5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Năm 2019 là năm thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, đồng thời cũng là năm tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thực hiện rà soát các nhiệm vụ trọng tâm, các công trình, dự án trọng điểm, mang tính động lực, gắn với nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...Để thực hiện được các mục tiêu trên, thành phố đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp như: đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng loạt khởi công và triển khai các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản… Để quản lý tốt nguồn vốn trong XDCB những năm qua Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như sau:
Phân cấp, phân quyền trong quản lý vốn đầu tư XDCB: trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đó cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sử dông; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình… Gắn các bước trên là thủ tục và hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành vốn đầu tư. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công
việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ.
Giải quyết kịp thời, hài hòa công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, để có được thành công địa phương đã thực hiện mạnh mẽ các vấn đề sau:
- UBND Thành phố đó ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ chế này được Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dựng hạ tầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước.
- UBND Thành phố rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc, trước hết là Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp cho đến các đoàn thể, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kế hoạch và ký kết các chương trình công tác phối hợp. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ của Nhà nước đó đề ra.
- Phát huy vai trò trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Cá nhân đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đã từng đối thoại trực tiếp với từng người dân một cách thấu lý đạt tình để giải quyết vướng mắc có thể theo quy định của
pháp luật và thực tế. Hình ảnh giải quyết công việc trực tiếp này đó được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng đã phần nào tăng sức thuyết phục và được đánh giá cao ở cả hai khía cạnh tăng cường niềm tin của dân đối với Nhà nước, mặt khác có tác dụng nâng cao trách nhiệm cán bộ công chức dưới quyền trong việc trau dồi nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc.
Do đó, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2019 ước đạt 40.010 tỷ đồng, đạt 96,2% kế hoạch, tăng 3,6% so với năm 2018 (KH: tăng 5-6%). Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 tiếp tục tăng, trong đó vốn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, là động lực quan trọng của nền kinh tế, ước tính năm 2019 đạt 25.743 tỷ đồng. Đáng lưu ý là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 2019 đạt 4.917 tỷ đồng, tăng 3,1% (UBND thành phố Đà Nẵng, 2019).