2.1.1. Địa bàn khảo sát
Để giúp việc khảo sát được tin cậy, thu thập nhiều thông tin, chúng tôi tiến hành khảo sát 9 trường MN ở nội thành và vùng ven trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Trường MN 19/5 – Quận 1, Trường MN Rạng Đông 11a – Quận 6, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7, Trường MN Hoa Phượng – Quận 8, Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Tuổi Xanh – Tân Bình, Trường MN Bông Sen – Tân Phú, Trường MN Tân Hòa – Huyện Hóc Môn, Trường MN Tây Bắc – Huyện Củ Chi.
2.1.2. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu:
-Thực trạng tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng (HĐGDKN) tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường MN tại TP. HCM
-Những khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong điều kiện của GDMN Việt Nam.
2.1.3. Nội dung khảo sát
-Thực trạng nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết và tính có ý nghĩa trong GD TĐV cho trẻ MG sau 4 tuổi, về kỹ năng đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học
-Kiến thức của GVMN về phương pháp Reggio Emilia
-Quan điểm của CBQL về vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi
-Thực trạng tổ chức và thực hiện các HĐ GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi tại một số trường MN hiện nay.
-Thực trạng nhận thức của PH về việc GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.
-Khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường MN.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Để thu thập thông tin của nội dung khảo sát trên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số trường MN ở nội thành và vùng ven trên địa bàn TP. HCM với các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát dự giờ hoạt động GD phát triển trẻ MG 4 - 5 tuổi kỹ năng tiền đọc
viết có ý nghĩa tại một số trường mầm non. Việc quan sát nhằm ghi nhận:
+ Cách giáo viên tiếp cận tổ chức và thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, hiệu quả, nguyên nhân đạt hay không đạt. Quan tâm đặc biệt: GV sử dụng chủ yếu những biện pháp tổ chức môi trường nào và đặc điểm/khả năng tác động của môi trường học TĐV lên trẻ, những biện pháp GD phát triển nào, các hình thức tổ chức HĐ, tâm thế HĐ TĐV của trẻ, cơ hội tự HĐ, tự khởi xướng học, đặc điểm của việc GV tổ chức tác động từ phía môi trường lên trẻ, đặc điểm và cơ hội/khả năng tương tác của trẻ với MT học chữ, với bạn học, với GV.
+ Đặc điểm HĐ của trẻ MG 4 - 5 tuổi (các HĐ có mục tiêu hoặc có liên quan đến vấn đề GD phát triển kỹ năng TĐV), kết quả HĐ (các kiến thức - kỹ năng - thái độ TĐV của trẻ nào về TĐV), nguyên nhân đạt hay không đạt.
Quá trình quan sát được ghi chép dưới hình thức văn bản, hình ảnh, videos. Rút ra khả năng ứng dụng giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hỉnh Reggio Emilia (có kết hợp thông tin thu thập được từ phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên và phương pháp phỏng vấn GV, BGH).
Phương pháp điều tra
- Lập phiếu điều tra (20 câu) [Phụ lục 2] ý kiến của giáo viên mầm non đang phụ trách lớp 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra ý kiến GVMN ở các trường mầm non với mục đích tìm hiểu:
+ Quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý
nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi (Chú ý: nhận thức của GV về sự cần thiết của việc GD
này, cách GV hiểu “tính có ý nghĩa của việc DẠY – HỌC nhằm phát triển kỹ năng tiền đọc viết”, cơ hội/khả năng GD PT kỹ năng tiền đọc viết, đánh giá về thực trạng vấn đề hiện nay,…)
+ Nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết ở trẻ, sau 4 tuổi và trẻ học Tiểu học
+ Kiến thức của GVMN về mô hình giáo dục Reggio Emilia
+ Việc tổ chức và thực hiện các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi tại một số trường MN hiện nay
- Lập phiếu điều tra (14 câu) [Phụ lục 1] ý kiến của Cán bộ quản lý một số trường MN trên địa bàn TP.HCM, triển khai điều tra nhằm tìm hiểu với mục đích:
+ Tìm hiểu quan điểm của CBQL về vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi và mức độ quan tâm của CBQL trong việc tổ chức – thực hiện các hoạt động GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN.
+ Những thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý GVMN khi ứng dụng chương trình BDTX có liên quan đến kiến thức và kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG.
- Lập phiếu điều tra (9 câu) [Phụ lục 3], triển khai trên phụ huynh (PH) có con học lớp MG 4 – 5 tuổi tại 3 trường MN (Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7, Trường MN Hoa Phượng – Quận 8). Việc điều tra với mục đích:
+ Tìm hiểu nhận thức của PH về việc cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết.
+ Tìm hiểu về các biện pháp mà PH sử dụng để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở nhà.
Phương pháp phỏng vấn
- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn (9 câu) [Phụ lục 4] được sử dụng cho đối tượng GVMN có kết quả của phiếu điều tra chưa thể hiện rõ ở một số nội dung nào đó. Nguyên tắc phỏng vấn: không bắt buộc hỏi tất cả các câu hỏi đã soạn, có thể hỏi
theo tình huống của sự chia sẻ. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ quản lý trường MN (1 Hiệu trưởng, 1 Hiệu phó chuyên môn) và 2 giáo viên mầm non của trường chúng tôi tổ chức thử nghiệm nhằm mục đích tìm hiểu về:
+ Tìm hiểu cách tiếp cận để GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi có hiệu quả.
+ Ý kiến đánh giá của GVMN về khả năng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa theo mô hình Reggio Emilia cho trẻ MG 4 – 5 tuổi (Dành cho đối tượng có biết hoặc từng GD trẻ em theo mô hình GD này)
+ Những mong muốn và đề xuất của GVMN về việc bồi dưỡng chuyên môn để tổ chức HĐ GDKN tiền đọc, viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.
Câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dưới dạng câu hỏi mở và sử dụng linh hoạt trong thời gian khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên
Nghiên cứu kế hoạch giáo dục tháng, tuần và một số giáo án, cũng như kế hoạch vui chơi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong hồ sơ của giáo viên dạy lớp MG 4 – 5 tuổi để đánh giá GV có thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ theo Chương trình giáo dục MN 2017 của Bộ GD&ĐT không? Có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ hay không? Tần suất tổ chức các hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ
Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của trẻ như sách/truyện/thiệp do trẻ làm, các bài tập làm quen chữ cái, ký hiệu trẻ tự tạo ra cho riêng mình, các sản phẩm hoạt động ở các góc…để xác định kỹ năng cũng như mức độ tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia HĐ làm quen với đọc viết.
Việc tổng hợp kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên, cũng như phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ giúp chúng tôi có cái nhìn xác thực về giáo dục kỹ năng đọc viết cho trẻ tại các trường mầm non, cách tổ chức hoạt động, sự hiểu biết của giáo viên và cơ hội - khả năng ứng dụng.
Phương pháp thử nghiệm
Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của phương án thử nghiệm mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.
Phương pháp thống kê toán học
Mục đích của phương pháp thống kê toán học là để xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. Cụ thể là sử dụng phần mềm thống kê, các công thức thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu. Sau đó, xuất trình các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mô tả kết quả nghiên cứu.
Cách xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý kết quả khảo sát thống kê tỷ lệ phần trăm (%) và giá trị trung bình (ĐTB) cho các mức độ đánh giá theo nội dung khảo sát.
Thang mức độ khảo sát được mô tả ở bảng 2.1. dưới đây:
Bảng 2.1. Thang đánh giá các mức độ khảo sát
Mức độ khảo sát
Cao Trung bình Thấp Không đạt
Xuất hiện rất nhiều Xuất hiện vừa phải Xuất hiện ít Không xuất hiện Đạt tốt Đạt Đạt chưa ổn định Không đạt Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ
Rất đổng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thang điểm/ tiêu chí 3 điểm 2 điểm 1 điểm 0 điểm
Thang đánh giá chung Xếp loại A B C D Tổng điểm TB (X ) 2.5 ≤ X < 3.5 1.5 ≤ X < 2.5 0.5 ≤ X < 1.5 0 ≤ X < 0.5
2.1.5. Đối tượng và thời gian khảo sát
Đối tượng khảo sát
- 46 trẻ em thuộc 2 lớp MG 4 – 5 tuổi ở 2 trường MN (Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7)
- 89 giáo viên gồm 16 CBQL và 73 GVMN dạy các lớp 4 – 5 tuổi ở 10 trường MN tại TP.HCM
- 62 phụ huynh có con học ở 3 lớp MG 4 – 5 tuổi tại 3 trường MN (Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7, Trường MN Hoa Phượng – Quận 8)
Thời gian khảo sát
Thực hiện từ tháng 03/2018 đến tháng 08/2018.
2.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết và tính có ý nghĩa trong GD tiền đọc viết cho trẻ MG sau 4 tuổi, về những kỹ năng tính có ý nghĩa trong GD tiền đọc viết cho trẻ MG sau 4 tuổi, về những kỹ năng đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học
Nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi và
những KN đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học
Qua phiếu điều tra từ câu hỏi số 1 và 2 [phụ lục 2], chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến chia sẻ của GV về nội dung GDKN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi và kỹ năng đọc viết của trẻ học Tiểu học như sau:
+ Những KN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi
- Tư thế ngồi, cách cầm bút
- Tri giác đúng hướng của việc đọc, viết (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) - Cách sử dụng sách (cầm sách đúng chiều, lật từng trang sách,…)
- Làm quen với chữ cái - Kỹ năng phát âm chuẩn
- Kỹ năng viết những đường nét cơ bản - Tập tô theo các chữ cái trong vở tập viết
+ Những KN đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học
- Làm quen với bảng chữ cái Tiếng việt - KN phát âm đúng
- KN viết chữ cái - Tập đánh vần
- Tập ghép vần, ghép chữ
Qua đây, có thể thấy các GV đưa ra ý kiến khá hợp lý khi đề cập đến những kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN, vì trong chương trình GDMN cũng đã quy định cụ thể những nội dung về GDKN tiền đọc viết chỉ là ở mức độ cho trẻ làm quen với kỹ năng đọc, viết khác với học đọc học viết ở trường phổ thông.
Tuy nhiên, một ý kiến khác chia sẻ: dạy trẻ 4 – 5 tuổi kỹ năng phát âm chuẩn. Đây là một ý kiến đưa ra chưa hợp lý. Bởi vì, dạy trẻ 4 – 5 tuổi tiền đọc viết là chuẩn bị cho trẻ cả về mặt tinh thần lẫn kỹ năng để trẻ sẵn sàng cho việc học đọc viết thực sự sau này chứ không đặt ra yêu cầu CHUẨN đối với trẻ 4 – 5 tuổi.
Qua việc tìm hiểu quan điểm của GV về nội dung dạy tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi và dạy đọc viết cho trẻ Tiểu học, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa tìm hiểu về nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học. Các GVMN chia sẻ thêm rằng: những nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học là nhiệm vụ của GV dạy Tiểu học cho nên GVMN chỉ quan tâm đến những nội dung dạy tiền đọc viết cho trẻ MN. Điều này chứng tỏ các GVMN không biết nhiệm vụ liên thông từ việc chuẩn bị các kỹ năng tiền đọc viết và đọc viết ở giữa hai cấp học cho nên các GVMN không hề quan tâm đến những nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học. Từ đó, cho thấy tính hệ thống trong giáo dục cụ thể là GD trẻ tiền đọc viết chưa được xem trọng đúng mức.
Quan điểm của GVMN về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết
Chúng tôi đã tìm hiểu quan điểm của GVMN về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết thông qua việc trả lời câu hỏi 3 tại phiếu điều tra [Phụ lục 2]. Kết quả được biểu thị qua biểu đồ 2.1 sau đây:
Biểu đồ 2.1. Quan điểm của GV về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV đều cho rằng 5 – 6 tuổi là độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết. Lý giải cho điều này, cô L.T.T – ở một trường MN quận 7 cho biết “Trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện nên thích hợp cho việc làm quen với đọc viết”. Còn cô M.T.K.V - ở một trường MN quận 8 chia sẻ “Nên bắt đầu cho trẻ làm quen với đọc viết khi trẻ 5 – 6 tuổi vì để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một”. Qua trao đổi với cô K.V, chúng tôi được biết cô đưa ra quan điểm này dựa vào kinh nghiệm dạy trên 10 năm trong ngành GDMN của mình. Bởi vì, trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị chuyển cấp vào lớp Một nên rất cần thiết dạy cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết ở giai đoạn này.
Có thể nói rằng, tổng hợp từ những ý kiến của GV, cho thấy các GV hiểu chưa đúng khi nói về vấn đề làm quen với đọc viết có nghĩa là cho trẻ học đọc, học viết thực thụ như ở trường phổ thông. Bởi vì dựa theo Chương trình GDMN 2017 thì nội dung cho trẻ làm quen với đọc viết được bắt đầu từ 3 tuổi. Vậy các GV chưa có dựa vào nội dung chương trình GDMN, chưa nắm vững nội dung và thực hiện chương trình GDMN khi dạy trẻ làm quen với đọc viết cho nên dẫn đến tình trạng có đến (8 + 26 + 7)% số GV cho rằng có thể giúp trẻ trước 4 tuổi LQCV. Ngược lại, có đến (14 + 45)% số GV được hỏi lại cho rằng có thể cho trẻ LQCV trước 5 tuổi. Đây là một cơ sở cho thấy khả năng ứng dụng cơ sở lý luận vào nhiệm vụ GD KN tiền đọc viết cho trẻ - đó là tâm thế và niềm tin của GV vào khả năng của trẻ 4 – 5 tuổi.
Chúng tôi càng nhận thấy rõ GVMN đều có nhận thức về việc dạy trẻ kỹ năng tiền đọc viết nhưng chưa đầy đủ. Để giúp cho GV hiểu đúng về bản chất cho trẻ làm
Sơ sinh Trước 3 tuổi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi 26% 8% 45% 14% 7%
quen với đọc viết là như thế nào? Chúng tôi xin được dẫn chứng những lý luận GDMN, ví dụ: Cả hai nhà GD nổi tiếng “Durkin và Clay đều cho rằng: đọc, viết không phải là việc đọc và giải mã một cách đơn giản mà bao gồm việc hiểu chức