Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Những ngày đầu thành lập, tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, người dân thưa thớt đa số là người dân tộc với trình độ dân trí thấp. Trải qua 23 năm phát triển, với sự đoàn kết nhất trí cao trên các mặt cơng tác, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn, vận động tuyên truyền nhân dân triển khai phát triển sản xuất đảm bảo kế hoạch kinh tế - xã hội Bắc Kạn đã có những bước chuyển vững chắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, đem lại niềm tin và sự phấn khởi cho người dân vào tương lai tốt đẹp. Giai đoạn 2017 - 2019, là thời kỳ nền kinh tế của Việt Nam nói chung đã đi vào ổn định, cơ bản khắc phục hậu quả trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008. Tuy nhiên với những khó khăn, thách thức trong nội tại của tỉnh liên quan đến: Dịch tả lợn châu Phi, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, doanh thu và chất lượng du lịch còn hạn chế, tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chậm…Nên những kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã thể hiện rõ nét nỗ lực, đồn kết của người dân và chính quyền tỉnh. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt được đều bằng hoặc lớn hơn kế hoạch đề ra trong năm; thu ngân sách đạt khá, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, mơi trường đảm bảo u cầu, quốc phịng - an ninh được giữ vững…

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. GRDP Tỷ đồng 6030 6596,7 7040

- Công nghiệp & xây dựng Tỷ đồng 1118 1120,7 1320

- Nông, lâm nghiệp Tỷ đồng 1905 2005 1992

- Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 3007 3471 3728

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 5,63 6,2 6,7 3. GRDP bình quân/người Tr.đồng 26,3 31,8 34,2 4. Thu ngân sách trong cân đối Tỷ đồng 583,2 654 723 5. Tổng sản lượng lương thực Tấn 176.631 178.615 175.432 6. Lương thực bình quân/người Kg 559 553 559 7. Diện tích trồng rừng Ha 7229 6909 6614 8. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm % 23,47 21,88 19,38 9. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT % 96,8 96,3 95,4

10. Tỷ lệ đóng BHYT % 96 98 97

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)

Giai đoạn 2017 - 2019, tổng giá trị gia tăng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) dao động trong khoảng từ 6000 - 7.000 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng đạt 6,0%/năm. Cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực và đúng định hướng: Phát triển khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ (chiếm khoảng trên 50%), ổn định khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng (chiếm khoảng trên 15%) và giảm dần khu vực kinh tế nơng nghiệp (chiếm khoảng 30%). Mơ hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng với chiều sâu.

Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh được đầu tư mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm…phát triển đồng bộ. Đáng kể đó là tỉnh đã được đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 3 mới đáp ứng yêu cầu giao thương và rút ngắn khoảng cách giữa Bắc Kạn với các tỉnh miền xuôi.

Lĩnh vực nông lâm nghiệp những năm qua đạt được kết quả đáng ghi nhận. Sản lượng lương thực có sự tăng trưởng hàng năm nhờ đẩy mạnh cơ giới

hóa vào sản xuất, đưa nhiều giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2017 - 2019 dao động đạt khoảng 176.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 550 kg/người/năm. Đến nay, tỉnh đã có 06 sản phẩm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 02 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (Hồng không hạt Bắc Kạn và Quýt Bắc Kạn); 04 sản phẩm được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể (Gạo Bao thai Chợ Đồn, Miến dong Bắc Kạn, gạo Khẩu nua lếch Ngân Sơn và chè Shan tuyết Bằng Phúc). Ngồi ra, Bắc Kạn cịn rất nhiều loại nơng sản khác phát triển thành hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các giải pháp trồng rừng, chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Kết quả hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Đến nay, độ che phủ rừng của Bắc Kạn đạt trên 72% vào diện cao nhất cả nước.

Về sản xuất cơng nghiệp những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp vượt kế hoạch và kịch bản đề ra. Tỉnh đã quan tâm, thường xuyên gặp mặt - đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường thương mại - dịch vụ diễn ra sơi động, lượng hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân, chỉ số giá tiêu dùng ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Nỗ lực triển khai công tác xúc tiến đầu tư, Bắc Kạn ngày càng khẳng định là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, trong đó đã thu hút được các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại Vincom Bắc Kạn trước thềm năm mới với nhiều tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế vượt trội góp phần phục vụ nhu cầu mua sắm cho người dân địa phương và du khách.

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội được thực hiện khá tốt, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, gắn kết hài hòa giữa nâng cao chất lượng đời sống tinh

thần với phát triển kinh tế, kết hợp đầu tư phát triển với bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội. Kết quả chất lượng giáo dục ngày càng tồn diện, cơng tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được giữ vững, tỷ lệ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2017-2019 đạt khoảng 96%, vượt kế hoạch ra. Cơng tác phịng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, với kết quả đạt khá. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp, nhiều kỹ thuật tiên tiến và hiện đại được áp dụng, đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị. Chất lượng đội ngũ y, bác sĩ được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 97%.

Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thơng tin và truyền thông được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng khá tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và phát triển cả về quy mơ chất lượng, tồn tỉnh có 66% làng, bản, tổ phố văn hóa và 83% gia đình văn hóa. Các di tích đã được đầu tư tu bổ, tơn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và có đóng góp cho ngành du lịch. Tổng lượng khách du lịch ước đạt từ 450.000 đến 480.000 lượt khách/năm và tổng doanh thu du lịch bình qn khoảng 320 tỷ đồng/năm. Cơng tác đào tạo nghề được thực hiện hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động/năm.

Chương trình xây dựng nơng thơn mới được các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Tính đến hết năm 2019, trên tồn tỉnh có 22 xã đạt chuẩn xã nơng thơn mới; bình qn mỗi xã đạt 11,7 tiêu chí. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn này luôn được quan tâm bằng nhiều giải pháp cụ thể. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm khoảng 2 - 3%/năm còn 19,38% năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)