Hiệu quả và khả thi của phương án thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 159)

Xuyên suốt quá trình thử nghiệm phương án, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của giáo viên phụ trách lớp, từ sắp xếp không gian lớp học cho đến phụ quản trẻ, thậm chí tham gia cùng tổ chức cho trẻ khám phá. Chính vì vậy, để có những đánh giá khách quan nhất về tính hiệu quả của phương án thử nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của hai giáo viên (cô NTTP và PTHD) phụ trách lớp qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả phỏng vấn thu được cụ thể như sau: Xưởng nghệ thuật được xây dựng độc đáo, các đồ dùng, học cụ và nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên, dễ tìm và cách sắp đặt mở giúp trẻ dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, môi trường chữ được thiết kế phong phú giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc với chữ viết. Ngoài ra, cô NTTP đã có sự chia sẻ “tôi nhận thấy được các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ vô cùng thú vị qua đó trẻ rất tích cực và hứng thú khi tham gia các hoạt động, trẻ đã khám phá chủ đề cây để phát triển kỹ năng đọc viết theo cách riêng của mỗi trẻ.”

Tổng hợp kết quả phỏng vấn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên trong quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy giáo viên cũng rất quan tâm đến mô hình giáo dục Reggio Emilia. Với đánh giá của bản thân về hiệu quả và tính khả thi của mô hình giáo dục Reggio Emilia hoàn toàn phù hợp với quan điểm dạy học lấy

trẻ làm trung tâm và áp dụng mô hình này vào thực tế giáo dục mầm non tại thành

cách thức tổ chức học tập tại trường mầm non mà còn góp phần khắc phục những thực trạng giáo dục mà chúng ta đang không ngừng khắc phục.

Như vậy, phương án thử nghiệm đã đạt được những hiệu quả cao, nhất là sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết tại xưởng nghệ thuật. Không những vậy, khi ứng dụng phương án vào thực tế tại trường mầm non mang tính khả thi cao. Đồ dùng, học cụ và các NVL dễ tìm kiếm nhưng tạo được sự tích cực hoạt động của trẻ.

Tiểu kết chương 3

Chúng tôi xây dựng phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi đề xuất trong phạm vi đề tài đảm bảo phù hợp và khả thi khi triển khai áp dụng vào thực tiễn dạy học ở trường MN.

Sau 4 tuần thử nghiệm kết hợp quá trình quan sát phân tích của bản thân và những ý kiến nhận xét của giáo viên phụ trách lớp thử nghiệm, chúng tôi đã đạt được những thành công nhất định. Từ những tình huống, hình ảnh được ghi nhận và đánh giá, nhận xét, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ ban đầu còn mới lạ khi hoạt động tại xưởng nghệ thuật nhưng qua gần một tháng thử nghiệm đã giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ rất thành công. Trẻ có thái độ tích cực và luôn mong muốn được tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết, qua đó chúng tôi đánh giá cao sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

Kết quả thử ngiệm cho thấy, việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết hoàn toàn có thể áp dụng tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều này khẳng định được độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả của phương án thử nghiệm mà chúng tôi đã đề xuất.

Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm còn là một bằng chứng đáng tin cậy giúp cho giáo viên mầm non tự tin, mạnh dạn tìm hiểu về mô hình giáo dục Reggio Emilia và áp dụng vào dạy trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua đó, góp phần nâng cao giáo dục mầm non hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và thử nghiệm phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa tại trường mầm non tư thục trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Reggio Emilia là mô hình giáo dục hiện đại với triết lý “trẻ em tự khởi

xướng việc học của mình”. Khi cho trẻ làm quen với đọc viết theo mô hình Reggio

Emilia là dạy trẻ thông qua trải nghiệm, việc đọc viết của trẻ phải gắn liền với tình huống có ý nghĩa với trẻ, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú và năng lục của trẻ. Dạy trẻ theo mô hình này mang tính linh hoạt, GV là người quan sát, đồng hành, hướng dẫn trẻ một cách gián tiếp qua quá trình trẻ trải nghiệm. Việc đánh giá khả năng đọc viết của trẻ phải thông qua suốt quá trình, không chỉ dựa vào kết quả.

2. Với cách xây dựng xưởng nghệ thuật độc đáo cùng với việc sắp đặt các đồ dùng, học cụ, nguyên vật liệu được chia thành những khu vực riêng, không che đậy, sắp đặt theo hướng mở và gần gũi với thiên nhiên đã khơi dậy được khả năng, hứng thú của trẻ trong hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết theo chủ đề/dự án và giúp trẻ thuận tiện trong việc sử dụng, bảo quản.

3. Khi tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng đọc viết 10 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với quan sát, phỏng vấn lấy ý kiến từ phía CBQL, GVMN và PH, kết quả cho thấy:

- CBQL, GVMN và PH đều hiểu chưa đầy đủ, chưa chính xác về vấn đề giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ. Cho nên có nhiều GV lẫn PH đang thực hiện việc dạy trẻ học chữ thực thụ như ở trường tiểu học.

- CBQL và GVMN đều cho rằng tạo môi trường chữ viết sẽ giúp trẻ phát triển được kỹ năng đọc viết, tuy nhiên ở trường MN đa số tổ chức môi trường chữ còn theo hình thức cũng như chưa tổ chức cho trẻ tương tác thật sự trong môi trường đó. Chính vì thế, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với đọc viết chưa mang lại hiệu quả.

- Ngoài ra, việc chuyển đổi từ quan điểm dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên còn mơ hồ

cho nên khi lựa chọn các phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ thay vì cho trẻ dạo chơi tham quan, tự nêu vấn đề, tìm kiếm, làm việc nhóm thì giáo viên lại sử dụng các phương pháp quen thuộc như cung cấp hình ảnh, đàm thoại,…

4. Khi ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết trẻ rất tích cực và hứng thú tham gia các hoạt động tiền đọc viết, trẻ học thông qua những trải nghiệm và trong quá trình tương tác với môi trường. Để đạt được những thành công trên, chúng tôi đã thử nghiệm phương án thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng, học cụ, vật liệu theo mô hình Reggio Emilia.

Bước 2: Quan sát lớp học và tiến hành xây dựng xưởng nghệ thuật theo tinh

thần Reggio Emilia.

Bước 3: Tiến hành thiết kế môi trường đọc viết trong/ ngoài lớp học

Bước 4: Trẻ trò chuyện với chuyên gia tại lớp học; khám phá các đồ dùng, học

cụ, vật liệu trong xưởng nghệ thuật đã xây dựng.

Bước 5: Tìm hiểu hứng thú của trẻ về thế giới xung quanh, đưa ra mục tiêu cụ

thể của chủ đề. Sau đó giáo viên cùng trẻ thiết lập mạng nội dung, mạng hoạt động, lập kế hoạch cho trẻ khám phá chủ đề. Phối hợp phụ huynh hỗ trợ các vật liệu có liên quan đến chủ đề mà trẻ đã chọn, trẻ cùng cô tiếp tục bổ sung đồ dùng, học cụ, vật liệu trong xưởng nghệ thuật theo chủ đề.

Bước 6: Trẻ khám phá, tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc viết

xoay quanh chủ đề đã chọn.

5. Phương án thử nghiệm đã vạch rõ cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết trong xưởng nghệ thuật, đồng thời đã hướng dẫn địa chỉ tìm mua, trang bị những đồ dùng, học cụ và các NVL cần thiết. Phương án thể hiện rõ quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” theo chương trình giáo dục mầm non ban hành 2017.

6. Quan sát sư phạm suốt quá trình thử nghiệm, kết hợp với những ý kiến chia sẻ tù giáo viên đứng lớp thử nghiệm giúp đưa ra những đánh giá khách quan về tính hiệu quả, khả thi và phù hợp của mô hình giáo dục với mục tiêu đổi mới.

Các kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ cho việc chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài đề ra ban đầu là phù hợp.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và thử nghiệm phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sư phạm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, khắc phục hạn chế của thực trạng việc tổ chức dạy trẻ làm quen với đọc viết:

Đối với công tác quản lý của BGH

- BGH phải dành thời gian tìm hiểu về bản chất vấn đề GDKN tiền đọc viết để hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ nhằm phục vụ cho việc hướng dẫn, đánh giá GV mang tính chuẩn xác.

- BGH cần ứng dụng nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ.

- BGH cần tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa những trường đại học đào tạo về giáo dục mầm non với các Phòng/Sở GD&ĐT về các mô hình giáo dục tiến bộ trong đó có mô hình giáo dục Reggio Emilia.

- BGH cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, thực hiện chuyên đề tại trường để GV có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó, làm sáng tỏ những vướng mắc của GV về bản chất vấn đề GDKN tiền đọc viết.

- BGH tạo điều kiện cho tất cả GVMN dạy lớp 4 - 5 tuổi nói riêng và các GV khác trong trường nói chung được tham dự đầy đủ các chuyên đề tìm hiểu bản chất vấn đề GDKN tiền đọc viết.

- BGH khuyến khích GVMN tự tìm hiểu về các mô hình Reggio Emilia, về dạy học có ý nghĩa.

- BGH cần tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và truyền tải tinh thần của một giáo viên Reggio Emilia đến các giáo viên.

- BGH linh hoạt trong đánh giá việc giáo viên tổ chức các hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ tại trường Mầm Non. Thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên có sự tiến bộ và tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng trong đánh giá.

- BGH đầu tư hợp lý về trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho nội dung GDKN tiền đọc viết cho trẻ. BGH thay vì mua sắm những đồ dùng, học cụ và VVL bằng các chất liệu khác thì hãy thay thế bằng cách chọn lựa những đồ dùng, học cụ và NVL gần gũi với thiên nhiên.

- BGH trang bị tài liệu liên quan đến bản chất vấn đề GDKN tiền đọc viết và tài liệu về dạy học theo mô hình giáo dục Reggio Emilia.

- BGH cần tham mưu với cấp trên để tìm giải pháp giảm thiểu số lượng trẻ trên một lớp để tạo thuận lợi cho giáo viên, giúp giảm tải một phần áp lực công việc cho giáo viên góp phần cho việc tổ chức các hoạt động tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi mang lại hiệu quả.

- BGH cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo mời chuyên gia nói chuyện với phụ huynh để nâng cao hiểu biết của phụ huynh về bản chất việc GDKN tiền đọc viết cho trẻ giúp tìm hiểu tình trạng cho trẻ đi học thêm.

Đới với giáo viên

- Giáo viên cho trẻ làm quen với đọc viết ngay từ lứa tuổi nhà trẻ.

- Chủ động, tích cực tìm hiểu về bản chất của viếc giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ bằng các kênh thông tin khác nhau để nâng cao nhận thức của chính mình.

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về nội dung GDKN tiền đọc viết cho trẻ do các cấp quản lý tổ chức, mạnh dạn trao đổi những thắc mắc của bản thân với chuyên gia hoặc các cấp quản lý về nội dung tập huấn để nhận được sự giải đáp kịp thời.

- Thường xuyên lên tiết chuyên đề về ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ.

- Thẳng thắn trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và BGH nhà trường về những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết để BGH có hướng giải quyết kịp thời.

- Chủ động đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi. Mạnh dạng sưu

tầm các nguồn sách mới cho trẻ làm quen; có thể sáng tạo truyện phù hợp với độ tuổi để đọc, kể chuyện cho trẻ nghe.

- Chủ động thay đổi, làm mới môi trường lớp học và bản thân khi tổ chức ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền kịp thời những biện pháp kể chuyện, viết chữ cho trẻ ở nhà.

Đối với phụ huynh

- Thường xuyên tìm hiểu các thông tin trên các công nghệ truyền thông về vấn đề chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết để nâng cao nhận thức về bản chất GDKN tiền đọc viết cho trẻ.

- Thường xuyên tham gia các chuyên đề về vấn đề GDKN tiền đọc viết do nhà trường tổ chức.

- Thường xuyên trao đổi với nhà trường về khả năng đọc viết của trẻ từ đó cùng nhà trường tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao kỹ năng đọc viết của trẻ.

- Dành nhiều thời gian đọc, kể chuyện cũng như giải thích cặn kẽ những thắc mắc của trẻ, không trả lời qua loa.

- Thường xuyên cho trẻ đi nhà sách và định hướng để trẻ lựa chọn những nguồn sách đủ tiêu chí để giúp trẻ làm quen với đọc viết tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amanda Morin (2018). Inventive or Invented Spelling in School. Retrieved from

https://www.verywellfamily.com/what-is-inventive-spelling-620901

Bộ GD & ĐT (2017). Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục.

Carolyn Edwards, Lella Gandini, and George Forman (Third edition) (2012). The

hundred languages of children. Reggio Emilia, Italy: Reggio Emilia.

Đinh, Hồng Thái (2012). Mấy vấn đề về phát triển khả năng tiền đọc – viết ở tuổi

mầm non. Tạp chí Giáo dục, 296

Đinh, Hồng Thái (2010). Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Fraser, S., & Gestwicki C (2002). Authentic Childhood Exploring Reggio Emilia in

the Classroom. Canada: Delmar Thomson Learning.

Gandini, L (2004). Foundations of the Reggio Emilia Approach. In J. Hendrick (Ed.), Next Steps Toward Teaching the Reggio Way: Accepting the Challenge to Change, 13 - 26. Upper Saddle River, N.J.: Pearson Education, Inc

Glenn Doman, Janet Doman, Mai Hoa dịch (2017). Dạy trẻ biết đọc sớm. Nxb Lao động.

Goodman, Y. M (1986). Children coming to know literacy. In W. Teale & Sulzby (Eds.), Emergent literacy: Writing and reading, Norwoods, NJ: Ablex Publishing Company, 1 - 14.

Holdaway, D (1979). The Foundations of literacy Portsmouth. NH: Heinemann https://pqdtopen.proquest.com/doc/1780308921.html?FMT=ABS

https://www.researchgate.net/publication/226775055_Application_of_the_Reggio_ Emilia_Approach_to_Early_Childhood_Science_Curriculum [accessed Sep 03 2018]. DOI: 10.1023/A:1022013905793

Kari Slipp (2017). The Image of a Child and the Reggio Emilia Philosophy. A Project Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of MASTER OF EDUCATION in the area of Early Childhood Education Department of Curriculum and Instruction, University of Victoria.

Kirschner, P. A.; Sweller, J; Clark, R. E (2006). Why minimal guidance during instruction does not work: an analysis of the failure of constructivist, discovery,

problem-based, experiential, and inquiry-based teaching. Educational

Psychologist. 41 (2): 75 – 86. doi:10.1207/s15326985ep4102_1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)