Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
4.2.1. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN của tỉnh gắn liền theo giai đoạn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
Như đã đánh giá, phân tích tại Chương 3, hiện nay tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN mà
ghép chung vào Chương trình cơng tác năm và cơ chế điều hành phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm nên các ngành chức năng của tỉnh thiếu chủ động trong việc thực hiện chính sách. Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Kạn xây dựng, ban hành theo giai đoạn 5 năm, gắn liền thời kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và theo quy định thực hiện nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (5 năm).
Kế hoạch tổ chức phải xác định hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện chính sách, trong đó nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cơ quan đơn vị như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh...để các đơn vị chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao, không trông chờ vào sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trong Kế hoạch thực hiện chính sách, UBND tỉnh cũng quy định rõ những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan trong tham gia tổ chức, điều hành thực hiện chính sách và các quy định về khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Kạn. Kế hoạch cũng quy định về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát thực thi chính sách.
Nghiên cứu lồng ghép quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản vào Kế hoạch thực hiện chính sách, đồng thời quy định chi tiết về cơng tác thanh tra, kiểm tra để tạo ra đồng bộ trong giám sát; trong đó phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao về quản lý vốn đầu tư.
Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời giữa các Sở, ngành với nhau và giữa cơ quan cấp tỉnh với các địa phương trong việc quá trình tun truyền, phổ biến, hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Kế hoạch phải giao
nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương phải chủ động theo dõi, xử lý các khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý vốn đầu tư theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.
Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây nên thất thốt và lãng phí trong quản lý nguồn vốn đầu tư. Do vậy để xác định chủ trương đầu tư được đúng đắn cần phải bổ sung cơ chế, xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn chủ trương đầu tư như: phù hợp quy hoạch chung, đúng với quy hoạch ngành, có tính hiệu quả bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; phù hợp nhu cầu thực tế; tập trung đầu tư các cơng trình, dự án trọng điểm, liên vùng, có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tránh tình trạng cục bộ địa phương trong đầu tư, đặc biệt phải chú ý đến khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách... Kiên quyết đình hỗn, giãn tiến độ hoặc cắt giảm các dự án có quy mơ lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả kinh tế, xã hội thấp.