Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
4.2.6. Nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức các chủ thể thực hiện
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Kạn
4.2.6.1. Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách quản lý vốn đầu tư và khả năng triển khai, thực thi chính sách, trong đó ưu tiên đào tạo về kỹ năng phân tích chính sách, quyết định và giám sát lĩnh vực kinh
tế, ngân sách, đầu tư...Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp để bổ sung, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, việc luân chuyển, điều động cán bộ phải có kế hoạch cụ thể, khơng để xảy ra tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo chuyên ngành trong các cơ quan tham mưu của tỉnh.
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư theo hướng đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngồi chun mơn phải có tầm nhìn tổng thể vĩ mơ, chiến lược về đầu tư xây dựng cơ bản.
4.2.6.2. Đối với đội ngũ chuyên viên tham mưu
Tuyển dụng, điều động những cán bộ, chuyên viên có chun mơn sâu về quản lý vốn đầu tư, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm và biết thực hiện các quy định pháp luật hiện hành. Cần tăng số lượng và chất lượng chuyên viên tham mưu UBND tỉnh và Sở, ngành chun mơn. Ngồi ra, có chính sách, chế độ phù hợp thu hút các chuyên gia giỏi trên lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư để tham mưu UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư.
Thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về quản lý vốn đầu tư hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương.
Lựa chọn, thiết kế các chương trình đào tạo hợp lý nhằm trang bị kiến thức quản lý vốn đầu tư, lĩnh vực, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực thi công vụ. Cần tập trung vào việc trang bị những kiến thức cơ bản như: kiến thức về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về khoa học quản lý, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết cơng việc liên quan đầu tư xây dựng cơ bản...Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo dành riêng cho từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và phải thống nhất trong phạm vi cả tỉnh, như đào tạo về công tác xác định, đánh giá chủ đầu tư, thẩm định dự án, đầu thầu, quyết toán, giám sát đầu tư...Nội dung
chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng: 1) ở vị trí cơng việc đó cán bộ, cơng chức, viên chức được làm những gì? 2) cán bộ, công chức, viên chức phải làm gì để thực hiện cơng việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất đối với quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Kạn?
4.2.6.3. Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Ban QLDA các cấp
Cần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ban QLDA huyện, cán bộ phụ trách cơng tác XDCB cấp huyện, xã có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu trong công tác QLDA. Bố trí đủ số lượng cán bộ chun mơn, nghiệp vụ cho ban QLDA huyện, đảm bảo tính kế thừa để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nêu cao vai trò của từng cá nhân trong nhiệm vụ được giao, phân công trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong mỗi dự án. Cần kiên quyết đưa ra khỏi ban QLDA những cán bộ khơng đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ trong quản lý thi cơng xây dựng cơng trình. Xây dựng hồn thiện cơ chế quy hoạch cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý của Ban QLDA thực sự phù hợp đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác chun mơn nhằm nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân trong công việc được phân cơng. Có sự ln chuyển cán bộ kỹ thuật giữa các dự án để tránh nảy sinh những tiêu cực trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCB.
4.2.6.4. Đối với cán bộ tại UBND cấp huyện, xã
Hướng dẫn UBND huyện, xã trong công tác QLDA đầu tư, yêu cầu cán bộ huyện, xã phải tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, quản lý dự án. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cán bộ cơ sở trong công tác quản lý dự án đầu tư. Kịp thời bổ sung hướng dẫn UBND huyện, xã, các chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ quản lý dự án đầu tư XDCB theo quy định. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với UBND huyện, xã trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn. Gắn trách
nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND huyện, xã trong việc ra đề xuất dự án đầu tư theo phân cấp, cơng tác bố trí nguồn vốn để nâng cao hiệu quả chất lượng của dự án sau đầu tư, giảm dần nợ công trong đầu tư XDCB.
4.2.7. Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB
Tăng cường đầu tư về trình độ chun mơn, khả năng phổ biến kiến thức cho cán bộ Sở Tư pháp và cơ quan chuyên ngành để nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động; thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo, tọa đàm, tập huấn về chính sách quản lý vốn đầu tư cho cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước cũng như các tầng lớp xã hội khác như các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn,…
Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quản lý vốn đầu tư XDCB cần phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và kịp thời. Thay đổi cơ quan chủ trì thực hiện cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ Sở Tư pháp sang các Sở chuyên ngành đối với các nội dung tun truyền có tình chun ngành để nội dung, phương thức đào tạo được thiết kế phù hợp theo từng chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB. Cụ thể: Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tập huấn, hướng dẫn Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Luật Đầu tư công, Sở Xây dựng tổ chức tập huấn Luật Xây dựng, Sở Tài chính tổ chức tập huấn về Luật Ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước tổ chức các lớp tập huấn liên quan đến hướng dẫn hồ sơ, thủ tục trong kiểm soát chi, thanh, quyết toán vốn đầu tư…
4.2.8. Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Hiện nay tỉnh Bắc Kạn chưa có hệ thống quản lý dự án đầu tư riêng; việc theo dõi, xử lý thông tin chủ yếu dựa theo số liệu của ngành Tài chính, tuy nhiên hệ thống thơng tin của ngành Tài chính chỉ cung cấp các thơng tin về số liệu giải ngân đối với các dự án thuộc khối tỉnh và Trung ương vì vậy việc xây dựng Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết nhằm tin học hóa quy trình quản lý hồ sơ cơng trình, quy trình quản lý vốn, giảm thời gian thực hiện cơng việc báo cáo tổng hợp; đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện dự án của chủ đầu tư, tình hình giải ngân kế hoạch vốn của cơng trình, dự án.
Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư NSNN được thiết kế xây dựng đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ thực hiện các nhiệm vụ:
- Theo dõi hồ sơ liên quan đến cơng trình, q trình xử lý hồ sơ, tiến độ hồ sơ và quản lý các văn bản pháp lý làm căn cứ cho hồ sơ cơng trình;
- Cơ sở dữ liệu hóa các dữ liệu về cơng trình, nguồn vốn, các đơn vị, cán bộ trong hệ thống;
- Quản lý kế hoạch tổng nguồn vốn, kế hoạch phân bổ nguồn vốn của năm; - Tổng hợp nhu cầu kế hoạch vốn của các đơn vị, lập kế hoạch vốn và điều chỉnh kế hoạch vốn của năm;
- Phân bổ nguồn vốn cho các cơng trình và thực hiện gửi kế hoạch vốn đã được duyệt cho đơn vị;
- Quản lý tiến độ thực hiện cơng trình, tiến độ giải ngân của cơng trình; - Quản lý nhu cầu kế hoạch vốn của các đơn vị;
- Quản lý thư viện các văn bản pháp lý; - Quản lý báo cáo thống kê;
- Kết nối, trao đổi dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai đến các tỉnh, thành phố;
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm khác của tỉnh khi có u cầu, phục vụ cơng tác báo cáo, thống kê số liệu tổng hợp.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ liên quan
- Hồn thiện mơi trường pháp lý: Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB và quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng trong điều
kiện mới, hệ thống pháp lý phải thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Cùng với hệ thống luật pháp, cần có những chính sách, chế độ và những hướng dẫn thực hiện, tránh việc ban hành những văn bản dưới luật mâu thuẫn với luật, tạo điều kiện thực hiện luật nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản chính sách, chế độ và hướng dẫn cần đầy đủ, chặt chẽ nhưng phải tránh chồng chéo để hạn chế những thất thốt khơng đáng có cho ngân sách nhà nước.
- Đối với công tác giám định đầu tư: Đề nghị cần xem xét lại công tác giám định đầu tư như hiện nay là chưa thực sự mang tính khách quan. Vì theo giám định thì ai là người ra quyết định đầu tư thì người đó quyết định tổ chức giám định đầu tư, trong khi đó nơi dung của giám định đầu tư bao gồm cả việc quyết định đầu tư, giám định chủ đầu tư, đánh giá lại các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư…
- Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý ngân sách Nhà nước.
- Cần có chế tài kiểm sốt giá XDCB nhất là giá vật liệu xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ.
4.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
- Cần thống nhất quy trình nghiệp vụ, chứng từ thanh tốn vốn đầu tư. Để thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư địi hỏi cơng nghệ thông tin phải được đi trước xem đây là khâu then chốt để toàn hệ thống hoàn thành nhiệm vụ.
- Trong thời gian tới đề nghị KBNN nên rà soát, xem xét nghiên cứu loại bỏ những chứng từ thanh tốn quy định trước đây khơng cịn phù hợp. Bổ
sung biểu mẫu, hồ sơ chứng từ thanh tốn thống nhất có tính pháp lý cao. Sớm ban hành bổ sung theo dõi cơng trình thanh tốn vốn đầu tư thống nhất trong tồn quốc.
- Có chiến lược tuyển chọn và đào tạo cán bộ KBNN giỏi. Hàng năm KBNN nên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ về thanh tốn vốn đầu tư tồn hệ thống nhằm khích lệ động viên tinh thần khơng ngừng học tập, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm cơng tác thanh tốn vốn đầu tư.
KẾT LUẬN
Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cần phải có sự vào cuộc của tồn hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của tất cả người dân; vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, khơng chỉ yếu tố chính sách, con người mà nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Chính vì vậy cần phải đẩy nhanh cơng tác hồn thiện các thể chế chính sách, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017 - 2019 đã phát triển mạnh mẽ, đó chính nhờ chính sách thơng thống tạo mơi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, bên cạnh đó nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tư XDCB tăng lên đáng kể; việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả đáng khích lệ như chính sách quản lý vốn, chính sách tổ chức thực hiện, chính sách quản lý xây dựng từ khâu lập dự án đến khâu quyết tốn cơng trình được thực hiện đúng quy trình từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn, tình trạng đầu tư dàn trải, thất thốt, lãng phí giảm, góp phần phát huy sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong việc thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư như xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, cơng tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích thực trạng quán lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 -2019 thông qua các số liệu thứ cấp để chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân cịn tồn đọng của cơng tác thời gian qua. Đồng thời tiến hành điều tra 150 đối tượng có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, tác giả đã có những nhận định thực tế liên quan đến hoạt động trên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB gồm: Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN; Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Nguồn cung ứng vốn của Nhà nước với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp có liên quan nhằm giúp công tác quản lý vốn đầu tư XDCB sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Bình (2012), “Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258 tháng 4 năm 2012.
2. Phạm Bình (2013), “Triển khai thực hiện cam kết chi qua KBNN trong điều kiện vận hành TABMIS”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 138, trang 17-19.
3. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lê Ngọc Châu (2004), Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học, Luận