, có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch, nhưng trong một thời gian nhất định có sự phát triển, trở thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng cần đưa vào quy hoạch. Như vậy vấn đề cốt yếu là quy hoạch phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau từng năm nên có đánh giá, điều chỉnh đối tượng quy hoạch.

Cần quan tâm củng cố đội ngũ chủ tịch CĐCS hàng năm, việc làm này sẽ giúp xác định được số lượng chủ tịch CĐCS hiện có, từ đó xây dựng kế hoạch để bổ sung nhân sự cho các kỳ đại hội hoặc thay thế khi chủ tịch CĐCS thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu. Mặt khác, việc củng cố đội ngũ sẽ góp phần cho việc xây dựng chế độ, chính sách hợp lý để phát huy tối đa năng lực của đội ngũ chủ tịch CĐCS.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Các trường phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch phát triển đội ngũ chủ tịch CĐCS, đồng thời phải coi công tác này là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

- Phải xác định những yêu cầu cụ thể trong việc quy hoạch, yêu cầu tối đa và tối thiểu về đội ngũ; nắm vững và thực hiện nghiêm túc, khoa học các nội dung về phát triển đội ngũ.

- BCH CĐCS phải thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất thường xuyên với Chi ủy, Chi bộ, BGH nhà trường để có các giải pháp điều chỉnh hợp lý, nhằm ổn định đội ngũ chủ tịch CĐCS cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 76 - 80)