Nhận thức của GVMN về khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào
GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với những GVMN có kết quả của phiếu điều tra thể hiện sự hiểu biết căn bản về GD KN tiền đọc viết qua câu hỏi số 4 [phụ lục 4] để tìm hiểu khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến chia sẻ của GV như sau:
Chúng tôi nhận thấy có rất ít GV đã từng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ (chiếm 8,2 %). Qua phỏng vấn, các GV đã từng ứng dụng chia sẻ rằng họ tìm hiểu những thông tin về mô hình tiến bộ Reggio Emilia trên các trang web từ những hoạt động, học cụ, trò chơi. Các GV đã dựa vào nguyên tắc “môi trường là người thầy thứ ba” để tạo ra môi trường chữ phong phú nhằm GDKN tiền đọc viết cho trẻ, lấy ý tưởng từ trẻ để xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc ứng dụng của GV chưa rộng rãi, chưa lan rộng ra phạm vi toàn trường mà mới chỉ ứng dụng trong phạm vi lớp học của mình.
Tuy nhiên, việc ứng dụng của GV không được tổ chức thường xuyên, chỉ thể hiện khi có những chuyên đề mang tính chất cấp Quận, cấp Sở. Và số GV ứng dụng còn khá ít, trong khi đó tỷ lệ chưa từng ứng dụng chiếm rất cao. Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm.
Chúng tôi cùng trao đổi với các GV chưa từng ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia để tìm hiểu nguyên nhân thì được các GV chia sẻ rằng họ không biết đến mô hình giáo dục Reggio Emilia và công việc chăm sóc giáo dục trẻ của các
GV tại trường quá bận rộn, phải viết sổ sách nhiều và ngoài ra các GV này còn phải lo cho gia đình nên GV không có thời gian để tự tìm hiểu những mô hình giáo dục tiến bộ này. Hơn nữa, ở trường MN cũng không mở những hội thảo, tọa đàm, chuyên đề về những mô hình giáo dục tiến bộ cùng với những chuyên gia đến từ các trường đại học để GV có cơ hội tiếp nhận những cái mới trong giáo dục MN hiện nay. Ngay cả với những cán bộ quản lý của các trường MN chúng tôi đã phỏng vấn, bản thân của các CBQL cũng chưa biết đến mô hình này, điều đó cũng lý giải được nguyên nhân vì sao mà các giáo viên mầm non của các trường cũng chưa biết.
Có thể nói rằng, các GV đã có sự hiểu biết về mô hình Reggio Emilia và đã ứng dụng vào trong chương trình giáo dục hiện nay. Tuy khả năng ứng dụng còn rất hạn chế, nhưng điều đó cũng chứng minh được là GV đã có sự tiếp cận với các mô hình giáo dục tiến bộ trên thế giới trong công tác giáo dục trẻ MN.
Thông qua nội dung liệt kê ở câu hỏi số 5 [Phụ lục 4], phỏng vấn GVMN về những mục tiêu trẻ có thể đạt được khi từng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Khi chúng tôi tiến hành trao đổi thì chỉ có 6/73 ý kiến tham gia trả lời câu hỏi này. Tổng hợp kiến chia sẻ của GVMN như sau:
Từ nội dung liệt kê về 6 mục tiêu có khả năng giúp trẻ đạt được khi từng ứng dụng mô hình Reggio Emilia. Trong đó, mục tiêu được GVMN đánh giá ở mức độ đạt tốt về khả năng có thể giúp trẻ MG 4 – 5 tuổi đạt được khi ứng dụng mô hình Reggio Emilia là tạo hứng thú đọc, viết
Qua phỏng vấn, các GV cho rằng khi cho trẻ làm quen trong môi trường chữ đầy khiêu gợi sẽ kích thích hứng thú học tập cho trẻ và tạo động cơ học tập tích cực cho đứa trẻ. Như vậy, đây là hai mục tiêu được đánh giá có thể giúp trẻ MG 4 – 5 tuổi đạt tốt khi ứng dụng mô hình Reggio Emilia.
Bên cạnh đó, cũng có những mục tiêu được GV đánh giá ở mức khó đạt được, như là hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ và xây dựng phong cách học tập cho trẻ hướng đến việc học tập ở tương lai. Vậy, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ GV chưa đánh giá cao khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia có thể giúp trẻ MG 4 – 5 tuổi đạt được những mục tiêu giáo dục như trên. Điều này có thể giải
thích được lý do là GV còn phân vân về tính hiệu quả, cách thức áp dụng hoặc chưa hiểu rõ về việc ứng dụng mô hình này cụ thể bằng quy trình thực hiện nào cho hợp lý và khả quan.
Quá trình phỏng vấn sâu cũng thu thập được ý kiến của GVMN đánh giá về cơ hội và khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở câu hỏi số 6 [Phụ lục 4]. Các GV đưa ra một vài ý kiến chia sẻ như sau:
Thông qua việc trò chuyện và trao đổi với GVMN, chúng tôi nhận thấy có hơn 50% ý kiến đánh giá việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia là hoàn toàn thành công với mức độ Cao về khả năng ứng dụng theo 5 mức độ khảo sát. Từ đó cho thấy GV đã có khả năng tiếp nhận, tìm hiểu về những mô hình giáo dục mầm non tiến bộ trên thế giới và nhận thấy được những ưu điểm của mô hình Reggio Emilia để có khả năng ứng dụng vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có các GV cho rằng khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi là Thấp.
Thậm chí, có phần nhỏ GV đưa ra kết luận là Không có khả năng ứng dụng. Qua quá trình trao đổi, các GV cho rằng: theo quy định của Bộ GD & ĐT thì không được dạy chữ trước cho trẻ ở trườngMN nên việc ứng dụng dạy chữ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi là không khả thi. Từ đây, chúng tôi nhận thấy, các GV đang hiểu lệch lạc về việc dạy chữ ở trường MN cho nên mới đưa ra kết luận trên, bỏi vì theo Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT có quy định những nội dung cụ thể về làm quen với đọc viết cho trẻ MG 4 – 5. Các GV đang hiểu sai về nội dung dạy chữ ở trường MN. Với dạy chữ ở trường MN có nghĩa là chỉ cho trẻ làm quen với đọc viết nhằm chuẩn bị những kỹ năng đọc viết để chuẩn bị cho việc học chữ sau này chứ không phải là học chữ chính thống như ở trường Tiểu học.
Một GV khác chia sẻ thêm: GV không có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thêm những kiến thức khác ngoài chương trình giáo dục đang hiện hành để ứng dụng vào quá trình dạy học cho trẻ ở Trường MN. Bởi vì công việc của GVMN chịu rất nhiều áp lực, ngoài việc chăm sóc và giáo dục trẻ, GV còn dành thời gian để thực hiện kế hoạch, viết sổ sách, học bồi dưỡng thường xuyên từ quy định ban hành dành cho
GVMN. Cho nên, họ cho rằng khả năng ứng dụng mô hình này vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ là không có.
Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của giáo viên nếu thực hiện ứng dụng mô
hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
Việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi sẽ gặp phải những thuận lợi và khó khăn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn GVMN để tìm hiểu về những thuận lợi và khóa khăn mà GVMN sẽ gặp phải khi ứng dụng mô hình qua câu hỏi số 7 [Phụ lục 4]. Ý kiến chia sẻ của GVMN được tổng hợp như sau:
Tiến hành điều tra để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của GV nếu ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia vào HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, phần lớn GV đánh giá thuận lợi ở các nội dung: lựa chọn nội dung dạy học sao cho thích hợp với trình độ phát triển của trẻ và đảm bảo được đồng thời các nhiệm vụ và yêu cầu của chương trình GDMN.
Những kết quả này là căn cứ cho thấy việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi sẽ không lo ngại về vấn đề chọn nội dung dạy học, tổ chức các hoạt động GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ sao cho phù hợp cũng như đảm bảo được mục tiêu giáo dục tiền đọc viết một cách có ý nghĩa và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các yêu cầu của chương trình GDMN.
Ngoài ra, GV cũng đánh giá một số thuận lợi khác như tác động sao cho trẻ học được một cách tích cực, sinh động và linh hoạt và sự ủng hộ của phụ huynh chiếm Điều này, một lần nữa khẳng định GVMN hiện nay phát huy rất tốt vai trò hướng dẫn của mình là người đồng hành cùng trẻ trong khác hoạt động khám phá để kích thích đứa trẻ tích cực tham gia, hơn nữa không lo ngại về những rào cản về sự phồi hợp từ phụ huynh.
Bên cạnh vấn đề thuận lợi còn có những vấn đề khó khăn được GV xem xét nếu có ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Qua kết quả thống kê nghiên cứu thấy rằng đa số GV đều gặp khó
khăn về vấn đề sỉ số lớp đông nên GV khi tổ chức các hoạt động học có ý nghĩa về lĩnh vực hình thành kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ không hề dễ dàng vì mất rất nhiều thời gian mà GV thì không có thời gian và chịu nhiều áp lực nên GV ngại thử sức với những phương pháp dạy học mới cũng như cách thức tổ chức mới. Đó là những trăn trở, khó khăn mà chúng tôi thu thập được từ những ý kiến chia sẻ của GV.
Khi phỏng vấn GV về những thuận lợi và khó khăn, cô B.N.M.H cho rằng:
“Nếu ứng dụng những biện pháp nêu trên thì tôi ngĩ rằng trẻ học và tiếp thu nhanh hơn, trẻ hứng thú trong học. Tuy nhiên về phần khó khăn thì GV phải có nền tảng
kinh nghiệm để có thể sáng tạo trong việc dạy học”. Ngược lại với cô M.H là khó
khăn sẽ gặp ở phía GV thì cô N.T.M – một trường ở MN quận 7 chia sẻ rằng : “Về phần thuận lợi thì sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh một khối lượng lớn kiến thức từ thế giới xung quanh, từ đó thỏa mãn được sự tò mò, thích khám phá của trẻ. Bên cạnh đó cũng gặp khó khăn về trẻ, đó là: Một số trẻ còn hiếu động nên việc thực hiện tổ chức HĐ KN tiền đọc viết cho trẻ bị hạn chế”.
Qua đây, chúng tôi nhận thấy, nếu có thể giải quyết các vấn đề về chương trình dạy cụ thể, về tập huấn cho GV, về tài liệu hướng dẫn nội dung tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa theo mô hình Reggio Emilia thì việc phát triển các kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi sẽ đạt kết quả cao hơn và có tình khả thi hơn. Và hơn thế nữa, để giảm bớt căng thẳng áp lực từ phía GV trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì cần giảm sỉ số trong một lớp học và giảm các cuộc thi không cần thiết để GV có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp giáo dục mới giúp nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục MN.
Từ câu hỏi số 8 [Phụ lục 4], kết quả khảo sát những mong muốn của GVMN về việc bồi dưỡng chuyên môn để tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi được thể hiện như sau:
Căn cứ vào việc phỏng vấn các GVMN, chúng tôi nhận thấy các GV được khảo sát đều có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về nội dung tổ chức, cách thức tổ chức hoạt động GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa theo mô hình Reggio Emilia, GV mong muốn được tập huấn về chuyên đề và chương trình dạy học cụ thể. Và giáo viên cũng mong muốn được cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức các HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa một cách cụ thể và chi tiết.
Mặc dù, GV chưa hiểu rõ về triết lý giáo dục Reggio Emilia, chưa tiếp cần được tài liệu hướng dẫn ứng dụng mô hình, những bước đầu GV đã có sự tự tin nhất định về sự thành công cũng như hiệu quả khi tổ chức HĐ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với tiền đọc viết một cách có ý nghĩa. Đa số các GV đã có những mong muốn được tiếp cận với mô hình giáo dục mầm non tiến bộ thông qua các chuyên đề tập huấn, tài liệu hướng dẫn về nội dung, cách thức, các mẫu kế hoạch HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hình Reggio Emilia.
o Tìm hiểu thực trạng về một số trường MN dạy theo cảm hứng Reggio Emilia
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý & GVMN và quan sát những hoạt động giáo dục của một số trường MN có cảm hứng và hướng giáo dục theo mô hình Reggio Emilia.
Từ những thông tin thu thập trên đây chỉ có giá trị tham khảo vì 3 lý do:
(1)Hầu hết những nhà quản lý, các trường tư thục có “quảng cáo” dạy theo chương trình Reggio Emilia từ chối những câu phỏng vấn sâu, từ chối cho quan sát dự giờ. Lý do thường được đưa ra là đảm bảo tính cạnh tranh và chuyên môn nội bộ.
(2)Người nghiên cứu không thể đảm bảo tính tin cậy khi thu thập những thông tin này trong một thời gian ngắn và trong điều kiện “không được xem các bộ hồ sơ chuyên môn của nhà trường”
(3)Những thông tin thu thập được dựa trên:
- Trao đổi ban đầu, rất ngắn hạn về mặt thời gian với BGH.
- Dựa trên quan sát ngẫu nhiên thiếu tính hệ thống khi làm quen với trường.
- Dựa trên video trình chiếu trên các trang web của những trường này.
Kết luận:
Những thông tin này, tuy có hạn chế về độ tin cậy và tính khoa học nhưng cho phép chúng ta đưa ra nhận định tích cực sau đây: Trên địa bàn TP. HCM đang có xu hướng tuyên truyền và bước đầu ứng dụng những quan điểm, cách tiếp cận giáo dục của mô hình Reggio Emilia.
Tiểu kết chương 2
Khảo sát đã tập trung làm rõ những vấn đề nghiên cứu mang tính thực tiễn hỗ trợ xác định những yếu tố thuận lợi cho việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ được học tự nhiên có ý nghĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thực trạng về vấn đề GDKN tiền đọc viết gồm những vấn đề chính sau đây:
Phần lớn CBQL, GVMN và PH đều quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với đọc viết tuy nhiên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của việc giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.
GV tỏ ra lúng túng với vấn đề làm thế nào để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ một cách tự nhiên có hiệu quả thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi (hoạt động góc, hoạt động ngoài trời) nhằm đáp ứng được nhu cầu hứng thú HĐ của trẻ. Những khó khăn khách quan và chủ quan có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nội dung, sử dụng biện phát, cách thức tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết của GV chưa thật sự hợp lý.
Về hình thức tổ chức, hoạt động ở góc thư viện chưa được quan tâm đúng mức. Qua quan sát, cho thấy được nguồn sách tư liệu còn nghèo nàn, không có sự mới lạ, các tiêu chí sách không đủ kích thước trẻ đọc. GV chủ yếu chú trọng vào HĐ đọc viết các nhân tự do, chưa tổ chức cho trẻ đọc viết theo nhóm.
Môi trường chữ trong lớp, trường MN chưa được đầu tư đúng mức. Điều đáng nói ở đây là chữ viết có trong môi trường không được quan tâm khai thác cho trẻ có cơ hội đọc và viết mà chỉ mang tính chất trang trí, hình thức.