Những quan niệm và nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, Chương trình giáo dục mầm non (2017) so với Chương trình GDMN trước đây (2009), mở rộng nhiều nội dung giáo dục ngôn ngữ nói chung và độ tuổi học cũng sớm hơn ở nhiều nội dung. Bên cạnh việc học cách cầm, mở, xem sách, làm quen với hướng đọc, viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, trẻ còn được học nhận dạng, tập tô, đồ các chữ cái, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, viết tên của mình, “đọc” truyện qua các tranh vẽ. Việc làm quen trẻ với sách đã được bắt đầu từ tuổi nhà trẻ và đến tuổi mẫu giáo thì cho trẻ làm quen với đọc, viết với những nội dung giáo dục phong phú hơn.
Trong những năm gần đây, cụm từ “Phát triển khả năng tiền đọc, viết ở tuổi mầm non” được một số các tác giả sử dụng hoặc đề cập trong các nghiên cứu của họ. Cụ thể như sau:
Trần Thị Nga (2010) đưa ra một số biện pháp phát triển hứng thú đọc viết của trẻ như: Cung cấp môi trường văn học giàu ngôn ngữ tại trường/lớp MN và gia đình; viết ra những điều trẻ kể về bức tranh, câu chuyện để trẻ có thể xem lại; cùng trẻ đọc sách, thư, bưu thiếp, thực đơn, lịch, các thông báo; khuyến khích trẻ viết, vẽ (viết thư, viết ghi chú, viết tự do,…); viết lời nhắn cho trẻ; giải thích những gì người lớn viết; chỉ các chữ viết trên các dán nhãn; không nên phê bình trẻ về những lỗi sai (Trần Thị Nga, 2010).
biện pháp hữu hiệu để phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ MG. Tác giả cho rằng có thể tổ chức cho trẻ nhiều loại trò chơi khác nhau nhưng trong đó, hiệu quả trực tiếp nhất là trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch và trò chơi phân vai theo chủ đề (Phan Lan Anh, 2010).
Theo Nguyễn Thị Mười (2010) đã mô tả hứng thú và một số hành vi đọc viết của trẻ nhỏ. Tác giả cho rằng khả năng đọc viết của trẻ hình thành từ lúc mới sinh
vàphát triển mạnh mẽ qua các hoạt động ngôn ngữ (Nguyễn Thị Mười, 2010). Trong bài viết “Mấy vấn đề phát triển khả năng tiền đọc – viết ở tuổi mầm non”, tác giả Đinh Hồng Thái đã chỉ ra một số hướng nghiên cứu như: thiết kế và khai thác môi trường chữ viết trong trường mầm non để phát triển khả năng tiền đọc – viết cho trẻ; nghiên cứu hệ thống sách, truyện tranh, các sản phẩm in ấn dành riêng cho các trẻ ở các độ tuổi; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cho trẻ làm quen với chữ viết; chú trọng các đề tài nghiên cứu nội dung, phương pháp chuẩn bị khả năng tiền đọc – viết hướng vào các hành động trí tuệ bên trong của trẻ như đọc hiểu văn bản, soạn thảo văn bản.(Đinh Hồng Thái, 2012)
Lường Thị Định (2014), đề cập đến nội dung và cách thức chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ học đọc, học viết. Chuẩn bị việc học đọc: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi với các học liệu; tổ chức các hoạt động phát âm như: gieo vần, ghép âm; làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản (đọc tên trẻ, gọi tên một số đồ vật quen thuộc,…); lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động; xây dựng góc đọc sách ở trường và gia đình; đọc cho trẻ nghe sách kích thước lớn và chỉ vào các chữ khi đọc. Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các kí hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ. Chuẩn bị cho việc học viết:
Khuyến khích trẻ thực hiện các thao tác viết ban đầu (viết nguệch ngoạc, viết tự do); viết lại những gì trẻ kể, đọc; tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm viết trong hoạt động hàng ngày (viết tên trẻ, tên các loại thức ăn, tên đồ chơi); chơi các trò chơi luyện ngón tay; tổ chức các hoạt động có sử dụng bút, giấy (làm sách, làm thiệp, viết thư) (Lường Thị Định, 2014).
Ngoài ra, còn có nghiên cứu khác đã cho rằng qua tác phẩm văn học, chuyện kể là cơ hội tốt giúp trẻ làm quen với đọc, viết và hình thành hứng thú với việc đọc
viết như: Vũ Thị Hương Giang (2011), Trần Nguyễn Nguyên Hân (2015) với cách tiếp cận giáo dục ngôn ngữ cân bằng được coi là phương pháp hướng dẫn kỹ năng tiền đọc, viết hiệu quả đối với trẻ mầm non. Vì thế, ý kiến rằng việc áp dụng cách tiếp cận giáo dục ngôn ngữ cân bằng tại trường MN thông qua tác phẩm văn học, trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội các kiến thức về chữ viết một cách tự nhiên (Vũ Thị Hương Giang, 2011 & Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2015).
Thực tiễn chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết trong nước
Gần gũi hơn với vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là đề tài “Thực trạng hình
thành kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Bến Cát, Bình Dương”
của các tác giả Mai Thị Nguyệt Nga và Nguyễn Thị Thanh Bình. Kết quả điều tra về các biện pháp giáo viên mầm non sử dụng hình thành kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 5 – 6 tuổi từ nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy: Các biện pháp được nêu đều được sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên. Chỉ biện pháp sử dụng mô hình trực quan để giúp trẻ ghi lại thành phần cấu trúc âm thanh của từ và sử dụng mô hình đó khôi phục lại thành phàn âm thanh của một từ thì đa số các giáo viên không sử dụng bao giờ và thình thoảng mới sử dụng. Đây là một điều đáng tiếc bởi vì mô hình trực quan là một phương tiện hữu hiệu giúp trẻ hiểu rõ về thành phần âm thanh của từ.
Dựa vào kết quả điều tra, các tác giả đã đưa ra lời bình như sau:
Môi trường chữ viết là một biện pháp được khuyến khích sử dụng trong trường mầm non, nhưng hiện nay nó vẫn chưa phát huy được tác dụng của mình. Môi trường chữ viết ở đây được hiểu như là chữ viết ở khắp nơi, bất cứ nơi nào có thể; lớp nào có nhiều chữ viết được đánh giá là môi trường chữ phong phú mà không chú trọng vào ý nghĩa thiết thực của nó là công dụng của nó như thế nào, nó tác động đến trẻ ra sao? Có giúp trẻ hình thành các kỹ năng tiền học đọc, tiền học viết hay không?... Đây là nguyên nhân khiến cụm từ “trang trí môi trường lớp học” trở nên phổ biến và được sử dụng như từ ngữ chuyên dùng của giáo viên thay vì cụm từ “tạo môi trường học tập, môi trường chữ viết…” đúng nghĩa vẫn được các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu khuyến khích. Cũng chính vì vậy, môi trường chữ viết ngày càng có tính chất trang trí là chủ yếu.
Đối với biện pháp sử dụng các trò chơi học tập với mục đích hình thành kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ ở trường mầm non còn mang tính hình thức, chú trọng một nội dung chơi, một cách chơi mà không giúp trẻ chơi để học tập hiệu quả. Trẻ dễ dàng đạt được nội dung chơi và cũng trở nên nhàm chán một cách nhanh chóng. Trẻ chơi gượng ép, miễn cưỡng khi bị yêu cầu chơi với trò chơi cũ. Trẻ nhanh chóng quên những gì trò chơi mang lại, để dễ dàng bị hấp dẫn bởi những trò chơi khác và chú ý vào những góc chơi khác hấp dẫn hơn.
Từ những nhận định trên, các tác giả đã đưa ra kết luận như sau:
Kỹ năng tiền đọc - viết là một kỹ năng quan trọng cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên công tác hình thành các kỹ năng này trong các trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương còn quá cứng nhắc, quá rập khuôn và chưa mang lại hiệu quả cao, không phát huy tính tích cực hoạt động, chủ động học hỏi cho trẻ, chưa hình thành các kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ. Trẻ nhỏ ham thích tự mình phát hiện những điều mới mẻ, thích khám phá và học hỏi khi có nhu cầu. Chính vì vậy, biến việc học đọc học viết thành nhu cầu của trẻ, việc học chữ càng hấp dẫn, càng bí ẩn bao nhiêu thì trẻ càng hứng thú bấy nhiêu. Giáo viên cần tận dụng những đặc điểm này để hình thành kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy các kỹ năng này là cần thiết cho trẻ vào lớp một và đặc biệt chín muồi vào lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nhưng cần thiết hình thành cho trẻ ngay từ lớp mẫu giáo bé và lựa chọn những nội dung giáo dục thích hợp cho các trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn (Mai Thị Nguyệt Nga & Nguyễn Thị Thanh Bình, 2014).
Theo điều tra từ Nguyễn Thị Như Mai (2010), trong bài “Nghiên cứu cách thức chuẩn bị cho trẻ MG học đọc ở trường MN và ở gia đình” đã chỉ ra rằng, phần lớn giáo viên hiểu nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ học đọc là dạy trẻ nhận biết, phân biệt chữ cái và hầu hết các giáo viên dạy trẻ nhận biết chữ cái trong hoạt động làm quen với chữ cái (94.18%) và cho trẻ chơi những trò chơi về nhận biết chữ cái (85.65%),
giáo viên không quan tâm nhiều đến phát triển khả năng tâm lý cần thiết cho trẻ
học đọc thuận lợi. Trong thực tiễn, có thể kể đến các hình thức giáo dục đã được
giáo viên mầm non áp dụng như sau (Nguyễn Thị Như Mai, 2010):
khác nhau (tiết học). Có thể tích hợp với các hoạt động khác (giáo dục thể chất...). - Tạo môi trường hoạt động gắn với chữ cái để trẻ nhận biết, chẳng hạn, ghi, gắn các chữ đã học vào đồ vật, đồ chơi...
- Cho trẻ nhận biết chữ cái trong hoạt động góc (hoạt động chơi ở trong lớp): Chẳng hạn, trong góc văn học, cho trẻ xem truyện tranh, sách báo và yêu cầu trẻ tìm và đọc những chữ đã được học, làm quen trẻ với cách đọc sách.
- Cho trẻ nhận biết, đọc chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi kể cả lúc đi dạo chơi, đi tham quan.
- Cho trẻ ghép vần, ghép từ đơn giản như tên các con vật, tên của bản thân... - Tập viết chữ cái.
Nhìn chung, ở trường mầm non, các giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều cách thức để chuẩn bị cho trẻ học đọc, tuy nhiên mục đích chính của các biện pháp này vẫn chỉ là giúp trẻ nhận biết các chữ cái. Nội dung làm quen trẻ với đọc viết còn mờ nhạt. Mối liên hệ các âm vị với các chữ cái (chữ cái được dùng chỉ các âm tương ứng) chưa được quan tâm hướng dẫn rõ ràng. Qua dự giờ và qua các giáo án về “hoạt động làm quen với chữ viết” cho thấy, trẻ không được hướng dẫn các hành động trí tuệ để phân tích, tổng hợp mặt âm thanh của ngôn ngữ, do vậy trẻ không ý thức rõ về các thành phần của ngôn ngữ nói như câu, từ, tiếng, âm vị..., làm cơ sở cần thiết cho việc làm quen với chữ cái.