Quan điểm của CBQL về vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 69 - 81)

Qua thông tin trả lời nội dung phiếu hỏi CBQL (Phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Mức độ tin tưởng của CBQL đối với việc dạy tiền đọc viết cho trẻ trước 5 tuổi

Chúng tôi tiến hành tổng hợp ý kiến của CBQL để tìm hiểu mức độ tin tưởng của CBQL đối với việc dạy tiền đọc viết cho trẻ trước 5 tuổi thông qua trả lời câu hỏi 3 trong phiếu hỏi [phụ lục 1]; Tổng hợp ý kiến của các CBQL như sau:

Khi chúng tôi phát phiếu hỏi 16 CBQL ở các trường MN trên địa bàn TP. HCM, có đến 3/16 (chiếm 18.8%) số lượng CBQL không tham gia trả lời câu hỏi

và có đến 9/16 (chiếm 56,3%) CBQL tỏ ra không hiểu trước câu hỏi này, nhất là đối

với cụm từ “độ sẵn sàng học chữ thời kỳ tiền đọc viết của trẻ”.Một CBQL chia sẻ thêm rằng: “Đây là lần đầu tiên nghe về độ sẵn sàng học chữ thời kỳ tiền đọc viết”.

Qua tìm hiểu về những tài liệu bồi dưỡng thường xuyên thì chúng tôi được biết vấn đề giáo dục tiền đọc viết cho trẻ đã được đề cập và trình bày rất cụ thể.

Sau khi các CBQL được chúng tôi giải thích để hiểu về cụm từ độ sẵn sàng

học chữ thời kỳ tiền đọc viết. Họ chia sẻ thêm rằng: Trong các đợt bồi dưỡng

chuyên môn gần đây cũng có đề cập đến vấn đề này. Qua đây, có thể thấy khi nói đến vấn đề về độ sẵn sàng học chữ của trẻ không còn khá xạ lạ đối với các CBQL.

Ngoài ra, có 2/16 CBQL đã khẳng định là khi cho GV thực hiện những nội dung về việc cho trẻ làm quen với đọc viết trong Chương trình GDMN thì có theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các GV trong trường và cho rằng việc thực hiện các

nội dung dạy chữ cho trẻ trước 5 tuổi chỉ dừng lại ở mức độ là cho trẻ làm quen với các nét cơ bản như nét xiên, nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét móc và nét cong. Còn lên 5 tuổi là cho trẻ làm quen với bảng chữ cái qua nhiều hoạt động khác nhau để kích thích trẻ hứng thú tham gia. Qua phỏng vấn CBQL để tìm hiểu sâu hơn thì chúng tôi không nhận được câu trả lời từ các CBQL.

Tóm lại, để việc dạy chữ của trẻ ở trường MN diễn ra sát với những nội dung quy định theo chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT thì trong quá trình giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi, đặc biệt là phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi CBQL cần phải theo dõi về độ sẵn sàng học chữ thời kỳ

tiền đọc viết của trẻ để biết được GV ở trường đang dạy đúng hay sai khi dạy chữ

cho trẻ MG 4 – 5 tuổi mà đưa ra những kế hoạch đúng đắn.

Mức độ quan tâm của CBQL trong việc tổ chức – thực hiện các hoạt động

GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN

Trong Chương trình GDMN VN đã quy định rõ những nội dung cần thiết để dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết. Tuy nhiên, khi các trường MN triển khai thực hiện các nội dung làm quen đọc, viết trong Chương trình GDMN thì việc quản lý của các CBQL còn chưa đầy đủ và mờ nhạt. Dẫn chứng cụ thể như sau đây:

Qua phiếu điều tra từ câu hỏi số 1 [Phụ lục 1], chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến chia sẻ của CBQL như sau:

Có 87,5% CBQL cho rằng dạy trẻ sau 4 tuổi đọc viết là cho trẻ nhận biết và phân biệt chữ cái, làm quen chữ viết, cách ngồi và cầm bút. Điều này cho thấy, những nội dung dạy trẻ sau 4 tuổi đọc – viết mà CBQL đưa ra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chương trình GDMN.

Có 1/16 số lượng CBQL (chiếm 6,2%) lại cho rằng: việc dạy chữ cho trẻ 4 tuổi phải theo quy định của Chương trình GDMN, cụ thể là dạy cho trẻ làm quen với việc đọc sách, cách cầm bút, cho trẻ viết tự do theo khả năng của mình thông qua các hoạt động như làm thiệp, viết tên. Qua đó, hình thành cho trẻ niềm yêu thích đối với chữ viết là chính.

Còn lại, có một CBQL (chiếm 6,2%) đưa ra ý kiến là có một số trường hợp là dạy đọc – viết cho trẻ theo nhu cầu của phụ huynh. Nhưng khi phỏng vấn CBQL

này về nội dung dạy theo nhu cầu của phụ huynh thì CBQL tỏ ra không hợp tác cũng như không chia sẻ gì thêm.

Như vậy, việc triển khai thực hiện các nội dung làm quen đọc, viết trong Chương trình GDMN của các CBQL ở các trường MN đã được quan tâm và thực hiện nhưng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số ít CBQL chưa triển khai thực hiện theo những nội dung dạy đọc – viết có trong chương trình mà dạy theo nhu cầu của phụ huynh, điều này cho thấy vẫn còn tồn tại sự bất cập ngay từ khâu quản lý đến việc thực hiện.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thực hiện việc dạy KN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, chúng tôi tiến hành khảo sát trên cả hai đối tượng CBQL và GVMN thông qua câu hỏi số 2 [Phụ lục 1] và câu hỏi số 4 [Phụ lục 2]. Kết quả được tổng hợp sau đây:

Bảng 2.4. Tình trạng GVMN thực hiện việc dạy KN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo đánh giá của CBQL và GVMN

CBQL, N = 16

GVMN, N = 73

STT Tình trạng thực hiện Đối tượng

khảo sát Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1

Có đầu tư lập chương trình dạy và phần lớn được duyệt bởi BGH để đảm bảo tính hệ thống

CBQL 2 12,5

GVMN 29 39,7

2

GV có dạy nhưng chưa có chương trình cụ thể vì dạy theo tích hợp trong các môn khác

CBQL 4 25

GVMN 7 9,6

3

GVMN có chương trình dạy tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, nhưng cũng chưa được duyệt chi tiết bởi BGH

CBQL 1 6,3

GVMN 4 5,5

4

Chương trình GDMN đã quy định cụ thể ở mục nội dung GD phát triển ngôn ngữ nên GV cần thực hiện tốt các kế hoạch tuần, tháng và năm là đủ.

CBQL 9 56,2

Kết quả trả lời câu 2 trong bảng hỏi GVMN và CBQL ở Bảng 2.4. cho thấy: - Có sự khác biệt rất lớn giữa nhận định của GVMN và CBQL

- Có đến 25% số CBQL chọn (2), tức là chưa hiểu giá trị của DH tích hợp, hoặc chưa giúp được GVMN thực hiện “DH tích hợp” đúng – vì thực sự việc DH tích hợp không làm mất cơ hội PT KN TĐV cho trẻ, cũng không làm giảm hiệu quả học TĐV trong HĐ học tích hợp; mà ngược lại.

- Cơ chế “chỉ cần thực hiện theo kế hoạch GD đã lập sẵn, thậm chí “cần làm tốt” cho thấy có tới phân nửa số CBQL, GVMN khó ý thức “cần linh hoạt cho trẻ tự khởi xướng việc học, trong đó có học kiểu tiền đọc viết”

- Phương án (3) được chọn, cho thấy trong số GVMN được điều tra ý kiến có quá ít người tự giác thiết kế chương trình GD KN TĐV. Kết quả này cùng với kết quả trả lời của phương án chọn (1) đều là “có chương trình dạy TĐV” của 33/73 GVMN – chiếm 45,2% số GVMN được hỏi.

- Có 14/16 CBQL chọn phương án (2), (3) và (4), tức là không duyệt được chương trình GD TĐV do GV tự giác thiết kế để dạy trẻ. Chiếm tới 87,5% số CBQL được điều tra ý kiến. Kết hợp với nội dung của phương án chọn (2) và (4) chúng ta thấy rằng có 82,1% số CBQL này chưa quan tâm đúng mức tới việc quản lý hoặc hỗ trợ GVMN GD KN TĐV cho trẻ một cách có hệ thống. Cũng chính vì tình trạng trên mà có một phần không nhỏ ý kiến của CBQL và GVMN cho rằng GV dạy kỹ năng tiền đọc viết tích hợp thông qua các hoạt động khác ở trường mầm non.

Qua phỏng vấn câu hỏi số 1 [Phụ lục 4], có 16/16 CBQL (chiếm 100%) đều đưa ra những hoạt động để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi thường tổ chức ở trường MN đó là: hoạt động vui chơi, hoạt động góc và hoạt động học. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu sâu hơn thông qua câu hỏi: “Cô có thường xuyên xuống dự giờ các GVMN giáo dục kỹ năng TĐV vào những hoạt động đó không?”.

Đa số các CBQL đều đưa ra nhận định có tham dự giờ khi GVMN tổ chức dạy tiền đọc viết cho trẻ vào hoạt động góc và hoạt động học.

Chúng tôi nhận thấy CBQL có quan tâm đến vấn đề dạy kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi, tuy nhiên hồ sơ của GVMN (giáo án, kế hoạch ngày, tuần…) về

vấn đề dạy tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi hầu như ít được hiệu phó chuyên môn duyệt nên còn nhiều hạn chế thậm chí có khi GVMN dạy sai phương pháp dạy trẻ.

Vì vậy, để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi hiệu quả hơn trong việc dạy và học thì CBQL cần khuyến khích và hỗ trợ các GVMN thực hiện nội dung dạy kỹ năng tiền đọc viết cụ thể dựa trên chương trình GDMN một cách có hệ thống là hết sức cần thiết, giúp cho GVMN có thêm cơ sở để tự tin tổ chức các hoạt động dạy chữ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi và điều đó làm giảm tâm lý e ngại của GV khi tổ chức.

Mức độ quan tâm về ảnh hưởng của MT trong vấn đề GD trẻ tiền đọc viết

có ý nghĩa

Tổng hợp ý kiến từ câu hỏi số 10 [phụ lục 1], chúng tôi thu thập được một số ý kiến chia sẻ của CBQL về ảnh hưởng của MT trong vấn đề GD trẻ tiền đọc viết có ý nghĩa như sau:

Đa số CBQL cho rằng, môi trường đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ MN. Cụ thể, chúng tôi tìm hiểu về nhu cầu thay đổi về cơ sở vật chất trang thiết bị thì được biết: Các CBQL cho rằng cần thay đổi trang thiết bị hiện đại phù hợp để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV như: cần có ti vi màn hình to kết nối máy tính; loa; bổ sung nhiều loại sách (truyện, báo, tạo chí,…) vào góc thư viện. Như vậy, trẻ mới có cơ hội cũng như không gian tiếp xúc với sách từ đó giáo dục cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy ở các trường MN đều được đầu tư xây dựng góc thư viện của trường, tuy nhiên các thể loại sách trong góc thư viện chưa được đa dạng, chủ yếu là truyện dành cho trẻ mầm non. Hơn nữa, khi quan sát các hoạt động mà GV tổ chức cho trẻ tại góc thư viện chủ yếu xoay quanh những hoạt động như: cô đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ tự đọc sách,…chưa gây được hứng thú cho trẻ trong những hoạt động này.

Như vậy, nhu cầu về thay đổi trang thiết bị trên đây của các CBQL là chưa hợp lý và chưa phù hợp với việc góp phần GD tiền đọc viết có ý nghĩa. Bởi vì, để giáo dục tự nhiên có ý nghĩa thì không cần phải cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Theo lý thuyết của mô hình giáo dục Reggio Emilia: “môi trường chữ với

nguyên tắc đa dạng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ngăn nắp và đẹp với không gian mở thông thoáng khuyến khích sự hợp tác, tương tác, giao tiếp và khám phá. Bố trí nguyên vật liệu mở, đặc biệt là vật liệu thiên nhiên ở các góc - tổ chức góc thư viện và cập nhật sách ở đó,… với mục tiêu khuyến khích trẻ tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn những điều trẻ quan tâm.”

Điều cần thiết đầu tiên trong việc GD tự nhiên có ý nghĩa là cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi cho các GVMN tổ chức các hoạt động về tiền đọc viết.

Tìm hiểu về điều kiện quản lý của CBQL ở trường MN

+ Trong việc dạy học tự nhiên có ý nghĩa

Thông qua câu hỏi số 6 [Phụ lục 1], chúng tôi tiến hành tìm hiểu ý kiến của CBQL về thời gian và điều kiện để quản lý việc “GVMN dạy tự nhiên và có ý

nghĩa” về tiền đọc viết cho trẻ MG. Nội dung kết quả thống kê được trình bày trong

bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL về khả năng dạy học tự nhiên về tiền đọc viết của GV mẫu giáo (sau 3 tuổi) trong trường MN

N = 16

STT Khả năng dạy học tự nhiên về tiền đọc viết Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

1

Tương đối dạy tự nhiên cho trẻ MG dễ hơn so với dạy tự nhiên cho trẻ nhà trẻ vì trẻ MG đã có kinh nghiệm và ngôn ngữ phát triển

9 56,3

2 Dạy tự nhiên dù cho trẻ MG nhưng vẫn rất khó trong

điều kiện sĩ số tương đối cao hiện nay 15 93,8 3

GVMN hầu như ít được đào tạo và bồi dưỡng về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy tự nhiên cho trẻ nên rất lúng túng

4 25

4

GVMN được bồi dưỡng ở trường về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy tự nhiên cho trẻ nhưng chưa áp dụng thường xuyên.

3 18,8

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Có đến 93,8% số CBQL chọn phương án (2), cho thấy các CBQL chưa hiểu về bản chất của dạy học tự nhiên vì nếu GVMN tổ chức dạy học tự nhiên không phụ thuộc vào yếu tố tỉ số trong lớp học mà phụ thuộc vào phương pháp tổ chức của các GVMN.

Khi phỏng vấn 9 GV của một trường MN ở quận 12 để tìm hiểu sâu hơn về khả năng dạy tự nhiên để giáo dục KN tiền đọc viết cho trẻ với câu hỏi sau đây:

“Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến khả năng dạy tự nhiên để giáo dục KN tiền đọc viết

của GVMN hiện nay?”. Kết quả cho thấy có 7/9 GV – chiếm 77,8% số GV được

phỏng vấn đều ra ý kiến quỹ thời gian chăm sóc – giáo dục trẻ trong một ngày không đủ cho nên sẽ gây khó khăn cho việc GV tổ chức dạy học tự nhiên cho trẻ.

Vậy, có thể kết luận rằng: Yếu tố về thời gian cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác giáo dục. Bởi vì, công việc GVMN ở trường cũng rất nhiều, ngoài việc chăm sóc – giáo dục trẻ thì GV còn phải viết sổ sách, đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm hàng năm và thi GV giỏi cấp trường, cấp quận/huyện hàng năm cho nên việc triển khai dạy học tự nhiên dù trên trẻ MG đi chăng nữa cũng gặp khó khăn nhất định.

Qua phỏng vấn, một CBQL nói thêm: các GVMN còn phải tự làm đồ dùng để trang trí lớp, trường học cũng như làm đồ dùng phục vụ trong công tác giảng dạy trẻ. Không chỉ thế, GV còn phải dành thời gian để học tổ/nhóm về bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên. Mặc dù có một số ít GVMN rất tận tâm trong công tác giảng dạy trẻ, có những GV tự tìm tòi và học tập những phương pháp dạy tích cực, được bồi dưỡng các phương pháp dạy học tự nhiên và áp dụng vào lớp học của GV đó và khi dự giờ CBQL nhìn thấy được sự chủ động tham gia của trẻ, cũng như nhìn thấy được hiệu quả khi áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, tự nhiên. Tuy nhiên, áp dụng chỉ được một thời gian ngắn thì GV lại dừng bởi vì áp lực công việc bên cạnh đó quỹ thời gian lại không đủ. Với lý do trên đây của CBQL đưa ra thật sự không hợp lý. Bởi vì, nguyên nhân là GV không biết kỹ thuật dạy học nhóm, không để trẻ tự học, GV không được đào tạo phương pháp DH tự nhiên tiền đọc viết thì có tận tâm cũng như không.

Những lý do nói trên, xuất phát từ ý kiến chủ quan từ phía GVMN khi tổ chức

dạy học tự nhiên. Chúng tôi nhận thấy, những nguyên nhân này có thể khắc phục

được và việc dạy học tự nhiên về tiền đọc viết cho trẻ có thể được triển khai một cách hiệu quả nếu GV được các CBQL quan tâm và thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao nghiệp vụ như: phương pháp dạy học tự nhiên về tiền đọc viết, kỹ thuật dạy học nhóm. Bên cạnh đó, GV phải tạo cơ hội, điều kiện để trẻ tự khởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)