Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB NSNN

 Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng chi dự toán ngân sách: so sánh giữa dự toán nguồn vốn được giao giữa các năm, tổng số NSNN dành cho chi XDCB và tỷ lệ chi so với dự toán được giao.

Tỷ lệ tăng chi dự toán ngân

sách =

DT năm n

x 100 DT năm (n-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán chi XDCB ngân sách nhà nước (Dương Đăng Chinh, 2009).

 Chỉ tiêu Tỷ lệ chấp hành chi ngân sách:

Tỷ lệ chấp hành chi ngân sách = Nguồn chi trong từng lĩnh vực x 100 Tổng nguồn chi ĐTXDCB

Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tầm quan trọng, mức độ chi của khoản mục đó trong cơ cấu chi XDCB của địa phương (Phạm Văn Khoan, 2010).

 Chỉ tiêu Tỷ lệ quyết toán chi ngân sách:

Tỷ lệ quyết toán chi ngân sách = Tổng quyết toán chi x 100 Tổng nguồn chi XDCB dự toán

Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ quyết toán chi XDCB NSNN so với dự toán để thấy được mức độ quản lý ra sao (Bộ Tài chính, 2012).

 Chỉ tiêu đánh giá kết quả thanh, kiểm tra

- Kết quả kiểm soát chi ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước.

- Số món thanh toán chưa đủ thủ tục, số tiền từ chối thanh toán do: Chi sai chế độ tiêu chuẩn, định mức; Chi vượt dự toán ngân sách Nhà nước; Sai các yếu tố trên chứng từ chi NS; Thiếu hồ sơ thủ tục; Sai mục lục ngân sách.

- Tổng chi tiền mặt, tỷ lệ chi tiền mặt trên tổng chi XDCB (Lương Minh Việt, 2010).

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lí

Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;

Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.

* Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.

Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.

Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dich theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m

Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

* Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

* Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một

vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2016).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Những ngày đầu thành lập, tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, người dân thưa thớt đa số là người dân tộc với trình độ dân trí thấp. Trải qua 23 năm phát triển, với sự đoàn kết nhất trí cao trên các mặt công tác, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn, vận động tuyên truyền nhân dân triển khai phát triển sản xuất đảm bảo kế hoạch kinh tế - xã hội Bắc Kạn đã có những bước chuyển vững chắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, đem lại niềm tin và sự phấn khởi cho người dân vào tương lai tốt đẹp. Giai đoạn 2017 - 2019, là thời kỳ nền kinh tế của Việt Nam nói chung đã đi vào ổn định, cơ bản khắc phục hậu quả trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên với những khó khăn, thách thức trong nội tại của tỉnh liên quan đến: Dịch tả lợn châu Phi, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, doanh thu và chất lượng du lịch còn hạn chế, tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chậm…Nên những kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã thể hiện rõ nét nỗ lực, đoàn kết của người dân và chính quyền tỉnh. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt được đều bằng hoặc lớn hơn kế hoạch đề ra trong năm; thu ngân sách đạt khá, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đảm bảo yêu cầu, quốc phòng - an ninh được giữ vững…

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. GRDP Tỷ đồng 6030 6596,7 7040

- Công nghiệp & xây dựng Tỷ đồng 1118 1120,7 1320

- Nông, lâm nghiệp Tỷ đồng 1905 2005 1992

- Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 3007 3471 3728

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 5,63 6,2 6,7 3. GRDP bình quân/người Tr.đồng 26,3 31,8 34,2 4. Thu ngân sách trong cân đối Tỷ đồng 583,2 654 723 5. Tổng sản lượng lương thực Tấn 176.631 178.615 175.432 6. Lương thực bình quân/người Kg 559 553 559 7. Diện tích trồng rừng Ha 7229 6909 6614 8. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm % 23,47 21,88 19,38 9. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT % 96,8 96,3 95,4

10. Tỷ lệ đóng BHYT % 96 98 97

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)

Giai đoạn 2017 - 2019, tổng giá trị gia tăng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) dao động trong khoảng từ 6000 - 7.000 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng đạt 6,0%/năm. Cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực và đúng định hướng: Phát triển khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ (chiếm khoảng trên 50%), ổn định khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng (chiếm khoảng trên 15%) và giảm dần khu vực kinh tế nông nghiệp (chiếm khoảng 30%). Mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng với chiều sâu.

Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh được đầu tư mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm…phát triển đồng bộ. Đáng kể đó là tỉnh đã được đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 3 mới đáp ứng yêu cầu giao thương và rút ngắn khoảng cách giữa Bắc Kạn với các tỉnh miền xuôi.

Lĩnh vực nông lâm nghiệp những năm qua đạt được kết quả đáng ghi nhận. Sản lượng lương thực có sự tăng trưởng hàng năm nhờ đẩy mạnh cơ giới

hóa vào sản xuất, đưa nhiều giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2017 - 2019 dao động đạt khoảng 176.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 550 kg/người/năm. Đến nay, tỉnh đã có 06 sản phẩm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 02 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (Hồng không hạt Bắc Kạn và Quýt Bắc Kạn); 04 sản phẩm được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể (Gạo Bao thai Chợ Đồn, Miến dong Bắc Kạn, gạo Khẩu nua lếch Ngân Sơn và chè Shan tuyết Bằng Phúc). Ngoài ra, Bắc Kạn còn rất nhiều loại nông sản khác phát triển thành hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các giải pháp trồng rừng, chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Kết quả hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Đến nay, độ che phủ rừng của Bắc Kạn đạt trên 72% vào diện cao nhất cả nước.

Về sản xuất công nghiệp những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp vượt kế hoạch và kịch bản đề ra. Tỉnh đã quan tâm, thường xuyên gặp mặt - đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường thương mại - dịch vụ diễn ra sôi động, lượng hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân, chỉ số giá tiêu dùng ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Nỗ lực triển khai công tác xúc tiến đầu tư, Bắc Kạn ngày càng khẳng định là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, trong đó đã thu hút được các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại Vincom Bắc Kạn trước thềm năm mới với nhiều tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế vượt trội góp phần phục vụ nhu cầu mua sắm cho người dân địa phương và du khách.

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội được thực hiện khá tốt, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, gắn kết hài hòa giữa nâng cao chất lượng đời sống tinh

thần với phát triển kinh tế, kết hợp đầu tư phát triển với bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội. Kết quả chất lượng giáo dục ngày càng toàn diện, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được giữ vững, tỷ lệ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2017-2019 đạt khoảng 96%, vượt kế hoạch ra. Công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, với kết quả đạt khá. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp, nhiều kỹ thuật tiên tiến và hiện đại được áp dụng, đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị. Chất lượng đội ngũ y, bác sĩ được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 97%.

Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin và truyền thông được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng khá tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và phát triển cả về quy mô chất lượng, toàn tỉnh có 66% làng, bản, tổ phố văn hóa và 83% gia đình văn hóa. Các di tích đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và có đóng góp cho ngành du lịch. Tổng lượng khách du lịch ước đạt từ 450.000 đến 480.000 lượt khách/năm và tổng doanh thu du lịch bình quân khoảng 320 tỷ đồng/năm. Công tác đào tạo nghề được thực hiện hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động/năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Tính đến hết năm 2019, trên toàn tỉnh có 22 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; bình quân mỗi xã đạt 11,7 tiêu chí. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn này luôn được quan tâm bằng nhiều giải pháp cụ thể. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm khoảng 2 - 3%/năm còn 19,38% năm 2019.

3.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 Kạn giai đoạn 2017 - 2019

3.2.1. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc hội và Chính phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở Tài chính ở cấp tỉnh, phòng Tài chính cấp huyện và Ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc Nhà nước các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản lý về chi NSNN trong đầu tư XDCB nói riêng. Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương như sau:

a. Ủy ban nhân dân các cấp

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

Thực hiện quản lý trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật Nhà nước về những quyết định của mình.

b. Cơ quan tài chính các cấp

Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc Nhà nước thanh toán cho dự án.

Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN.

Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)