Phương pháp đánh giá phương án thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 146 - 158)

Mục đích sử dụng phương pháp

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ. Đồng thời, đánh giá sự phù hợp của mô hình với điều kiện tại trường thử nghiệm nói riêng và các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Phương pháp đánh giá

Khi thử nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp sau để đánh giá kết quả thử nghiệm:

- Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết của trẻ tại xưởng nghệ thuật trong thời gian thử nghiệm, tương tác giữa trẻ và môi trường vật chất, giữa trẻ và trẻ, giữa giáo viên và trẻ. Minh chứng từ quan sát gồm hình ảnh, đoạn phim ngắn, mẫu đàm thoại của trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên.

- Phương pháp đánh giá bằng portfolio

Chúng tôi lập hồ sơ bao gồm: Hình ảnh xưởng nghệ thuật đã được xây dựng như thế nào; các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết của trẻ trong thời gian thử nghiệm, tương tác giữa trẻ và môi trường vật chất, giữa trẻ và trẻ, giữa giáo viên và trẻ (hình ảnh, đoạn phim ngắn, mẫu đàm thoại, các sản phẩm của trẻ).

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục tiêu của phỏng vấn sâu giúp chúng tôi xác định được đánh giá của BGH và các giáo viên đúng lớp về hiệu quả và tính khả thi của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi.

3.4.2. Đánh giá phương án thử nghiệm

Hoạt động Tình huống Đánh giá và nhận xét

Khám phá màu nước Cô bày màu nước ra đĩa và cho trẻ khám phá

Cô: Con biết cái gì không? Trẻ: Màu nước

Tiếp theo cô dùng tay chấm vào màu nước và in lên giấy trắng Trẻ cũng có ý định làm theo cô nhưng còn sợ sệt.

Cô ra tín hiệu đồng ý, sau đó trẻ tiến hành thực hiện.

Trẻ: Cô ơi, con làm xong rồi nè cô.

Trẻ: Tay con dơ rồi, con đi rửa nha cô.

Cô: Con hãy thử chà tay mạnh vào chỗ màu nước thì chuyện gì xảy ra?

Trẻ thực hiện và thấy bị rách. Cô: Con làm gì đây?

Trẻ: Con làm bông hoa. Trẻ: Cô ơi, con làm con cá. Trẻ: Còn con làm ngôi nhà nè cô. Cô: Ngôi nhà của con có vườn

Trẻ quan sát rất chăm chú các hoạt động của cô.

Trẻ không tỏ ra xa lạ khi khám phá màu nước nhưng khi quan sát cô trẻ còn chờ đợi, không thực hiện.

Trong quá trình dùng tay in màu nước lên giấy trắng trẻ vô cùng hào hứng.

Trẻ biết tưởng tượng hình ảnh con vật, bông hoa, ngôi nhà.

Qua hoạt động khám phá màu nước cho thấy trẻ tham gia rất tích cực và biết cách thức sử dụng màu nước bằng các ngón tay, vẽ thêm chi tiết.

hoa không?

Trẻ: Dạ có nhiều vườn hoa, có bướm bay nữa.

Cô: Con đặt tên tranh của con là gì?

Trẻ : Con không biết cô ơi.

Sau khi thực hiện tranh hoàn thành trẻ đã mang ra phơi, đợi tranh khô để dán tranh lên khu vực trưng bày sản phẩm.

Khám phá các tài liệu viết (giấy, bút, phấn…)

Trẻ quan sát cô và thực hiện. Trẻ: Cô vẽ gì vậy cô?

Cô: Cô viết tên của mình lên đây. Sau đó cô chỉ tay vào và đọc to tên của mình lên cho cả lớp nghe. Cô: Bút gì đây?

Trẻ: Dạ con biết bút lông.

Cô cho trẻ thực hiện các kỹ năng viết.

Cô: Con đang viết gì vậy? Trẻ: Con viết tên.

Cô: Còn con muốn làm gì vậy Kỳ Anh?

Trẻ: Con vẽ ba mẹ.

Trẻ: Con không biết viết tên của mình.

Cô: Cô có thể giúp con được không?

Trẻ: Dạ được.

Trẻ quan sát rất chăm chú hoạt động của cô. Trẻ đã thực hiện được các kỹ năng ngồi viết và cầm bút như ngồi thẳng lưng, cầm bút bằng tay phải còn tay trái vịn giấy.

Trong quá trình tham gia hoạt động trẻ rất hứng thú khi được cầm nhiều loại bút, cầm phấn để thực hiện Trẻ có sự tương tác với cô khi tham gia hoạt động. Ngoài ra, việc tương tác giữa các trẻ với nhau còn hạn chế.

Trẻ: Con viết được chữ A nè cô! Cô: Con giỏi quá Vy!

Trẻ vẽ cây và sử dụng tay chấm màu nước tạo thành tán cây

Cô dùng bút sáp màu vẽ thân cây. Cô: Cô đang vẽ gì vậy các con? Trẻ: Hai đường thẳng.

Trẻ: Cái cầu phải không cô? Sau đó cô dùng tay chấm màu nước tạo thành tán lá.

Trẻ: Cô đang chấm gì vậy? Cô: Cô tạo thành tán cây.

Cô: Con có muốn vẽ những cái cây không?

Trẻ: Dạ có.

Trẻ: Con sẽ vẽ nhiều cây.

Trẻ: Nhà ngoại con có cây to, con sẽ vẽ cây nhà ngoại.

Cô: Con vẽ cây gì đây?

Trẻ: Con vẽ cây hoa vàng trước nhà con đó cô.

Cô: Con vẽ cây hoa trước nhà con à, con giỏi quá.

Trẻ: Con vẽ xong rồi nè cô.

Cô: Cây con vẽ đẹp quá, có nhiều màu sắc quá.

Trẻ: Con cũng vẽ xong rồi, cây con có màu tím, con rất thích màu tìm đó cô.

Cô: Cây con vẽ cũng rất đẹp. Cô: Bạn nào vẽ xong thì hãy viết

Trẻ thực hiện được nét vẽ thẳng và xiên tạo hình thân cây. Sau đó dùng các ngón tay chấm màu để tạo thành tán lá.

Trẻ bố cục thân cây cân đối giữa tờ giấy.

Có nhiều trẻ rất sáng tạo để cho bức tranh có nhiều màu sắc đẹp. Trẻ rất thích được cô khen ngợi.

Trong quá trình hoạt động, trẻ có sự tương tác với cô và các bạn.

tên của mình vào bức tranh nhé! Trẻ: Tên con nè cô!

Cô: Con hãy đọc tên của mình lên nào.

Sau khi trẻ thực hiện hoàn thành bức tranh cô lần lượt cho trẻ mang tranh trưng bày tại khu vực tranh của trẻ.

Trẻ tô màu sự phát triển của cây và trồng đậu

Cô cho trẻ xem phim về sự phát treienr của cây và đàm thoại với trẻ.

Trẻ tiến hành tô màu nước sự phát triển của cây, trong quá trình thực hiện trẻ có sự tương tác với bạn rất tốt để hoàn thành bức tranh. Trẻ: Tô màu đỏ đi.

Trẻ: Vy ơi, lấy cọ tô chữ A đi. Cô: Sau khi gieo hạt xuống đất, nếu chúng ta không tưới nước thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Trẻ: Cây chết.

Trẻ: Cây không phát triển phải không cô?

Trẻ đã chia nhau ra mỗi trẻ tô một màu nên không mất quá nhiều thời gian cho việc vệ sinh cọ. Cô bày hạt đậu xanh, các hủ bằng nhựa và bông y tế ra bàn. Trẻ tỏ ra rất tò mò và hỏi:

Trẻ đã trả lời được tất cả những câu hỏi của cô về sự phát triển của cây và trong quá trình tiến hành trồng cây. Trẻ có sự quan sát chăm chú và biết thể hiện sở thích của trẻ thông qua cách chọn màu sắc để tô màu. Trẻ tương tác với bạn rất tốt, biết phối hợp cùng bạn để tô màu. Trẻ nắm được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cây như cây cần nước, ánh sáng,…

Trẻ: Hạt đậu xanh phải không cô? Cô: Đúng rồi con.

Cô: Còn cái này là cái gì? Trẻ: Bông y tế

Trẻ: Cô ơi, bông để làm gì vậy? Cô: Theo các con, bông y tế dùng để làm gì?

Trẻ: Để thấm máu.

Trẻ: Mẹ con lấy bông y tế để che vết thương đó cô.

Trẻ: Con bị té, mẹ con lấy bông lau cho con.

Cô: À, đúng rồi các con.

Cô: Nhưng bây giờ cô sẽ trồng những hạt đậu xanh vào bông y tế thay cho trồng trong đất nhé! Trẻ quan sát rất chăm chú những hành động của cô và tiến hàn thực hiện theo cô.

Cô: Để cho cây phát triển chúng ta cần làm gì?

Trẻ: Tưới nước.

Trẻ: Cây cần ánh sáng để không bị chết.

Cô: Tất cả các con đều rất giỏi.

Khám phá chiếc lá Trẻ: Cái gì vậy cô?

Cô: Cô giởi thiệu với các con, đây được gọi là bàn ánh sáng.

Trẻ: Có ánh sáng đẹp quá cô ơi.

Trẻ tỏ ra lạ lẫm với bàn ánh sáng nhưng sau thời gian tiếp xúc trẻ vô cùng hứng thú khi

Trẻ: Cô có nhiều lá vậy. Trẻ: Lá ở đâu mà nhiều quá. Cô đặt những chiếc lá lên bàn ánh sáng và cho trẻ quan sát.

Cô: Cô chỉ vào cuốn lá và hỏi trẻ: Các con biết đây là gì không? Trẻ: Cái lá hả cô.

Trẻ: Cuốn lá.

Cô: Con nói đúng rồi đó Vy, cái này được gọi là cuốn lá.

Cô: Cô chỉ vào gân lá và hỏi trẻ: Còn đây là gì?

Trẻ: Con không biết.

Trẻ: Nhiều cái đường quá cô ơi. Cô: Cái này được gọi là những gân lá, trên chiếc lá có rất nhiều đường gân lá to nhỏ khác nhau. Trẻ quan sát chăm chú từng đường gân lá của các chiếc lá. Cô cho mỗi trẻ tùy chọn một chiếc lá theo ý thích.

Trẻ quan sát cô và hỏi: Cô làm gì vậy?

Cô: Ngày hôm nay cô rất vui khi được trò chuyện với các con nên cô vẽ khuôn mặt vui vào chiếc lá này!

Cô: Các con có muốn vẽ tâm trạng ngày hôm nay của mình vào

được khám phá những chiếc lá qua bàn ánh sáng.

Trẻ trả lời rất tốt các câu hỏi của cô.

Trẻ chú ý chăm chú quan sát hoạt động của cô và sau đó trẻ tiến hành thực hiện khá tốt. Trẻ đã tự do bộc lộ được tâm trạng của trẻ khi vẽ khuôn mặt lên lá.

Sự tương tác giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ và với các NVL cao, trẻ có thái độ thích thú và tập trung vào các hoạt động.

chiếc lá không? Trẻ: Dạ có.

Trẻ tiến hành lấy lá và bút lông vẽ những khuôn mặt vào chiếc lá. Trẻ: Con vẽ mặt cười.

Trẻ: Con cũng vẽ mặt đó cô. Trẻ thực hiện hoàn thành sản phẩm và cùng nhau trưng bày tại xưởng nghệ thuật.

Sao chép chữ cái và viết chữ cái

Cô tiến hành cắt dây thừng và dán vào những đường nét theo chữ cái đã in sẵn, trẻ quan sát cô thực hiện.

Cô: Dây gì đây? Trẻ: Dây

Trẻ: Dây gỗ hả cô.

Cô: Dây này có tên là dây thừng. Cô: Đố các con cô vừa hoàn thành chữ gì?

Trẻ: Dạ chữ D.

Cô: Các con giỏi quá! Cô: Còn đây là gì? Trẻ: Đá màu trắng.

Trẻ : Những viên đá đẹp quá! Trẻ chọn chữ cái theo ý của mình và chăm chú thực hiện sao chép. Một trẻ đã phát hiện được dùng những viên sỏi để sao chép chữ cái. Trẻ có sự tò mò với những NVL mà cô sắp đặt. Có trẻ đã tự phát hiện và sử dụng những viên sỏi để sao chép chữ cái mà cô chưa từng làm mẫu.

Trẻ thực hiện đúng các kỹ năng khi đọc và viết như ngồi thẳng lưng và cầm bút bằng tay phải. Trẻ đọc to và rõ ràng những chữ cái mà trẻ thực hiện.

Trẻ tỏ ra cầm kéo rất khéo léo khi cắt những đoạn dây thừng để vừa vặn dán vào các chữ cái in sẵn.

Trẻ: Cô làm gì vậy?

Cô: Cô viết chữ cái lên giấy. Cô: Lam con hãy đọc to chữ cái cô vừa viết nào!

Cô: Các con có muốn viết chữ cái vào những tờ giấy này không? Trẻ: Dạ có

Cho trẻ tùy chọn bút và giấy và viết chữ cái theo ý thích.

Sau khi hoàn thành sản phẩm cô cho trẻ xỏ dây thừng qua tờ giấy và treo lên nhánh cây khô.

Sự tập trung chú ý cao khi trẻ tiến hành thực hiện tác phẩm.

Trẻ vô cùng thích thú khi tham gia hoạt động và có mong muốn được ngày mai cô tổ chức cho trẻ được tiếp tục tham gia.

Tạo hình cây sáng tạo từ đá và nhánh cây khô

Trẻ chăm chú quan sát cô thực hiện sáng tạo với đá và nhánh cây khô.

Trẻ chọn nhánh cây phù hợp và tiến hành xếp sáng tạo.

Cô: Cô nhìn thấy bạn Nghi đã xếp được một nhánh cây rồi, hoan hô bạn!

Trẻ: Con cũng xếp được nhánh cây nè cô!

Cô: Con giỏi quá Lam!

Trẻ chọn lựa đá từ rổ đừng đá. Cô: Cô thấy tán cây của con dễ thương quá, con có làm gì thêm nữa không?

Trẻ: Dạ không.

Cô: Con hãy thử suy nghĩ thêm

Trẻ có khả năng tưởng tượng cao khi thực hiện ghép hình cây sáng tạo từ những NVL thiên nhiên.

Trẻ có khả năng sắp xếp bố cục của cây xanh, phân chia từng phần cho thân và những tán lá.

Trẻ rất hứng thú khi tham gia các hoạt động mang tính sáng tạo. Trẻ say mê hoàn thành tác phẩm của mình.

xem mình có thể làm gì với những viên đá này.

Một lát sau tán lá của trẻ dày đặt hơn, to hơn.

Trẻ: Cái cây của con xong rồi. Trẻ: Còn con làm chưa xong cô ơi.

Cô: Con hãy tiếp tục hoàn thành cái cây của mình đi nào.

Sau khi hoàn thành tác phẩm, cô đã giúp trẻ lưu lại hình và trẻ thực hiện xếp đặt lại đồ dùng, học cụ về lại vị trí cũ một cách gọn gàng.

Trẻ viết tên bằng những VLTN

Trẻ lấy học cụ theo sự chỉ dẫn của cô và quan sát cô thực hiện.

Mỗi trẻ lấy giấy theo tên của mình nhờ sự giúp đỡ của cô. Trẻ: Cô ơi, lá cây nè cô.

Trẻ bắt đầu dán keo sữa vào lá và tạo thành tên của mình theo những chữ cái đã in sẵn.

Trẻ: Cô ơi, con làm được rồi nè cô.

Cô: Con giỏi quá!

Cô: Con đang dán chữ gì vậy Anh?

Trẻ: Dạ chữ A con đã dán xong rồi.

Cô: Vy ơi, con hãy thử nhìn xem

Trẻ đã chủ động hơn trong vấn đề sử dụng đồ dùng, học cụ và NVL được sắp đặt tại xưởng nghệ thuật. Sự tương tác của trẻ với các đồ dùng, học cụ và NVL được diễn ra thuận lợi, trẻ biết thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động.

Trẻ bắt đầu đặt câu hỏi nhiều hơn với cô, hỏi những điều trẻ đã biết để kiểm chứng lại nhận thức của mình cũng

chiếc lá này như thế nào so với nét chữ? Nó có dài quá không? Để tạo chữ đẹp hơn chúng ta làm thế nào?

Trẻ: Con sẽ dùng kéo cắt bớt đi. Trẻ tiến hành thực hiện để hoàn thành sản phẩm.

Trẻ: Bàn ánh sáng phải không cô? Cô: Đúng rồi con.

Trẻ: Con thích chơi với bàn ánh sáng.

Cô: Đây là gì? Trẻ: Cát.

Sau đó, cô dùng cát bỏ lên mặt bàn ánh sáng.

Trẻ: Cô làm gì vậy?

Cô: Cô đang viết tên của mình lên bàn ánh sáng.

Sau đó cô đọc to tên của mình lên cho cả lớp cùng nghe. “Châu” Trẻ: Con muốn được viết. Trẻ: Con cũng muốn chơi.

Cô: Bây giờ các con lần lượt lên viết tên của mình nhé!

Trẻ tập trung viết tên của mình. Có những trẻ chỉ viết được chữ cái đầu tiên trong tên của trẻ. Cô đề nghị giúp trẻ và hoàn thiện. Viết xong cô cho trẻ đọc to tên

như những điều trẻ chưa biết.

Trẻ rất hứng thú với hoạt động viết tên lên bàn ánh sáng.

Trẻ tỏ ra chủ động nhờ sự giúp đỡ của cô khi gặp vấn đề.

của mình lên cho cả lớp cùng nghe.

Làm thiệp mời Cô làm thiệp và trẻ quan sát. Trẻ: Cô làm thiệp đúng không cô? Cô: Sao con biết hay vậy?

Trẻ: Con từng làm thiệp tặng cho bà và cho mẹ.

Cô: À, con giỏi quá!

Trẻ lấy giấy và tiến hành làm thiệp mời tham dự buổi tổng kết chủ đề.

Cô cho trẻ viết lời mời bằng khả năng của trẻ.

Trẻ: Con không biết viết chữ. Cô: Cô có thể giúp con viết được chứ. Con muốn viết gì?

Trẻ: Dạ được.

Trẻ: Con mời ba mẹ nên con sẽ vẽ ba mẹ con vào đây!

Cô: Ồ, đây thật là một ý tưởng tuyệt vời đó Vy!

Cô: Con muốn mời ai vậy Yến? Trẻ: Dạ con sẽ mời ba mẹ con đến dự.

Cô: Ngoài ba mẹ ra con còn muốn mời ai nữa?

Trẻ: Anh trai.

Cô: Để cho thiệp thêm xinh đẹp thì mình làm gì nữa nhỉ?

Trẻ có sự tương tác với cô và bạn rất tốt, đã có sự hỗ trợ lẫn nhau. Trẻ đã bộc lộ những ý tưởng đầy sáng tạo khi trang trí thiệp mời, mỗi trẻ một ý tưởng khác nhau.

Kỹ năng viết của trẻ được thể hiện khá rõ ràng.

Thông qua hoạt động, trẻ đã có cơ hội được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 146 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)