Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ liên quan
- Hồn thiện mơi trường pháp lý: Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB và quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng trong điều
kiện mới, hệ thống pháp lý phải thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Cùng với hệ thống luật pháp, cần có những chính sách, chế độ và những hướng dẫn thực hiện, tránh việc ban hành những văn bản dưới luật mâu thuẫn với luật, tạo điều kiện thực hiện luật nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản chính sách, chế độ và hướng dẫn cần đầy đủ, chặt chẽ nhưng phải tránh chồng chéo để hạn chế những thất thốt khơng đáng có cho ngân sách nhà nước.
- Đối với công tác giám định đầu tư: Đề nghị cần xem xét lại công tác giám định đầu tư như hiện nay là chưa thực sự mang tính khách quan. Vì theo giám định thì ai là người ra quyết định đầu tư thì người đó quyết định tổ chức giám định đầu tư, trong khi đó nơi dung của giám định đầu tư bao gồm cả việc quyết định đầu tư, giám định chủ đầu tư, đánh giá lại các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư…
- Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý ngân sách Nhà nước.
- Cần có chế tài kiểm sốt giá XDCB nhất là giá vật liệu xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ.