Các nguyên tắc ứng dụng mô hình ReggioEmilia vào giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 47 - 55)

1.5.1. Các nguyên tắc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi

Việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Nguyên tắc này nhấn mạnh bản chất của sự học: mang tính tích cực và tự nhiên. Bullard, L.G. and Felder, R.M (2007) chỉ ra nhiều nội dung mang tính định hướng cho việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm, trong đó đáng chú ý là:

a. Học là quá trình phức hợp, được định hướng và có ý nghĩa. Trẻ em thường có cách thức học riêng, có ý nghĩa với chúng.

b. Trẻ có tiềm năng học cách tư duy.

c. Môi trường và ngữ cảnh học: được hiểu rằng việc học chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường, trong đó có văn hóa, công nghệ, việc thực hành dạy học

d. Giáo viên cần hiểu tâm lý sâu sắc để tạo được động cơ học bằng “bài dạy thú vị - phương pháp hiệu quả - người thầy thân thiện”: Động cơ học của trẻ có ảnh hưởng lớn lên việc học, về phần mình - động cơ học chịu ảnh hưởng bởi trạng thái tình cảm xúc cảm, niềm tin, nhu cầu, mục tiêu và cả thói quen tư duy của trẻ.

e. Chương trình dạy học cần đa diện, phổ quát 5 mặt phát triển; giáo viên lường trước rằng: dạy học mang tính phát triển, chính các yếu tố phát triển này đem đến những cơ hội thuận lợi hay những thách thức trên hành trình dạy học của mình.

f. Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội ngay trong gia đình và nhà trường rất cần thiết để trẻ có động cơ học tập bền vững.

g. Trẻ có cách học khác nhau. Việc học càng hiệu quả khi môi trường học đa dạng - về văn hóa, ngôn ngữ, tầng lớp kinh tế xã hội của phụ huynh, trình độ nhận thức của trẻ…

h. Việc học cần được đánh giá với các bộ tiêu chí mang tính thử thách cao: đánh giá trẻ và đánh giá quá trình học của họ. Bao gồm: đánh giá chẩn đoán, đánh giá tiến trình và đánh giá kết quả.

Theo R.M. Felder (1988, tr. 674 - 681), nguyên tắc dạy học lấy trẻ làm trung tâm cần khuyến nghị giáo viên tập trung vào hoạt động từ người thầy sang trò, giáo viên cần hiểu biết tường tận về kỹ thuật dạy học để tổ chức được cho trẻ học theo kiểu thích hợp:

a. Học tích cực: học giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi khi thắc mắc, thảo luận, giải thích, tranh luận hay công não.

b. Học hợp tác: trẻ cần được hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đơn giản hay hoạt động theo dự án trong các điều kiện đảm bảo cả hai: sự phụ thuộc lẫn nhau và trách nhiệm cá nhân.

c. Dạy - học quy nạp: trẻ được giới thiệu vấn đề hoặc câu hỏi, được hướng dẫn cách giải quyết vấn đề. Việc học này đòi hỏi giáo viên tổ chức cho trẻ được học dựa trên tìm tòi, học giải quyết vấn đề, học dựa theo dự án, dạy theo trường hợp (case - based instruction), học kiểu khám phá và dạy đúng thời điểm cần.

Thứ hai, nguyên tắc dạy học tích hợp

Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Cuộc sống là một chỉnh thể của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Trẻ em cũng vậy, khi giải quyết vấn đề trẻ em, đặc biệt sau 3 tuổi cũng tự nhiên sử dụng nguyên tắc lồng ghép kinh nghiệm kỹ năng đa môn, kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Do vậy, việc các nhà giáo dục chọn lựa, lập kế hoạch nội dung học và triển khai thông qua các đề tài hay chủ đề của hướng tiếp cận tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những chủ đề thường thấy như: “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm thôi thúc nhu cầu học – học để biết, để thử tự giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến thế giới xung quanh mình hơn, mở ra nhiều khả năng vận dụng điều đã biết hơn.

Thứ ba, nguyên tắc dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào trẻ, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan

điểm dạy học tích hợp. Dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của trẻ.

Ngày nay, hướng tiếp cận giáo dục này được ứng dụng rộng rãi vì thích hợp với xu hướng đổi mới mục đích giáo dục nói chung, đổi mới mục đích giáo dục mầm non nói riêng: nhằm giáo dục phát triển các phẩm chất và các năng lực cho trẻ.

Thứ tư, nguyên tắc chuyển từ quá trình dạy học sang quá trình tự học

Tự học là trẻ có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho trẻ có nhu cầu, kỹ năng tự học, được tạo điều kiện như không gian - phương tiện hoạt động,… để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học.

Để thực hiện nguyên tắc này cần:

a. Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho trẻ những kỹ năng tư duy trực quan hình ảnh (trù tính trong đầu những bước đơn giản sẽ thực hiện), kỹ năng tự tổ chức trong các hoạt động nhóm - chuyển dần sang tự tổ chức hoạt động cá nhân cho mình, kỹ năng tự xem lại để đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết, chia sẻ hoạt động tự học của chính mình.

b. Trong quá trình dạy học và giáo dục, cần làm cho trẻ hiểu rõ ý nghĩa của sự tự học (khen ngợi khi trẻ phát biểu với kiến thức có do tự học, công nhận kỹ năng do được tập ở gia đình, tự rèn luyện trong các hoạt động cá nhân ở lớp), quan sát để tìm hiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải trong việc tự học và chỉ ra cho trẻ những biện pháp khắc phục khó khăn đó.

c. Cần tổ chức hoạt động cá nhân, chơi một mình thường xuyên trong lớp. d. Cần xem nhiệm vụ của người dạy: quan tâm vun đắp hứng thú, nhu cầu, nỗ lực đối với tự học và những kỹ năng cơ bản, cần thiết, cho sự tự học.

1.5.2. Điều kiện ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi

Để ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi cần đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất, năng lực và trách nhiệm của GV trong việc triển khai hoạt động học tập theo mô hình Reggio Emilia

- Giáo viên phải có kiến thức về chuyên môn và kỹ năng tổ chức hoạt động tiền đọc viết cho trẻ mầm non.

- Giáo viên thường xuyên cập nhập thông tin, kiến thức mới để hỗ trợ cho việc dạy học của mình.

- Không truyền đạt nội dung dạy học cho trẻ theo cách truyền thống (GV phân tích, trẻ ghi nhớ và nhắc lại)

- Từ nội dung đề tài, tìm ra sự liên quan của nó đến các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của chính trẻ.

- Trong suốt quá trình học tập, vai trò của GV sẽ là người hỗ trợ trẻ thu nhập thông tin, cùng trẻ tìm hiểu, học hỏi về một chủ đề nào đó, là người hướng dẫn trẻ chứ không phải là “cầm tay chỉ việc”, để trẻ phát huy khả năng tự giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo và xử lý tình huống. Tóm lại, vai trò của GV là người hướng dẫn, định hướng, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học với trẻ.

Thứ hai, điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu hướng dẫn về dạy học theo mô hình Reggio Emilia trong trường mầm non

Để trẻ trải nghiệm trong môi trường học tập thực tiễn, các yếu tố về cơ sở vật chất có liên quan đến nội dung tiền đọc viết mà trẻ sẽ được học là điều kiện không thể thiếu được. Việc đảm bảo các yếu tố này một lần nữa thể hiện vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ. Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho trẻ trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để hình thành kỹ năng tiền đọc viết trong quá trình học tập. Song song đó, việc trang bị các tài liệu hướng dẫn, tham khảo về mô hình Reggio Emilia cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động nhằm giáo

dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.

Thực tế cho thấy, để ứng dụng thành công mô hình Reggio Emilia đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà trường. Hơn nữa, đối với trẻ MN, trẻ học chủ yếu thông qua con đường trực quan vì thế để ứng dụng mô hình Reggio Emilia có hiệu quả, phương tiện dạy học là một yếu tố không thể thiếu. Trường MN cần được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết cho việc tổ chức hoạt động của GV và trẻ trong nhà trường.

Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, thiết bị đồ dùng tối thiểu quy định kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là điều kiện bắt buộc cần đảm bảo trong việc cung cấp trang thiết bị, phương tiện DH cho trẻ. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng, linh hoạt trong việc sử dụng phương tiện DH khi vận dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, CBQL nhà trường và GV cần thường xuyên theo dõi, bổ sung kịp thời các phương tiện DH tăng cường đổi mới để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ 4 – 5 tuổi trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa theo mô hình Reggio Emilia.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể nhà trường và giữa nhà trường với gia đình.

Trong nhà trường, sự thống nhất từ cấp quản lý đến GVMN là điều cần thiết. Hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hình Reggio Emilia đòi hỏi trẻ phải được trực tiếp tiếp xúc với tình huống thực tế, với ngữ cảnh thực tế. Sự phối hợp trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai nội dung giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hình Reggio Emilia. CBQL trong trường MN là những người ngoài việc xem kế hoạch xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hình Reggio Emilia còn phải tạo điều kiện thuận lợi để GVMN triển khai kế hoạch, tổ chức hoạt động thông qua các hình thức dạy học phù hợp. Phối hợp với gia đình để có thể hỗ trợ GVMN trong việc quản lý, theo dõi quá trình học tập cả ở trường lẫn hoạt động ở nhà.

Đối với gia đình, khi ứng dụng mô hình Reggio Emlia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong quá trình học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện để trẻ được bộc lộ suy nghĩ, ý tưởng, đọc và viết một cách tự nhiên dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, việc phụ huynh tạo điều kiện, phối hợp tốt với nhà trường, với GV để có MT cho trẻ học tập, trải nghiệm đa dạng trong nhiều tình huống, ngữ cảnh có ý nghĩa là điều rất quan trọng, không thể thiếu.

Thứ tư, số lượng trẻ trong lớp phù hợp với không gian tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa

Có thể mọi người đã biết, mô hình giáo dục Reggio Emilia đưa ra một PPDH phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Do đó, số trẻ trong lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả ứng dụng mô hình này. Nếu số lượng trẻ quá động sẽ gây ra khó khăn trong việc tổ chức quy trình hướng dẫn trẻ MG 4 – 5 tuổi phát triển kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa. Để đảm bảo cho việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia đạt hiệu quả, sỉ số trẻ trong lớp không nên vượt quá số lượng trẻ quy định trong từng độ tuổi. Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, số trẻ tối đa trong một lớp có 2 GV là 30 trẻ. Mặc dù số trẻ như vậy, việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia cũng đã gặp khó khăn nhưng đây là điều kiện tối thiểu về số lượng trẻ 4 – 5 tuổi trong lớp mà các trường MN cần đảm bảo.

Nội dung đọc viết có thể áp dụng được trong mô hình Reggio Emilia cũng có liên quan đến thiên nhiên, thực vật, động vật, con người ở xung quanh trẻ. Các nội dung dạy học này ở từng khu vực địa lý khác nhau sẽ khác nhau. Sự khác nhau đó có ảnh hưởng nhất định đến vốn kinh nghiệm của từng trẻ, đến việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.

Trước khi trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của từ mình đọc hoặc viết ra thì trẻ cần có những hiểu biết trước đó về đối tượng trong tự nhiên. Từ đó, vốn kinh nghiệm của trẻ sẽ phong phú hơn và việc tổ chức hoạt động đọc viết nhằm hình thành kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên sẽ dễ dàng hơn. Việc ít được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên sẽ làm cho vốn kinh nghiệm của trẻ hạn chế hơn, vốn từ của trẻ cũng hạn hẹp hơn.

Yếu tố môi trường xã hội bao gồm môi trường văn hóa gia đình, văn hóa địa phương. Việc tham gia, tiếp xúc với mọi người ở gia đình, ở địa phương cũng tạo cơ hội cho trẻ được tích lũy vốn kinh nghiệm. Sự quan tâm của cha mẹ, tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động cho trẻ trải nghiệm từ tình huống thực tiễn có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Những đòi hỏi, đánh giá, khích lệ, động viên của cha mẹ trong việc để trẻ tự nhiên thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ viết sẽ giúp việc giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý ngĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả cao.

Nhiệm vụ của nhà trường là phối hợp cùng với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động để hiểu biết về sự vật, hiện tượng có liên quan đến nội dung đọc viết một cách có ý nghĩa và sâu sắc.

Tiểu kết chương 1

Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi đã làm rõ các vấn đề sau:

Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống được các quan điểm về vấn đề dạy tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)