Thực trạng tổ chức và thực hiện các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 81 - 102)

Thực trạng việc tổ chức và thực hiện các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ

MG 4 – 5 tuổi tại một số trường MN hiện nay

+ Đánh giá thực trạng GVMN tổ chức các HĐ GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN

Về mức độ mà GV thường xuyên tổ chức và thực hiện các HĐ GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở câu 5 [phụ lục 2]: “Thầy (cô) tổ chức như thế nào

các HĐ GDKN tiền đọc, viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi?”, kết hợp với quan sát thực tế

tại một số trường MN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có kết quả thực trạng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.7. Khảo sát về tần suất tổ chức các HĐ GDKN tiền đọc viết

N = 73

STT Tần suất tổ chức các HĐ GDKN tiền đọc viết Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Thường xuyên 36 49,3 %

2 Thỉnh thoảng 29 39,7 %

3 Hiếm khi 5 6,9 %

4 Không bao giờ 3 4,1 %

Kết quả khảo sát cho thấy rằng có cả 4 dạng tần suất tổ chức các hoạt động GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, trong đó các lý do được nêu ra như sau:

- Có 36/73 GVMN – chiếm 49,3% chọn tần suất thường xuyên, cho thấy các GV vẫn có sự quan tâm đến nội dung cho trẻ làm quen với đọc viết. Bởi vì, đối với trẻ mầm non, đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo khi được tham gia vào các hoạt động làm quen với đọc viết sẽ khơi gợi cho trẻ hứng thú, cảm xúc đối với sách từ đó trẻ sẽ có niềm say mê với đọc viết và hình thành cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết.

- Qua quan sát kết hợp với việc nghiên cứu hồ sơ của GV, cho thấy các GV tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với đọc viết chỉ mới ở mức độ thỉnh thoảng, thông qua các HĐ trong và ngoài lớp; các HĐ cụ thể mà các GV ở trường MN tổ chức là: Trẻ tham quan môi trường chữ viết xung quanh trường học và cho trẻ phát âm lại tên của những đối tượng được dán nhãn, trẻ nghe cô đọc sách ở góc thư viện, trẻ hoạt động với sách, tổ chức làm thiệp tặng người thân vào ngày lễ,…Chúng tôi nhận thấy trẻ rất thích thú với các hoạt động mà GV tổ chức.

- Bên cạnh đó, có 6,9% số GVMN hiếm khi và 4,1 % số GVMN không bao giờ tổ chức hoạt động cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết. Đây là thực trạng vẫn thường gặp ở các trường MN. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn GV để tìm hiểu nguyên nhân mà các GVMN không tổ chức hoạt động GDKN tiền đọc viết thì các GV đưa ra lý do là: MG 4 – 5 tuổi không được học chữ theo như chương trình của Bộ GD&ĐT đã quy định không dạy chữ trước cho trẻ MG. Thực tế cho thấy GV hiểu lệch lạc về nội dung cho trẻ làm

quen với đọc viết, GV không nắm được chương trình GDMN, thậm chí GV đã đi ngược lại với những lý luận GDMN. Chính vì vậy, GV đã làm hạn chế sự phát triển kỹ năng tiền đọc viết của trẻ và làm ảnh hưởng đến việc học đọc viết sau này của trẻ khi vào trường phổ thông.

Ngoài ra, trong giờ trẻ hoạt động vẫn còn GV can thiệp vào quá trình giải quyết vấn đề của trẻ quá nhiều điển hình như: khi GV tổ chức cho trẻ làm thiệp nhân dịp năm mới (Tết dương lịch), GV không cho trẻ thời gian suy nghĩ là nên trang trí thiệp như thế nào? Viết những lời chúc gì? Mà GV đã đưa ra những gợi ý làm mất đi tư duy sáng tạo cũng trẻ cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Thậm chí, có khi GV làm thay trẻ, trẻ chưa được GV tạo cơ hội để thử - sai, GV cần có khả năng tổ chức thời gian cho trẻ được tự học trước khi GV can thiệp hay GV quyết định làm mẫu, làm thay. Nguyên nhân của việc này chính là: GV chờ trẻ làm lâu mất thời gian, trẻ tự làm sẽ có nhiều nguy cơ làm hư hỏng sách...Điều này trái với quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm vì GV chỉ là người hỗ trợ hướng dẫn trẻ chứ không phải làm thay trẻ.

Thông qua câu hỏi số 6 [Phụ lục 2] chúng tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc một số GVMN khó tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Nội dung kết quả thống kê được trình bày trong bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Nguyên nhân dẫn đến việc một số GVMN khó tổ chức thường xuyên các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi

N = 73

STT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1 Không có đủ thời gian 38 52,1 1

2 Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến

kỹ năng tiền đọc viết ở lớp 4 – 5 tuổi 25 34,2 2 3 Chương trình GDMN Việt Nam

không rõ nét về GD tiền đọc viết 21 28,8 3 4 Bản thân GV không đủ kiến thức để

thiết kế hệ thống bài luyện tập tiền đọc viết cho trẻ

17 23,3 4

Dựa bảng 2.8 cho thấy:

Nguyên nhân dẫn đến việc một số GVMN khó tổ chức thường xuyên các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi hàng đầu được đa số GVMN chia sẻ đó là: không có thời gian tổ chức các HĐGDKN tiền đọc viết. GVMN ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày còn phải viết hồ sơ sổ sách hàng ngày, không chỉ dùng lại ở đó GVMN còn phải tham gia các cuộc thi cũng như các chương trình BDTX do chỉ đạo của Phòng GD&ĐT.

Qua ý kiến của các GV, chúng tôi nhận thấy, nếu vì lý do thời gian trong một ngày không đủ mà GV không thường xuyên tổ chức những HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ thì không hợp lý.

Bên cạnh đó, vấn đề phụ huynh chưa quan tâm cũng như chưa phối hợp cùng với nhà trường trong việc GDKN tiền đọc viết ở lớp 4 – 5 tuổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc GVMN không thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN. Sự quan tâm của PH trong vấn đề GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy GVMN tự tin tổ chức các HĐ làm quen với đọc viết, góp phần nâng cao chất lượng GD trẻ MN.

Ngoài ra, có 21/73 số GVMN được điều tra ý kiến (chiếm 28,8%) cho rằng do Chương trình GDMN VN không quy định rõ nét về những nội dung GD kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Đây là nhận thức khá chủ quan của GVMN. Điều đó cho thấy, một bộ phận không nhỏ GVMN không bám sát Chương trình GDMN cũng như không nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc dạy trẻ KN tiền đọc viết.

Vẫn còn một nguyên nhân nữa dẫn đến việc GV khó tổ chức thường xuyên các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi bản thân GV không đủ kiến thức cũng như kỹ năng dạy học để thiết kế hệ thống bài luyện tập tiền đọc viết cho trẻ.

Từ việc tổng hợp ý kiến cho thấy, đa số GVMN đã nhận thức được những nguyên nhân dẫn đến việc một số GVMN khó tổ chức thường xuyên các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng GV sử dụng các biện pháp HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua câu hỏi số 9 [phụ lục 2] và kết hợp với phương pháp quan sát. Thống kê thu được kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi N = 73 Stt Biện pháp Tần suất Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ % % % % 1

Soạn kế hoạch tháng, tuần, giáo án thể hiện sự cụ thể hơn biểu mẫu hiện nay cho mục đích GD tiền đọc viết

48 37 8,2 6,8

2

Thiết kế, lên kế hoạch sử dụng môi trường chữ phong phú, hấp dẫn và gần gũi với thiên nhiên

53,4 33 6,8 6,8

3

Tổ chức có vận dụng biện pháp tiên tiến cho giờ học làm quen với đọc, viết

34,2 50,7 11 4,1

4

Tổ chức phối hợp, liên thông giữa các HĐ: học – chơi – sinh hoạt hàng ngày,…

72,6 17,8 5,5 4,1

5

Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho trẻ các thao tác liên quan đến việc đọc, viết

48 42,4 4,1 5,5

6

Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh cách cho trẻ làm quen với chữ viết ở nhà

33 45,2 12,3 9,5

Theo kết quả khảo sát từ bảng 2.9 cùng với việc quan sát trực tiếp về biện pháp mà GV sử dụng để cho trẻ làm quen với đọc viết, người nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề như:

Biện pháp tổ chức phối hợp, liên thông giữa các HĐ: học – chơi – sinh hoạt hàng ngày được GV thường xuyên sử dụng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, chơi là

hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, chuyển tải hầu hết các kiến thức, kỹ năng xã hội và đời sống đến trẻ. GV sử dụng các trò chơi chữ sẽ tạo hứng thú làm cho trẻ tích cực, trẻ được tiếp xúc với chữ viết ở khắp mọi nơi, được học một cách tự nhiên, không gò bó.

Thực tế qua quá trình quan sát cho thấy, GV có sử dụng trò chơi nhưng chưa gây hấp dẫn đối với trẻ, trò chơi còn mang tính gò ép, ví dụ: GV tổ chức các trò chơi chữ cái, cụ thể là những trò chơi có tên như: tìm chữ cái còn thiếu, cướp cờ, chiếc túi kì diệu,…Những trò chơi này làm mất đi sự hứng thú của trẻ. Bởi vì, các trò chơi mà GV sử dụng chỉ nhằm mục đích cho trẻ học và nhớ chữ cái riêng lẻ, không giúp trẻ đọc được các từ, chữ trọn vẹn đơn giản; không hướng trẻ làm quen với các đặt câu, đọc các câu đơn giản. Nội dung chơi không đa dạng, phong phú, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trẻ dễ chán cho nên không phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ.

Và hơn thế nữa, trò chơi chủ yếu tập trung vào kỹ năng nhận biết, ghi nhớ chữ cái mà không chú trọng các kỹ năng nghe, đọc, viết cho trẻ. Chính vì thế mà trẻ không nắm được các cách đọc viết các từ một cách trọn vẹn mà chỉ nắm chữ cái vô nghĩa khiến trẻ mau quên nên làm cho trẻ mất dần các hứng thú với việc học chữ. Cho nên, trò chơi không phát huy được tác dụng tích cực vốn có của nó, đặc biệt đối với việc học đọc học viết của trẻ.

Ngoài ra, biện pháp thiết kế, lên kế hoạch sử dụng môi trường chữ phong phú, hấp dẫn và gần gũi với thiên nhiên được GVMN sử dụng thường xuyên. Việc thiết kế môi trường chữ phong phú, hấp dẫn ở khắp mọi nơi đặc biệt trẻ có thể tự do tìm tòi, khám phá những điều thú vị từ môi trường chữ mang lại.

Qua quan sát các lớp MG 4 – 5 tuổi và quan sát không gian trường học tại các trường MN chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV đều tạo môi trường chữ theo không gian sinh hoạt: trong lớp, ngoài trời, hành lang và các mảng tường đảm bảo chữ viết có mặt ở khắp mọi nơi. Điều này cho thấy, các GVMN đã tạo điều kiện để trẻ được “tắm mình” trong chữ viết góp phần GD KN tiền đọc viết cho trẻ. Bên cạnh đó, không ít GV thiết kế môi trường chữ một cách sơ sài dường như chỉ để phục vụ cho việc trang trí lớp, trường học.

Và GV chỉ tạo môi trường, hấp dẫn trẻ vào đầu năm học, không chú trọng phát huy, cuốn hút trẻ, khiến trẻ hứng thú tập trung vào việc học chữ. Ngoài ra, GV không thường xuyên tổ chức hoạt động lôi cuốn trẻ chú ý vào việc đọc hiểu các chữ, trẻ không tò mò với chữ viết; do đó trẻ không có nhu cầu học chữ.

Thực tế, ở các trường MN khi GV tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với đọc viết thông qua môi trường chữ viết thì trẻ không chú ý vào các chữ đề can với mục đích học đọc, học viết mà là chú ý vào sự bắt mắt của chúng, trẻ thường gỡ những chữ trên tường xuống để chơi, dán lên người, cặp và các đồ dùng cá nhân như một trò chơi dán hình.

Môi trường chữ viết là một biện pháp được khuyến khích sử dụng trong trường mầm non, nhưng hiện nay nó vẫn chưa phát huy được tác dụng của mình. Môi trường chữ viết ở đây được hiểu như là chữ viết ở khắp nơi, bất cứ nơi nào có thể; lớp nào có nhiều chữ viết được đánh giá là môi trường chữ phong phú mà không chú trọng vào ý nghĩa thiết thực của nó là công dụng của nó như thế nào, nó tác động đến trẻ ra sao? Có giúp trẻ hình thành các kỹ năng tiền đọc, viết hay không?... Đây là nguyên nhân khiến cụm từ “trang trí môi trường lớp học” trở nên phổ biến và được sử dụng như từ ngữ chuyên dùng của giáo viên thay vì cụm từ “tạo môi trường học tập, môi trường chữ viết…” đúng nghĩa vẫn được các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu khuyến khích. Cũng chính vì vậy, môi trường chữ viết ngày càng có tính chất trang trí là chủ yếu.

Kết quả quan sát còn phản ánh thực trạng, GV sử dụng biện pháp này chỉ dừng lại mức độ cho trẻ quan sát chữ chứ chưa cho trẻ được tương tác với môi trường chữ cũng như chưa cho trẻ được trải nghiệm nên chưa phát huy được hiệu quả của môi trường giáo dục.

Thông qua kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy không ít GV tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ một cách sơ sài, qua loa. Thậm chí có lớp, GV còn tổ chức hoạt động này dưới dạng cho trẻ tập đọc tập viết thật sự như dạy cho lớp Một. Khi quan sát môi trường chữ xung quanh trường học thì tất cả đều là chữ viết của cô, sản phẩm của cô, không có sản phẩm của trẻ hoặc nếu có thì rất ít.

Nói về không gian để cho trẻ trải nghiệm với hoạt động tiền đọc viết như góc thư viện thì đa số các trường đều có trang bị góc này, tuy nhiên góc thư viện còn rất sơ sài chỉ có vài quyển sách, quyển truyện…Chúng tôi thấy rằng là thực trạng khá nổi bật và phổ biến ở các trường MN, góc thư viện ít được đầu tư đúng mức. Nếu trường nào có trang bị góc thư viện thì cũng chỉ có vài đồ dùng đơn giản như: kệ sách, vài quyển truyện, vài quyển sách,…thậm chí ngay cả ghế hoặc thảm cũng không có và sự tương tác giữa GV và trẻ còn rất mờ nhạt. Để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ một cách có hiệu quả thì việc trang bị góc thư viện có vai trò hết sức quan trọng, bởi vì bản tính tò mò luôn nằm trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ, nếu chúng ta có một góc thư viện đầy hấp dẫn sẽ kích thích đứa trẻ tham gia vào HĐ – đơn cử là GV có thể thiết kế góc thư viện như: kệ, sách khổ lớn, nhiều thể loại sách, đa dạng chất liệu sách (giấy, vải, xốp bitis…) và các vật liệu (giấy, bút chì, màu sắc, sỏi, các loại hạt,…), thảm, ghế túi đậu và được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Điều quan trọng hơn hết là GV phải tổ chức cho trẻ tương tác và được trải nghiệm trong góc này. Như thế, sẽ làm cho việc học của trẻ vô cùng hiệu quả.

Để tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ, phần lớn các GV phải soạn kế hoạch tháng, tuần, giáo án thể hiện sự cụ thể, rõ ràng cho mục đích GD tiền đọc viết. Theo ý kiến của các GV thì đây cũng là biện pháp cần phải được sử dụng thường xuyên vì khi soạn kế hoạch tháng, tuần, giáo án sẽ giúp GV hình dung ra được những công việc cụ thể, chi tiết để tổ chức HĐ cho trẻ làm quen với đọc viết. Kết quả điều tra trên cho thấy, có 6,8% số GVMN được điều tra ý kiến không hề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)