Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 90 - 95)

đoàn cơ sở trong các trường học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chủ tịch CĐ thực hiện một cách khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, theo tiêu chuẩn, có nội dung và phương pháp đúng đắn sẽ đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế sẽ có tác dụng động viên, thúc đẩy đội ngũ này phấn đấu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐ.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Công tác kiểm tra, quản lý đội ngũ chủ tịch CĐ được thực hiện thường xuyên, trước khi quy hoạch, tuyển chọn hoặc luân chuyển. Để đảm bảo tính

81

chính xác, khách quan trong kết quả đánh giá cần tập huấn đội ngũ kiểm tra, đánh giá và xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.

LĐLĐ thành phố Vị Thanh quan tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ làm công tác kiểm tra. Thời gian qua đã tổ chức 06 lớp tập huấn với tổng số 150 lượt cán bộ tham dự.Nội dung tập huấn chủ yếu là hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng, quy trình kiểm tra và các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra việc chấp hành Điều lệ CĐ Việt Nam, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản CĐ.

Các lớp bồi dưỡng, tập huấn cũng tập trung trang bị kiến thức cho cán bộ UBKT các cấp CĐ kiến thức về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Kiếu nại, Tố cáo được sửa đổi bổ sung và Quyết định 254/QĐ- TLĐ ngày 05/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc ban hành quy định CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 6b của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động UBKT CĐ, Hướng dẫn số 251/HD-TLĐ ngày 02/3/2017 sửa đổi bổ sung Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT CĐ.

Thông qua tọa đàm, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra giúp cho cán bộ kiểm tra nắm chắc nghiệp vụ, có thêm kinh nghiệm trong công tác kiểm tra góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ tịch CĐCS các trường học, trong nhiệm kỳ 2018-2023, LĐLĐ thành phố chỉ đạo UBKT CĐCS các trường học tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động kiểm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và thiết thực. Qua đó, vừa trang bị kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ UBKT vừa nâng cao nhận thức và giúp cho cán bộ UBKT CĐ nâng cao nghiệp vụ để hoàn thành

82

nhiệm vụ được giao; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động UBKT CĐ.

Riêng UBKT LĐLĐ thành phố xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, quy trình, nội dung kiểm tra chấp hành Điều lệ CĐ Việt Nam; kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản CĐ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu thực hiện việc kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên CĐ khi có sai phạm cho cán bộ làm công tác kiểm tra CĐ các cấp; hàng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra CĐ cho cán bộ CĐCS trực thuộc.

Đẩy nhanh việc xây dựng các quy định, quy chế, nội quy trong thực thi công vụ và thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý cán bộ, nhất là chủ tịch CĐ về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của chủ tịch CĐ. Xây dựng các quy định về đạo đức công vụ, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, kèm theo các yêu cầu bắt buộc, cùng các chế tài cụ thể để xử lý sai phạm. Các tiêu chí về đạo đức công vụ phải cụ thể, rõ ràng và khả thi, tức là có thể thực hiện theo, có thể kiểm tra, đánh giá, có thể theo dõi, giám sát. Trong các tiêu chí, cần đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ với nhân dân, trên cả hai phương diện: nhân dân là đối tượng được phục vụ và nhân dân là chủ thể giám sát, kiểm tra, theo dõi thực hành công vụ. Phải xác định rõ, những nội dung nào cần phải công khai, minh bạch, đảm bảo yêu cầu phát huy dân chủ trong thực hành công vụ. Nhất thiết phải có những quy định về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu về cả tiền bạc, vật chất, thời gian.

Tinh thần, thái độ, sự tận tụy với công việc cần được lượng hóa thành các quy định cụ thể. Đồng thời, phải có những quy định để ràng buộc giữa lời

83

nói và hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm nói đi đôi với làm, nói thì phải làm và làm cho tốt. Nếu nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo thì người cán bộ, công chức, viên chức phải bị xử lý kỷ luật.

Kiểm tra, giám sát phải kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra: “Kiểm soát có hai cách: một là từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm soát những kết quả công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ các cách sửa chữa sự sai lầm đó”. Vì thế, phải phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân thực hiện thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở với cơ chế: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. CBGVNV thông qua tổ chức CĐ thực hiện kiểm tra, giám sát CBCĐ, chủ tịch CĐ.

Công tác quản lý cán bộ được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức CĐ ban hành kèm theo Quyết định số 1468/QĐ-TLĐ ngày 11/11/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Theo đó LĐLĐ thành phố Vị Thanh thực hiện công tác kiểm tra, quản lý cán bộ theo chương trình, kế hoạch hàng năm, đồng thời giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ đảm bảo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam để động viên, khuyến khích đội ngũ chủ tịch CĐ.

Nghiên cứu, cải tiến công tác kiểm tra, quản lý CBCĐ theo hướng phân công, phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm đến từng CBCĐ. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn để có chính sách quan tâm, thu hút đối với chủ tịch CĐ, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.

84

cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý cán bộ. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu phụ trách công tác cán bộ trong việc quản lý đội ngũ cán bộ và xây dựng ban hành các quy định về quản lý cán bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về quản lý tài chính tài sản, về công tác cán bộ, về đầu tư xây dựng,... đối với đơn vị mà chủ tịch CĐCS chuẩn bị hết thời gian bổ nhiệm, hết nhiệm kỳ hoặc nghỉ hưu để đảm bảo giữ vững kỷ cương, kỷ luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, phân loại cán bộ, đảm bảo khách quan, chính xác trên cơ sở đó bố trí, điều chuyển, thay thế chủ tịch CĐ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao, sử dụng cán bộ phù hợp năng lực sở trường và theo đúng tiêu chuẩn, chức danh. Phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có triển vọng phát triển để bố trí vào vị trí chủ tịch CĐ của từng đơn vị trường học.

Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các cấp ủy cần quan tâm xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học có chất lượng, chú trọng ngay từ khâu tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và cả chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đội ngũ này.

Để công tác quản lý chủ tịch CĐCS các trường học có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực, uy tín của cán bộ, cần tiến hành kiểm tra, giám sát từ hai phía: từ phía lãnh đạo quản lý (cấp ủy Đảng), BCH CĐ và từ phía đoàn

85

viên CBGVNV. Trong công tác quản lý chủ tịch CĐ, cần coi trọng việc tự đánh giá, quản lý của chính mỗi người cán bộ. Do vậy, các cấp CĐ cần đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

UBKT LĐLĐ thành phố phối hợp với các ban nghiệp vụ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn UBKT CĐ các trường học chủ động xây dựng quy chế hoạt động, chương trình công tác nhiệm kỳ, xây dựng nội quy và lịch tiếp đoàn viên CNVCLĐ, đặc biệt xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàng quý và cả năm.

Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ làm công tác kiểm tra, đặc biệt là BCH CĐ các trường học nhận thức được kiểm tra là một công cụ trong quản lý, là biện pháp hàng đầu để xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh.

LĐLĐ cần quan tâm tổ chức giám sát việc khắc phục những nội dung còn hạn chế được nêu trong kết luận kiểm tra; tích cực tham mưu, đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại các CĐCS trường học; coi trọng công tác tự kiểm tra để tự hoàn thiện tổ chức đơn vị mình; đổi mới phương pháp bồi bưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra ở các CĐ trường học để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức CĐ ngày càng vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)