Khám phá, tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 143 - 146)

xoay quanh dự án tại xưởng nghệ thuật

Từ mạng hoạt động đã đề ra, chúng tôi tiến hành phân bố hoạt động phù hợp trong thời gian khám phá dự án. Qua đó, trẻ sẽ khai thác, khám phá và sử dụng các đồ dùng, học cụ, vật liệu để phát triển kỹ năng tiền đọc viết của trẻ. Chúng tôi có sự phân bố hoạt động cụ thể như sau:

Tuần 1: Từ ngày 07/01 đến 11/01/2019

Trong tuần trước, chúng tôi đã tiến hành cho trẻ trò chuyện với chuyên gia cũng như tìm hiểu hứng thú của trẻ, đã xác định những điều trẻ đã biết và chưa biết về Cây. Nhằm liên kết với phụ huynh trong vấn đề học tập của trẻ. Chúng tôi đã nhờ trẻ gởi thông báo đến phụ huynh về việc trẻ đang tiến hành tìm hiểu, khám phá về Cây, mời phụ huynh cùng tham gia tìm hiểu với trẻ (Phụ lục 5)

Trong tuần đầu tiên này, chúng tôi đã trò chuyện với trẻ và xác định được hoạt động trẻ mong muốn khám phá ở hoạt động nào của mạng hoạt động đã đề ra. Biết được ý thích của trẻ, chúng tôi đã triển khai để trẻ khám phá ba hoạt động “Những bức tranh Cây”, “Trồng đậu, viết nhật ký” và “Khám phá chiếc lá”.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tổ chức để trẻ tham quan vườn cây trong trường. Kết thúc buổi quan sát cây, chúng tôi trò chuyện với trẻ và biết được trẻ mong muốn có nhiều cây trong lớp học. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức để trẻ tạo ra những bức tranh cây theo sở thích của mỗi cá nhân bằng cách trẻ sử dụng bút màu sáp, bút chì màu để vẽ thân cây, sau đó dùng những ngón tay của trẻ chấm vào màu nước và tạo hình cây. Cuối cùng cho trẻ tự đặt tên cho bức tranh của mình và nêu lên ý tưởng để nhằm phát triển kỹ năng tiền đọc viết trong hoàn cảnh cụ thể. Chúng tôi cùng trẻ dán những bức tranh cây vào khu vực trưng bày sản phẩm (Hình 7.8 – 7.12 , phụ lục 7).

Tiếp đến, chúng tôi tổ chức cho trẻ cùng xem phim và trò chuyện về sự phát triển của cây xanh - tô màu cụm từ “sự phát triển của cây” (Hình 7.19, phụ lục 7).

Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành để mỗi trẻ cùng trồng cây đậu xanh vào hộp nhựa có viết tên của trẻ. Sau đó, trẻ cùng nhau tưới nước để chăm sóc cây mỗi ngày và viết nhật ký – chú thích ngày trẻ quan sát (Hình 7.14 – 7.18, phụ lục 7).

Sau khi trẻ tham gia trồng đậu, chúng tôi được biết trẻ tò mò về những chiếc lá. Ngay sau đó, chúng tôi cho trẻ về nhà mỗi trẻ tự tìm kiếm cho mình một chiếc lá, vào sáng hôm sau chúng tôi đã chuẩn bị “Bảng thông tin về lá” để trẻ dán vào và nhờ cô giáo chú thích lại tên gọi của những chiếc lá đó (Hình 7.20 – 7.21, phụ lục 7).. Và tổ chức cho trẻ quan sát những chiếc lá mà trẻ tìm kiếm bằng bàn ánh sáng để trẻ thấy rõ được những đường gân to – nhỏ của lá (Hình 7.22, phụ lục 7).

Chúng tôi tổ chức trò chuyện với trẻ vào ngày cuối tuần để xác định hoạt động trẻ muốn được khám phá trong tuần tiếp theo.

Tuần 2: Từ ngày 14/01 đến 18/01/2019

Trong tuần này, trẻ tiếp tục chăm sóc cây đậu xanh đã trồng được và viết nhật ký đậu. Qua trao đổi với trẻ vào cuối tuần trước, tuần này trẻ sẽ tiếp tục khám phá qua ba hoạt động “Sao chép chữ cái bằng các vật liệu”, “Cây từ vựng” và “Tạo hình cây sáng tạo từ đá và nhánh cây khô”.

Để có được đá và nhánh cây khô, chúng tôi đã cùng trẻ trò chuyện về cách thức làm sao để có được những vật liệu đó. Trẻ đã cùng nhau đưa ra ý kiến sẽ nói ba mẹ đưa đi công viên vào buổi chiều để nhặt đá và nhánh cây khô.

Trẻ đã nói rằng đá không được sạch nên cần phải rửa sạch đá. Với mong muốn đó của trẻ, chúng tôi đã chia trẻ thành hai nhóm để thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau. Sau khi tất cả các thành viên trong nhóm đã mang vào đầy đủ các vật liệu cần thiết, mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ, nhóm 1 sẽ rửa đá và phơi khô, nhóm 2 sẽ bẻ nhánh cây khô thành từng đoạn.

Chúng tôi tiến hành tổ chức cho trẻ sao chép các chữ cái từ đoạn dây thừng dài ngắn khác nhau. Trẻ vô cùng thích thú với hoạt động này (Hình 7.26 – 7.27, phụ

Sau khi đã có được nhánh cây khô từ sự giúp đỡ của trẻ, chúng tôi bày bút lông, giấy note nhiều màu và dây thừng để tổ chức cho trẻ thực hiện cây từ vựng để trang trí trong lớp học (Hình 7.30 – 7.35, phụ lục 7).

Với những tác phẩm cây được trẻ tạo ra từ đá và nhánh cây khô, chúng tôi đã cùng trẻ quan sát và thảo luận về các bộ phận của cây. Qua đó, trẻ đã có ý kiến rằng cây có thân cây, lá, rễ cây và nhiều kiến thức xoay quanh cây như lá màu xanh, thân màu nâu, rễ hút nước nuôi cây….(Hình 7.36, phụ lục 7).

Chúng tôi đã tổ chức để trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Em yêu cây xanh”. Vào ngày cuối tuần, chúng tôi cùng trao đổi với trẻ về những hoạt động mà trẻ thực hiện trong tuần 3 và kế hoạch tổ chức ngày hội “Bé yêu cây” trong ngày đóng chủ đề của lớp.

Tuần 3: Từ ngày 21/01 đến ngày 25/01/2019

Trong tuần này, trẻ sẽ cùng nhau thực hiện ba hoạt động còn lại của mạng hoạt động đã đề ra, đó là hoạt động “Viết tên của trẻ bằng lá và trên cát”, “Tạo ra sách về cây” và “Làm thiệp mời”

Theo đó, chúng tôi đã trao đổi với phụ huynh về những vật liệu cần bổ sung trong ba hoạt động này và được phụ huynh rất nhiệt tình hỗ trợ.

Trẻ cùng nhau dùng lá cây dán vào giấy A4 tạo thành tên của mình. Sau đó chúng tôi cho lần lượt trẻ đọc tên của mình lên cho cả lớp cùng nghe (Hình 7.37 – 7.40 , phụ lục 7).

Sau đó, chúng tôi tiến hành cho đếm Cho trẻ đếm số lượng cây và viết số tương ứng vào ô vuông (Hình 7.43, phụ lục 7).

Để đáp ứng được với mong muốn của trẻ là tạo ra những cuốn sách để làm phong phú thêm cho góc thư viện của trường, chúng tôi tổ chức cho trẻ làm ra những cuốn sách về cây bằng cách trẻ sưu tầm những hình ảnh cây trên giấy báo, tạp chí dán vào và nhờ người lớn chú thích tên gọi của những cây đó (Hình 7.44 – 7.45 , phụ lục 7).

Sau đó, chúng tôi đã đàm thoại với trẻ về ngày thực hiện đóng chủ đề cây với tên gọi “Bé yêu cây”. Chúng tôi và trẻ chọn buổi chiều ngày 25/01/2019 mở một triển lãm nhỏ tại lớp. Qua đó, trẻ mong muốn được mời ba mẹ tham gia triển lãm và

cùng nghe trẻ đọc thơ, múa hát. Trẻ có ý định sẽ cùng nhau đọc lại bài thơ “Cây xanh” và hát múa bài “Em yêu cây xanh”. Chúng tôi đã trao đổi với trẻ về vấn đề thực hiện thiệp mời, trẻ đã rất thích thú. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức để trẻ tự trang trí thiệp mời tham dự buổi triển lãm để gởi đến ba mẹ và ban giám hiệu nhà trường

(Hình 7.46 – 7.50, phụ lục 7).

Để buổi triển lãm được diễn ra thật vui, trẻ đã cùng nhau tạo một phông màn sân khấu, trẻ sử dụng ngón tay của trẻ để tạo thành vườn hoa. Ngoài ra, trẻ còn tô màu nhiều cây khác nhau để trang trí quanh phông màn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)