Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 46)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Báo chí, website về chủ chương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về đầu tư XDCB và quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.

- Báo cáo cấp vốn, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, luận văn khơng tiến hành điều tra hết tồn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính tốn, suy rộng ra thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung).

b. Đối tượng thu thập thông tin

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tác giả tiến hành khảo sát với 02 nhóm đối tượng là (i) Lãnh đạo quản lý trong hệ thống bộ máy quản lý chi XDCB từ NSNN cấp tỉnh, huyện tại UBND, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc nhà nước, Thanh tra các cấp, Phịng Tài chính & Kế hoạch… và (ii) Lãnh đạo quản lý tại các DN trực tiếp thực hiện cơng trình XDCB bằng vốn NSNN.

c. Quy mơ mẫu

Đối với cán bộ quản lý, tác giả tiến hành điều tra lãnh đạo, cán bộ quản lý trực tiếp tại hệ thống bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm:

Bảng 2.1. Phân bổ đối tượng khảo sát theo cấp quản lý

Cấp quản lý Số lượng mẫu

UBND tỉnh 01 Phó chủ tịch phụ trách trực tiếp

Sở Kế hoạch & Đầu tư 02: phó giám đốc, trưởng phịng Tổng hợp Sở Tài chính 02: phó giám đốc, trưởng phịng Quản lý NS Sở Xây dựng 02: phó giám đốc, trưởng phịng Phát triển đơ

thị và hạ tầng kỹ thuật

Kho Bạc nhà nước tỉnh 02: phó giám đốc, trưởng phịng Kiểm soát chi Thanh tra tỉnh 01 phó chánh thanh tra

UBND huyện 08 phó chủ tịch thành phố, huyện

Phịng Tài chính & Kế hoạch 08 trưởng phòng (1 thành phố, 7 huyện) Phòng Kinh tế hạ tầng 08 trưởng phòng (1 thành phố, 7 huyện) Kho Bạc nhà nước huyện 08 trưởng phòng (1 thành phố, 7 huyện) Phòng Thanh tra 08 trưởng phòng (1 thành phố, 7 huyện)

TỔNG 50

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Với đối tượng là các DN trực tiếp thực hiện cơng trình XDCB bằng vốn NSNN (khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp thi cơng cơng trình), để đảm bảo tính

khách quan tác giả xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu dựa theo công thức Slovin (1960) như sau: 2 . 1 N e N n   Trong đó: n: Cỡ mẫu N: Tổng thể chung

e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5%. Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu báo cáo từ các Sở, UBND các huyện thì tổng số dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN là 457 dự án. Áp dụng cơng thức Slovin sẽ tính được số phiếu cần khảo sát là 213.

Nhằm đảm bảo tính đại diện tác giả tiến hành phân bổ số phiếu khảo sát như sau:

Bảng 2.2. Phân bổ số phiếu khảo sát theo lĩnh vực XDCB từ NSNN

TT Lĩnh vực Tổng số cơng trình Số cơng trình được khảo sát Tỷ lệ (%) 1 Công nghiệp 40 19 47,50 2 Nông nghiệp 29 14 48,28 3 Giao thông 62 30 48,39 4 Văn hóa - Du lịch 69 33 47,83 5 Giáo dục 51 24 47,06 6 Khoa học công nghệ 71 32 45,07 7 Nhà ở 6 2 33,33 8 Phát thanh truyền hình 18 9 50,00 9 Y tế 42 20 47,62 10 Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 69 30 43,48 Tổng 457 213 46,71

d. Quy trình điều tra

Điều tra chọn mẫu gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra, xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, tập huấn điều tra, điều tra sơ bộ, điều tra chính thức.

Phương pháp điều tra: sử dụng 02 phương pháp: phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát.

Thời gian điều tra, khảo sát: 01/12/2019 đến 30/12/2019

Đối với phiếu điều tra lãnh đạo quản lý: tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Số phiếu phát ra 50, số phiếu thu về hợp lệ 50 phiếu.

Đối với điều tra doanh nghiệp thực hiện dự án: tác giả sử dụng phương pháp phát phiếu khảo sát. Số phiếu phát ra 250 phiếu, số phiếu thu về 225 phiếu và 213 phiếu đạt yêu cầu.

e. Xây dựng phiếu điều tra

Bảng khảo sát được xây dựng cho 2 đối tượng là lãnh đạo quản lý trong hệ thống bộ máy quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN và các DN trực tiếp thực hiện cơng trình XDCB bằng vốn NSNN. Trong đó, mỗi bảng khảo sát được thiết kế thành hai phần như sau:

- Phần I: Thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần II: Nội dung khảo sát được cụ thể bằng các câu hỏi nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ đồng ý với các nội dung liên quan đến thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Nghiên cứu sử dụng dạng thang đo Likert với 05 mức độ nhằm đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất khơng đồng ý đến rất đồng ý. Trong đó, giá trị khoảng cách được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (5−1)

Bảng 2.3. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,0 - 1,8 Rất không đồng ý

2 1,80 - 2,6 Không đồng ý

3 2,6 - 3,4 Khơng có ý kiến

4 3,4 - 4,2 Đồng ý

5 4,2 - 5,0 Rất đồng ý

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2009; Hồng Trọng, 2008)

Trên sơ sở tham khảo ý kiến của những người được phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Trong giai đoạn thiết kế thang đo của bản khảo sát, luận văn đã tiến hành tham khảo ý kiến về văn phong trong bản câu hỏi, có hiện tượng trùng lặp trong bảng hỏi hay nội dung câu hỏi có dễ hiểu để từ đó xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên EXCEL và kết quả được trình bày vào bảng biểu, đồ thị để dễ dàng đánh giá cũng như đưa ra những đặc điểm riêng biệt thông qua các số liệu đã thu thập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ

bản của biến số với dữ liệu của mẫu nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu về dữ liệu đã thu thập được. Đối với biến có giá trị liên tục các chỉ số có như chỉ số trung bình (mean), cao nhất (max), thấp nhất (min) và độ lệch chuẩn (standard deviation) của biến để có các đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu. Một trong những phân tích quan trọng trong phần này là kiểm tra phân bố của các biến, nhất là biến phụ thuộc cần có phân bố chuẩn khơng, việc kiểm tra giúp có phương án xử lý phù hợp trước khi tiến hành phân tích (Nguyễn Đình

tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Bắc Kạn tại chương 3.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra xu hướng và mức độ

biến động của các hệ thống chỉ tiêu. Trong phạm vi luận văn, phương pháp này được dùng để so sánh dự toán, quyết toán chi theo năm, theo địa bàn, nguồn vốn, loại vốn… để có những đánh giá phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)