Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 50)

Chúng tôi thu phiếu khảo sát và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê, tính tỉ lệ %.

Thang đo có 04 loại:

- Loại có 02 mức độ: Đủ/Thiếu - Loại có 03 mức độ: + Hợp lý/Ít hợp lý/Không hợp lý + Phù hợp/Ít phù hợp/Không phù hợp - Loại có 04 mức độ: + Tốt/Khá/TB/Yếu

+ Rất cần thiết/Cần thiết/Ít cần thiết/Không cần thiết - Loại tính mức độ bằng điểm số (từ 1 – 5)

2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.3.1. Về số lượng của đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

Thành phố Vị Thanh có 30 CĐCS trường học và số lượng chủ tịch CĐCS các trường học là 30, đảm bảo số lượng chủ tịch CĐCS theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam. Qua khảo sát ý kiến, 100% ý kiến cho rằng số lượng chủ tịch CĐCS hiện nay là đủ.

2.3.2. Về chất lượng của đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở

41

Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động công đoàn. Do hầu hết chủ tịch công đoàn đều là kiêm nhiệm, công việc thường xuyên biến động, thực hiện chuyên môn là chủ yếu nên ít có thời gian dành cho hoạt động công đoàn. Một số chủ tịch còn hạn chế về năng lực, chưa nắm vững lý luận và nghiệp vụ công đoàn, chưa am hiểu sâu về pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động, thiếu kỹ năng cần thiết nên còn lúng túng trong xử lý các mối quan hệ và tổ chức các hoạt động công đoàn. Một số chủ tịch thiếu nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đó, chủ tịch công đoàn là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CBGVNV nhưng lại chịu sự quản lý của hiệu trưởng nên việc chăm lo và bảo vệ cho CBGVNV còn hạn chế. Chủ tịch công đoàn chịu nhiều áp lực, bị chi phối trong hoạt động bởi hiệu trưởng nhà trường.

Để đánh giá đúng chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học, tác giả đã điều tra, khảo sát 152 người là BCH CĐCS các trường học và 30 lãnh đạo Đảng, chính quyền của các trường, kết quả thu được như sau:

2.3.2.1. Phẩm chất chính trị, tư tưởng

Bảng 2.3. Kết quả điều tra, khảo sát về chính trị, tư tưởng

TT Tiêu chí điều tra, khảo sát Mức độ % Tốt Khá TB Yếu

1 Nắm vững đường lối cách mạng và đường

lối giáo dục của Đảng 34.1 47.8 18.1 /

2 Giác ngộ chính trị, nhiệt tình cách mạng 40.7 48.9 10.4 / 3 Gương mẫu về đạo đức, lối sống 42.9 53.3 3.8 /

4 Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tôn trọng

nguyên tắc quản lý 36.8 39.0 24.2 /

5 Năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu

42

Số liệu thu được ở bảng 2.3 cho thấy cả 05 tiêu chí đều có tỷ lệ ở mức độ tốt, khá khá cao nhưng cũng đều có đánh giá ở mức trung bình. Từ đó có thể khẳng định hầu hết chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số chủ tịch công đoàn thiếu tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc chưa ngiêm túc, nói chưa đi đôi với làm, năng lực chuyên môn và tư duy chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức trong tình hình mới, trình độ lý luận còn thấp.

Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của BCH CĐCS các trường học như sau:

Bảng 2.4. Trình độ của ủy viên BCH CĐCS các trường học

Cán bộ Tổng số

Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị Đại học Cao đẳng Trung học Trung cấp Sơ cấp Ủy viên BCH CĐCS 152 118 22 12 03 24 Tỷ lệ 100% 77.6% 14.5% 7.9% 2% 15.8% Nguồn: Tổ chức LĐLĐ thành phố Vị Thanh

Kết quả trên cho thấy trình độ lý luận của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học hiện nay còn thấp nên việc nắm các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người lao động còn hạn chế. Vì không nắm vững nên khi thực hiện công tác, các chủ tịch CĐCS dễ mắc phải thiếu sót, không tạo được niềm tin cho người lao động. Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các cấp công đoàn hiện nay là phải nâng cao trình dộ lý luận cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học.

43

2.3.2.2. Phẩm chất nghề nghiệp

Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều kết quả to lớn và toàn diện, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, trình độ công

nghệ trong sản xuất được nâng lên.Song song đó, các mặt tích cực và tiêu

cực của cơ chế thị trường đang hằng ngày, hằng giờ tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội nước ta, tác động trực tiếp đến giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn nói chung, đến đội ngũ chủ tịch công đoàn nói riêng. Cùng với đó, khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển như vũ bão, thúc đẩy thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế và trang thiết bị sản xuất. Những tác động đó đòi hỏi đội ngũ chủ tịch công đoàn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đủ khả năng tiếp cận được với khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Nhìn chung, đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong công tác công đoàn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là trong đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học hiện nay đang có tình trạng hạn chế về năng lực chuyên môn và quản lý; kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay; …

Bảng 2.5. Kết quả điều tra, khảo sát về phẩm chất nghề nghiệp

TT Tiêu chí điều tra, khảo sát Mức độ % Tốt Khá TB Yếu

1 Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý 40.7 33.0 26.4 / 2 Nhạy bén, phân tích tình hình sát, đúng thực tế 28.6 36.3 35.2 / 3 Có ý thức tự học, tự rèn luyện và nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 36.3 33.5 30.2 / 4 Trong công tác quản lý luôn cải tiến và sáng tạo 39.6 25.8 34.6 / 5 Nắm vững nội dung công tác công đoàn 48.4 31.9 19.8 /

44

Qua khảo sát, các tiêu chí có mức độ đánh giá trung bình khá cao. Điều đó có nghĩa là trong đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học hiện nay vẫn chưa nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc phát triển đất nước nên chưa chú ý đến việc học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý. Chưa nhạy bén trong nhận định, phân tích, đánh giá tình hình nên chưa có đủ năng lực bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và than gia quản lý nhà trường. Nhiều chủ tịch CĐCS còn thiếu ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ. Họ không nhận thức được việc học tập thường xuyên là nhiệm vụ bắt buộc để đáp ứng với yêu cầu của công tác công đoàn trong thời kỳ mới của đất nước. Việc nghiên cứu, cải tiến hoạt động công đoàn chưa được chú trọng nhiều. Nhiều chủ tịch công đoàn chỉ chú trọng công tác giảng dạy còn hoạt động công đoàn thì làm rập khuôn, máy móc theo hướng dẫn của cấp trên, thiếu linh hoạt sáng tạo. Theo khảo sát, thì có đến 19.8% ý kiến cho rằng nhiều chủ tịch công đoàn vẫn còn chưa nắm vững nội dung công tác công đoàn nên khi triển khai, tổ chức các hoạt động chưa thuyết phục được nhiều quần chúng tham gia.

Để nâng cao phẩm chất nghề nghiệp của chủ tịch CĐCS các trường học, các cấp công đoàn cần chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học, nhất là những chủ tịch mới được bổ nhiệm. Song song đó, bản thân mỗi chủ tịch công đoàn cần phải nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.

2.3.2.3. Năng lực tham gia quản lý

Đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học có vai trò tiếp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; tham gia quản lý nhà trường,...

45

Với cương vị là người đứng đầu BCH CĐCS, là người thay mặt BCH đại diện cho tập thể trong quá trình tham gia quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân lao động, chủ tịch CĐCS các trường học cần phải quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CBGVNV. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và là công tác thường xuyên.

Qua khảo sát năng lực tham gia quản lý của đội ngũ chủ tịch CĐCS, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về năng lực tham gia quản lý

Tốt Khá TB Yếu

1 Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của

người quản lý 32.4 39.6 26.9 1.1

2 Phối hợp với chính quyền và các tổ

chức trong đơn vị 36.8 48.9 14.3 /

3 Nắm vững chế độ chính sách đối với

CB, NG, NLĐ 30.8 39.0 25.8 4.4

4 Tổ chức thực hiện các phong trào và

các cuộc vận động lớn của ngành 45.1 34.6 20.3 /

5 Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên

môn theo chức năng của công đoàn 25.3 30.8 42.3 1.6 Kết quả khảo sát cho thấy năng lực tham gia quản lý của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học còn nhiều hạn chế, nhất là ở tiêu chí 1, 3, 5 có đánh giá yếu. Đều này đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học. Do năng lực chuyên môn về công tác công đoàn còn hạn chế nên đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, yêu cầu của sự phát triển của đất nước trong gia đoạn hiện nay; chưa nắm vững các chế độ chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành. Từ đó, yêu cầu đặt ra cho đội ngũ chủ tịch CĐCS

46

các trường học hiện nay là bản thân mỗi người phải không ngừng học tập, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công đoàn, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của người quản lý, chế độ chính sách đối với CB, NG, NLĐ và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng của công đoàn.

2.3.2.4. Năng lực vận động, thuyết phục quần chúng

Một chủ tịch công đoàn giỏi là phải có năng lực vận động, thuyết phục quần chúng. Đây là một nghệ thuật. Do đó đòi hỏi cán bộ công đoàn phải xâm nhập thực tiễn, sâu sát tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, trình độ của từng CBGVNV.

Qua khảo sát về năng lực vận động, thuyết phục quần chúng của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sátvề năng lực vận động, thuyết phục quần chúng

TT Tiêu chí điều tra, khảo sát Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu

1 Phong cách làm việc dân chủ 81.9 16.5 1.6 / 2 Được quần chúng tin yêu, tín nhiệm 72.0 24.2 3.8 / 3 Biết phát huy sức mạnh tập thể 79.1 16.5 4.3 / 4 Nhiệt tình, tâm huyết với công tác

công đoàn 57.7 30.8 9.9 1.6

5 Có bản lĩnh đấu tranh bảo vệ lẽ phải 48.4 37.9 9.3 4.4 Các số liệu đã cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3 có mức độ tốt khá cao. Điều đó đã cho thấy đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học đa số có phong cách làm việc dân chủ, được quần chúng tin yêu, tín nhiệm. Từ đó, chủ tịch CĐCS sẽ dễ dàng tập hợp, vận động CBGVNV nhà trường tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn và các phong trào thi đua của nhà trường, phát huy được sức mạnh của tập thể.

47

Tiêu chí 4, 5 có đánh giá ở mức độ yếu. Có thể nói đây chính là hạn chế của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học hiện nay. Do công tác công đoàn chỉ là kiêm nhiệm và chế độ chính sách, đãi ngộ chưa tương xứng với công việc nên nhiều chủ tịch công đoàn làm việc thiếu nhiệt tình, tâm huyết. Mặc khác, chủ tịch CĐCS cũng là người làm công, chịu sự quản lý của hiệu trưởng cho nên việc đấu tranh bảo vệ người lao động chưa mạnh mẽ, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Để chủ tịch CĐCS mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả cao; cần phải có một cơ chế rõ ràng, cụ thể để bảo vệ đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học. Có như thế chủ tịch CĐCS mới dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu, lãng phí,… phê phán những việc làm chưa đúng đang diễn ra ở các trường để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CBGVNV.

Từ kết quả khảo sát từng nội dung yêu cầu về chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS, tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá chung về chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học

Nội dung Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Tốt 116 63.7

Đạt yêu cầu 63 34.6

Chưa đạt yêu cầu 3 1.6

48

Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.8, nhìn chung đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh có bản lính chính trị vững vàng; năng động, sáng tạo; có trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong công tác công đoàn; có ý thức tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của đất nước trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng còn không ít chủ tịch CĐCS các trường học năng lực còn hạn chế, chưa nắm vững các nội dung công tác công đoàn, các chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến người lao động; thiếu chủ động, sáng tạo, lời nói chưa đi đôi với việc làm; chưa thực sự bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động; làm việc còn nặng về hành chính thiếu hoạt động thực tế.

Theo khảo sát thì có đến 34.6% ý kiến đánh giá chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS các trường học đạt yêu cầu và 1.6% chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ này khá cao, đã phản ánh phần nào thực trạng chất lượng của đội ngũ chủ tịch CĐCS. Mà chất lượng đội ngũ chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của CĐCS. Chính vì vậy, để biết được chất lượng của CĐCS các trường học, tác giả đã xin ý kiến của lãnh đạo Đảng, chính quyền của 30 trường học tại thành phố Vị Thanh. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá chung về hoạt động của CĐCS các trường học

Nội dung Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Tốt 22 73.3

Khá 5 16.7

Trung bình 3 10

Yếu 0 0

Tổng số 30 100

Kết quả khảo sát đã cho thấy hoạt động của CĐCS các trường học tại thành phố Vị Thanh tương đối tốt với 73.3% ý kiến đánh giá hoạt động ở mức tốt. Tuy nhiên, có đến 10% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều đó cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở trong các trường học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)