Tìm hiểu về những mong mỏi của PH trong việc cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen
với đọc viết
Quá trình điều tra 62 PH có con đang theo học lớp MG 4 – 5 tuổi tại 3 trường MN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi đưa ra những đánh giá khách quan về vấn đề cho trẻ làm quen với đọc viết theo quan niệm của bậc làm cha mẹ.
Để mang lại kết quả khả quan, chúng tôi tiến hành đi điều tra quan điểm của phụ huynh về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết thông qua câu hỏi số 4 [Phụ lục 3] . Kết quả thu được như sau:
N = 62
Biểu đồ 2.2. Quan điểm của PH về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết
Nhìn vào biểu đồ 2.2, cho thấy rằng phần lớn ý kiến PH đưa ra quan điểm trẻ 4
– 5 tuổi có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với đọc, viết.
Qua tìm hiểu, Anh N.H.N phụ huynh bé N.T.N.A lớp chồi 1 trường MN tại quận 12 cho biết: Tôi thấy trẻ 4 tuổi là có thể làm quen với đọc viết được. Bởi vì, qua kinh nghiệm nuôi 2 cháu, tôi thấy trẻ rất thích chơi với sách, vở, bút. Cho nên 4 – 5 tuổi cha mẹ ở nhà có thể dạy trẻ làm quen đọc viết. Trẻ càng biết sớm thì càng tốt.
Và chị H.T.M cũng nói thêm: Từ lúc con 2 tuổi ở nhà, khi nghe mẹ kể chuyện cho con nghe thấy con rất thích nghe và bắt mẹ kể chuyện hàng đêm trước khi đi ngủ. Việc cho trẻ làm quen với đọc viết nên bắt đầu khi trẻ 4 – 5 tuổi là tốt cho trẻ.
Điều này cho thấy, phần lớn PH ngày nay cũng rất quan tâm đến sở thích của trẻ, và họ cũng quan sát được đặc điểm của trẻ để biết được trẻ thích thú với những đồ chơi nào, thích những hoạt động gì.
Và hơn thế nữa, PH đã có nhận thức trong việc cho trẻ làm quen với đọc viết ở nhà thông qua những hoạt động tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như: kể chuyện cùng trẻ hằng đêm trước khi ngủ, cho trẻ viết vẽ bậy lên giấy,…Có thể nỏi rằng, đây là một dấu hiệu quan trọng để có thể liên kết giữa GV và PH trong việc GDKN tiền đọc viết cho trẻ.
Sơ sinh Trước 3 tuổi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi 1,6% 9,7% 17,7% 51,6% 19,4%
Bên cạnh đó, có 19,4% ý kiến cho rằng trẻ 5 – 6 tuổi mới có thể bắt đầu học đọc học viết. Qua phỏng vấn, những PH này cho rằng: Để trẻ có thể học đọc và viết tốt ở trường MN cũng như ở nhà thì trẻ phải phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, cho nên 5 – 6 tuổi là lứa tuổi hợp lý để dạy trẻ học chữ và để trẻ chuẩn bị học lớp Một.
Anh C.M.T cho biết: Ở trường MN quy định không được dạy chữ trước khi vào lớp Một. Điều đó có nghĩa là không được dạy chữ cho trẻ quá sớm cho nên 5 – 6 tuổi là hợp lý để dạy trẻ làm quen và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một. Thông qua ý kiến của PH này, chúng tôi nhận thấy rằng, anh T. đang hiểu sai về vấn đề cho trẻ lứa tuổi MN học chứ mà vấn đề không được dạy chữ trước khi học lớp Một là do GV cung cấp thông tin đến PH cho nên dẫn đến việc làm cho PH đưa ra kết luận chưa đúng. Bởi vì, trong Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT ban hành có kèm theo những nội dung làm quen với đọc viết và bắt đầu dạy từ lứa tuổi MG tức là bắt đầu từ lúc trẻ 3 tuổi.
Ngoài ra, có ý kiến PH cho rằng trẻ trước 3 tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết. Giải thích cho việc lựa chọn này, có một PH chia sẻ rằng: hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm như Montessori, Nhật Bản,.. dạy con rất hay. Qua tìm hiểu và được biết nên dạy cho con biết đọc sớm, sẽ giúp cho con lĩnh hội nhiều kiến thức. Điều này chứng tỏ, PH đã biết lên mạng tìm hiểu những phương pháp giáo dục sớm để dạy con và lựa chọn những trường MN có dạy những phương pháp đó để cho con theo học. Có lẽ, hiện nay việc giáo dục con cái rất được PH quan tâm và được đầu tư và PH đã có nhận thức về việc cho trẻ làm quen với đọc viết.
So sánh biểu đồ 2.1 và 2.2, chúng tôi nhận thấy quan điểm của những GV trong ngành MN và PH có sự khác biệt khá lớn. Từ kết quả khảo sát cho thấy, cả GV lẫn PH đều có nhận thức chưa đầy đủ về độ tuổi có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với đọc viết. Qua thực tế thấy rằng, quan điểm của GV và PH còn mâu thuẫn nhau. Sự mâu thuẫn này có lẽ xuất phát từ nguyên nhân đó là GV chưa nắm chính xác về những nội dung cho trẻ làm quen với đọc viết và chưa có sự liên kết với PH trong việc GDKN tiền đọc viết cho trẻ ở nhà. Tỷ lệ GV và PH biết về những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ MN chiếm tỷ lệ rất ít. Đa số, vẫn còn những suy nghĩ cứng nhắc về vấn đề cho trẻ học chữ.
Với những quan điểm chọn độ tuổi sơ sinh và trước 3 tuổi đã giải thích rằng việc cho trẻ làm quen với đọc viết có thể tiến hành từ rất sớm. Từ đó, cho thấy GV và PH ngày nay đã có những tư tưởng tiến bộ về việc cho trẻ làm quen với đọc viết. Bởi vì thực tế cho thấy, cả GV và PH có tìm hiểu về những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ trên mạng. Trong lý luận GDMN trên thế giới có rất nhiều quan điểm nói về độ tuổi bắt đầu cho trẻ làm quen với đọc viết – đơn cử là “Khả năng đọc viết của con người phát triển trong suốt đời sống nhưng những năm thời thơ ấu từ khi
sinh ra đến tám tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển đọc viết”. Đây là
một trong những quan điểm nói về độ tuổi bắt đầu dạy trẻ đọc viết và nhận được sự công nhận của Hiệp hội Đọc quốc tế (IRA).
Tổng hợp ý kiến từ câu hỏi số 1 [phụ lục 3] của PH về mức độ quan tâm đến việc tổ chức các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN. Thống kê thu được kết quả thể hiện trong biểu đồ sau:
N = 62
Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm của PH đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN
Từ biểu đồ 2.3 cho thấy kết quả có 100% phụ huynh đều quan tâm đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ ở trường MN. Trong đó, có 64,5% ý kiến phụ huynh tỏ ra rất quan tâm. Điều này chứng tỏ PH phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với đọc viết ngay từ lứa tuổi mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Rất quan tâm Có quan tâm Ít quan tâm 64,5 32,3 3,2
Qua trò chuyện và trao đổi, chúng tôi nhận thấy mức độ quan tâm của PH đến HĐ làm quen với đọc viết ở trường MN còn thể hiện qua việc PH nắm bắt các HĐ làm quen với đọc viết mà GV tổ chức cho trẻ: trò chơi với các con chữ, sao chép chữ, tô màu chữ cái, tìm chữ cái, đọc sách cho trẻ nghe, viết tên, viết thiệp chúc mừng,…thậm chí có một số PH chia sẻ GV còn dạy cho trẻ đánh vần, tập viết chữ thực thụ như ở lớp Một.
Thực tế ở các trường MN hiện nay, vấn đề dạy chữ đang là vấn đề bất cập trong GDMN, bởi vì trong chương trình GDMN quy định không dạy chữ trước cho trẻ trong trường MN nếu có thì cũng chỉ là HĐ giúp trẻ làm quen với đọc viết nhưng theo nguyện vọng của PH thì luôn nôn nóng và muốn GV dạy chữ trước cho trẻ để trẻ sớm biết đọc biết viết thành thạo để chuẩn bị vào học lớp Một. Điều này gây khó khăn cho GV và áp lực cho trẻ. Thực tế cho thấy PH chưa hiểu rõ việc cho trẻ làm quen với đọc viết trong trường MN không phải là dạy trẻ biết đọc, biết viết thành thạo, càng không phải dạy trước chương trình lớp Một mà là quá trình trang bị kiến thức, rèn luyện, thực hành các kỹ năng cần thiết cho việc đọc, viết thuần thục ở Trường tiểu học sau này.
Đa số PH tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết. Tuy nhiên, PH chưa nhận thức đúng được bản chất của việc cho trẻ làm quen với đọc viết. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc PH có những mong muốn quá lớn ở con mình thể hiện qua bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17. Mong muốn của PH trong việc dạy trẻ MG 4 – 5 tuổi học chữ
N = 62
STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Con biết chữ: đọc và luyện viết đẹp càng tốt 10 16,1
2 Con biết chữ: đọc và hiểu là chính, bước đầu tập
đồ chữ, sao chép 37 59,7
3 Tôi không rõ chi tiết vì bận rộn cuộc sống, tôi tin
cậy GV – họ biết cần dạy gì cho con chúng tôi 6 9,7
4 Ít quan tâm vì chủ yếu trẻ sẽ học chữ ở lớp 5 – 6
Nhìn vào kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.17 chúng tôi nhận thấy mong muốn của PH trong việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi học chữ vẫn nghiêng về việc đọc và hiểu là chính, bước đầu tập đồ chữ, sao chép sau khi kết thức chương trình lớp 4 – 5 tuổi với tỷ lệ lựa chọn trên 50%. Điều này cho thấy, phần lớn PH đã có nhận thức về việc cho trẻ 4 – 5 tuổi học chữ. Tuy nhiên, vẫn còn một số PH mong muốn trẻ biết đọc và luyện viết đẹp càng tốt. Vậy, chúng tôi có thể suy luận sự mong muốn của PH đối với việc học chữ ở độ tuổi này là quá tham lam, bởi vì theo như nhận định việc học chữ đối với trẻ 4 – 5 tuổi của các nhà GD mô tả ở chương 1 thì nên hình thành cho trẻ sự thích thú, yêu thích việc đọc sách chứ không nên đòi hỏi và yêu cầu quá cao, việc mong muốn trẻ luyện viết chữ đẹp của PH là đi ngược với lý luận của các nhà GD.
Một phần không nhỏ PH tỏ ra ít quan tâm và cho rằng việc cho trẻ học chữ sẽ thích hợp hơn khi ở giai đoạn trẻ 5 – 6 tuổi hoặc khi trẻ vào lớp Một. Đây là những ý kiến chia sẻ hoàn toàn sai lầm, bởi vì theo như quan điểm của nhà GD sớm Glenn Doman thì “đứa trẻ càng biết đọc biết viết sớm thì càng thích đọc viết và đọc viết
tốt hơn”.
Chúng tôi tiến hành điều tra nhận thức của PH về việc cho trẻ MG 4 – 5 tuổi
làm quen với đọc, viết” thông qua câu hỏi số 3 [Phụ lục 3]. Kết quả thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 2.18. Ý kiến của PH về việc cho trẻ MG 4 – 5 tuổi “làm quen với đọc, viết”
STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Cho trẻ học đọc và viết chữ cái 39 62,9
2 Cho trẻ tập đánh vần 14 22,6
3 Cho trẻ học đọc và viết từ 6 9,7
4 Cho trẻ học đọc và viết câu 0 0
5 Cho trẻ học đọc và viết đoạn văn 1 1,6
6 Dạy cho trẻ cách sử dụng sách 8 12,9
7 Làm cho trẻ có hứng thú với sách 19 30,6
Kết quả được thống kê ở bảng 2.18, cho thấy việc hiểu đúng nội dung cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết còn chưa rõ ràng trong nhận thức của PH. Bởi vì, phần lớn ý kiến PH còn nhầm lẫn giữa việc cho trẻ làm quen với đọc viết với việc dạy cho trẻ học đọc, học viết và tập đánh vần. Việc cho trẻ làm quen với đọc viết không bao hàm nội dung dạy trẻ đánh vần, đây là nhiệm vụ của trường Tiểu học. Dạy trẻ học đọc và viết đoạn văn là cách thức dạy học không phù hợp với trẻ MN về nội dung lẫn cách thức dạy học.
Bên cạnh đó, đa số ý kiến PH đã đưa ra quan điểm làm quen với đọc viết là cho trẻ yêu thích việc “đọc, viết”. Đây là một điều hết sức vui mừng, bởi vì PH đã một phần nào hiểu đúng được việc cho trẻ MN học chữ và đánh giá cao thái độ của trẻ đối với việc học. Thái độ tích cực học tập của trẻ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ cần phải được chú trọng.
Tuy nhiên, đối với việc cho trẻ làm quen với cách sử dụng sách chưa được PH nhận thức rõ, kéo theo trong thực tế việc PH hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách cũng ít được chú trọng. Đây là hoạt động giúp trẻ có kỹ năng sử dụng sách, giúp trẻ yêu thích sách, khơi dậy ở trẻ lòng ham mê khám phá các nội dung có trong sách, là cơ sở hình thành ở trẻ hứng thú với việc đọc viết sách và thói quen đọc viết về sau.
Để kiểm chứng cho câu hỏi về mức độ quan tâm của PH trong vấn đề học chữ của trẻ MG 4 – 5 tuổi, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sâu hơn vấn đề thông qua câu hỏi số 5 [phụ lục 3] với câu hỏi: “Con của anh/chị có những kỹ năng nào sau đây
(cuối năm học lớp MG 4 – 5 tuổi)?”. Thu được kết quả như sau:
Bảng 2.19. Đánh giá của PH về những KN tiền đọc viết của trẻ (cuối năm học lớp MG 4 – 5 tuổi)
N = 62
STT Nội dung Số ý
kiến Tỷ lệ (%)
1 Có “viết nguệch ngoạc” tuy chưa rõ hình của chữ
viết 36 58,1
STT Nội dung Số ý
kiến Tỷ lệ (%)
3 Thích nhìn chữ viết và biết đọc một số từ 14 22,6 4 Biết đọc nhiều chữ, từ nhưng không quan tâm đến
nghĩa của chúng 24 38,7
5 Biết đọc nhiều chữ, từ và thường hỏi về nghĩa của
chúng 11 17,7
6 Ý kiến khác:………. 0 0
Qua kết quả điều tra, phần lớn PH nhận thức được những kỹ năng tiền đọc viết của trẻ vào cuối năm lớp 4 – 5 tuổi. Điều này cho thấy, những biểu hiện của trẻ như viết nguệch ngoạc, thích đọc chữ,…đã được PH quan tâm. Đây là điều hết sức vui mừng trong việc kết hợp với PH để GD KN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ ở nhà.
Nhìn chung, PH đều rất quan tâm đến GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Thực tế, các bậc PH đã sử dụng các biện pháp cho trẻ làm quen với đọc viết ở nhà. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi điều tra thông qua câu hỏi số 6 [phụ lục 3]. Nội dung kết quả điều tra được trình bày ở bảng 2.19 sau đây:
Bảng 2.20. Đánh giá của PH về mức độ sử dụng các biện pháp cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết
N = 62 STT Biện pháp Tần suất Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiềm khi Không bao giờ % % % % 1 Dán nhãn lên những đồ vật xung quanh ngôi nhà: tên đồ vật (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, kệ để giày,…), tên các phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ
STT Biện pháp Tần suất Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiềm khi Không bao giờ % % % %
sinh…), tên cây (cây hoa giấy, cây mai,…),…
2 Đọc sách, kể chuyện cho trẻ
nghe ở nhà 61,3 30,6 8,1 0
3 Cho trẻ đi chơi ở nhà sách 25,8 62,9 9,7 1,6
4
Trả lời cặn kẽ những thắc mắc của trẻ khi trẻ đặt câu hỏi có liên quan đến câu chuyện vừa nghe
79 12,9 6,5 1,6
5
Đặt ra những câu hỏi cho trẻ trong quá trình đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe
53,2 41,9 3,2 1,6
6
Cho trẻ làm thiệp khi đến ngày sinh nhật (của trẻ, của bố, của mẹ), ngày lễ
33,9 41,9 14,5 9,7
7 Cho trẻ ngồi vẽ, viết tự do 75,8 16,1 8,1 0
8
Khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ khi trẻ có những hành vi