Thực trạng nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết và tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 60 - 67)

tính có ý nghĩa trong GD tiền đọc viết cho trẻ MG sau 4 tuổi, về những kỹ năng đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học

Nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi và

những KN đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học

Qua phiếu điều tra từ câu hỏi số 1 và 2 [phụ lục 2], chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến chia sẻ của GV về nội dung GDKN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi và kỹ năng đọc viết của trẻ học Tiểu học như sau:

+ Những KN tiền đọc viết của trẻ MG sau 4 tuổi

- Tư thế ngồi, cách cầm bút

- Tri giác đúng hướng của việc đọc, viết (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) - Cách sử dụng sách (cầm sách đúng chiều, lật từng trang sách,…)

- Làm quen với chữ cái - Kỹ năng phát âm chuẩn

- Kỹ năng viết những đường nét cơ bản - Tập tô theo các chữ cái trong vở tập viết

+ Những KN đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học

- Làm quen với bảng chữ cái Tiếng việt - KN phát âm đúng

- KN viết chữ cái - Tập đánh vần

- Tập ghép vần, ghép chữ

Qua đây, có thể thấy các GV đưa ra ý kiến khá hợp lý khi đề cập đến những kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN, vì trong chương trình GDMN cũng đã quy định cụ thể những nội dung về GDKN tiền đọc viết chỉ là ở mức độ cho trẻ làm quen với kỹ năng đọc, viết khác với học đọc học viết ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, một ý kiến khác chia sẻ: dạy trẻ 4 – 5 tuổi kỹ năng phát âm chuẩn. Đây là một ý kiến đưa ra chưa hợp lý. Bởi vì, dạy trẻ 4 – 5 tuổi tiền đọc viết là chuẩn bị cho trẻ cả về mặt tinh thần lẫn kỹ năng để trẻ sẵn sàng cho việc học đọc viết thực sự sau này chứ không đặt ra yêu cầu CHUẨN đối với trẻ 4 – 5 tuổi.

Qua việc tìm hiểu quan điểm của GV về nội dung dạy tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi và dạy đọc viết cho trẻ Tiểu học, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa tìm hiểu về nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học. Các GVMN chia sẻ thêm rằng: những nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học là nhiệm vụ của GV dạy Tiểu học cho nên GVMN chỉ quan tâm đến những nội dung dạy tiền đọc viết cho trẻ MN. Điều này chứng tỏ các GVMN không biết nhiệm vụ liên thông từ việc chuẩn bị các kỹ năng tiền đọc viết và đọc viết ở giữa hai cấp học cho nên các GVMN không hề quan tâm đến những nội dung dạy đọc viết ở Tiểu học. Từ đó, cho thấy tính hệ thống trong giáo dục cụ thể là GD trẻ tiền đọc viết chưa được xem trọng đúng mức.

Quan điểm của GVMN về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết

Chúng tôi đã tìm hiểu quan điểm của GVMN về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết thông qua việc trả lời câu hỏi 3 tại phiếu điều tra [Phụ lục 2]. Kết quả được biểu thị qua biểu đồ 2.1 sau đây:

Biểu đồ 2.1. Quan điểm của GV về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV đều cho rằng 5 – 6 tuổi là độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết. Lý giải cho điều này, cô L.T.T – ở một trường MN quận 7 cho biết “Trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện nên thích hợp cho việc làm quen với đọc viết”. Còn cô M.T.K.V - ở một trường MN quận 8 chia sẻ “Nên bắt đầu cho trẻ làm quen với đọc viết khi trẻ 5 – 6 tuổi vì để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một”. Qua trao đổi với cô K.V, chúng tôi được biết cô đưa ra quan điểm này dựa vào kinh nghiệm dạy trên 10 năm trong ngành GDMN của mình. Bởi vì, trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị chuyển cấp vào lớp Một nên rất cần thiết dạy cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết ở giai đoạn này.

Có thể nói rằng, tổng hợp từ những ý kiến của GV, cho thấy các GV hiểu chưa đúng khi nói về vấn đề làm quen với đọc viết có nghĩa là cho trẻ học đọc, học viết thực thụ như ở trường phổ thông. Bởi vì dựa theo Chương trình GDMN 2017 thì nội dung cho trẻ làm quen với đọc viết được bắt đầu từ 3 tuổi. Vậy các GV chưa có dựa vào nội dung chương trình GDMN, chưa nắm vững nội dung và thực hiện chương trình GDMN khi dạy trẻ làm quen với đọc viết cho nên dẫn đến tình trạng có đến (8 + 26 + 7)% số GV cho rằng có thể giúp trẻ trước 4 tuổi LQCV. Ngược lại, có đến (14 + 45)% số GV được hỏi lại cho rằng có thể cho trẻ LQCV trước 5 tuổi. Đây là một cơ sở cho thấy khả năng ứng dụng cơ sở lý luận vào nhiệm vụ GD KN tiền đọc viết cho trẻ - đó là tâm thế và niềm tin của GV vào khả năng của trẻ 4 – 5 tuổi.

Chúng tôi càng nhận thấy rõ GVMN đều có nhận thức về việc dạy trẻ kỹ năng tiền đọc viết nhưng chưa đầy đủ. Để giúp cho GV hiểu đúng về bản chất cho trẻ làm

Sơ sinh Trước 3 tuổi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi 26% 8% 45% 14% 7%

quen với đọc viết là như thế nào? Chúng tôi xin được dẫn chứng những lý luận GDMN, ví dụ: Cả hai nhà GD nổi tiếng “Durkin và Clay đều cho rằng: đọc, viết không phải là việc đọc và giải mã một cách đơn giản mà bao gồm việc hiểu chức năng của chữ viết, quy trình đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, biết cách sử dụng sách…”.

Điều này cho thấy, một phần nhỏ GV đã có nhận thức đúng về vấn đề GDKN tiền đọc viết cho trẻ MN. Các GV cho rằng việc cho trẻ làm quen với đọc viết là chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ học đọc học viết thực thụ một cách dễ dàng.

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn GV, đặc biệt là những GV đã có gia đình (chiếm 19,1% số GVMN được phỏng vấn) thì chúng tôi được biết các GV này có tìm hiểu về những phương pháp dạy học hiện đại và có áp dụng một phần nhỏ vào việc dạy học tại lớp như đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ làm thiệp vào ngày lễ, kể lại câu chuyện hằng ngày,…

Qua đây, chúng tôi nhận thấy GV ngoài việc căn cứ vào nội dung chương trình GDMN để dạy trẻ, còn tham khảo một số phương pháp GDMN nổi tiếng trên thế giới. Có lẽ, đây là một yếu tố thuận lợi trong công tác GDMN nói chung và vấn đề dạy trẻ làm quen với đọc viết nói riêng.

Nhận thức của GVMN về dạy học tự nhiên và “GDKN tiền đọc viết có ý

nghĩa” cho trẻ 4 – 5 tuổi

Chúng tôi tiến hành tổng hợp ý kiến của GV để tìm hiểu nhận thức GV về GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa thông qua trả lời câu hỏi 15 trong phiếu hỏi [phụ lục 2]; số lượng GV không tham gia trả lời câu hỏi là khá nhiều (hơn 50%) chỉ có 35/73 GV (47,9%) tham gia trả lời câu hỏi. Điều này cho thấy, GV còn e ngại khi nói đến vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MN, các GV đưa ra một vài ý kiến chia sẻ như sau:

Cô N.T.M, khối trưởng khối Chồi tại một trường MN ở quận 7 cho rằng: trường MN, dạy trẻ làm quen với tiền đọc viết là chỉ ở mức độ trẻ sẽ tìm đến cái mới, thái độ thích thú làm quen, tập dần một số kỹ năng cơ bản, không được ép trẻ

việc giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG là rất quan trọng bởi vì sẽ giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về ký hiệu chữ viết, hiểu ngữ cảnh và qua đó trẻ biết liên hệ bản thân với trải nghiệm thực tế. Và trẻ biểu hiện hành vi giống như một

người biết đọc, biết viết (cầm bút, cầm sách, lật trang sách, giả vờ đọc, viết).

Qua đây, có thể thấy các GV đưa ra ý kiến khá hợp lý khi đề cập đến vấn đề cho trẻ làm quen với đọc viết ở trường MN, vì trong chương trình GDMN cũng đã quy định cụ thể những nội dung về GDKN tiền đọc viết chỉ là ở mức độ cho trẻ làm quen với kỹ năng đọc, viết chứ khác với học đọc học viết ở trường phổ thông.

Trong buổi phỏng vấn, với câu hỏi Cô hiểu như thế nào về vấn đề giáo dục

kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa” – một GV khác nói: Vấn đề GDKN tiền đọc viết có

ý nghĩa là nuôi dưỡng ham muốn biết đọc biết viết của trẻ, phát triển các kỹ năng nghe, nói, phát âm và khả năng phối hợp nhịp nhàng của tay và mắt. Ở trường MN khi tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ, nếu các GV hướng đến thái độ học tập thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.

Một ý kiến khác của cô N.T.T.L phát biểu: dạy trẻ kỹ năng tiền đọc viết là GV giúp trẻ có kỹ năng đọc các chữ cái trong bảng Tiếng Việt rõ ràng và viết thành thạo các chữ cái đó để trẻ khỏi bỡ ngỡ trước khi vào học lớp một. Điều này chứng tỏ rằng, việc hiểu đầy đủ và chính xác khái niệm GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa của GV còn nhiều hạn chế. Trong chương trình GDMN đã chỉ rõ những nội dung làm quen với đọc viết của trẻ 4 - 5 tuổi, đó là cho trẻ làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống, làm quen với cách đọc viết tiếng Việt, nhận dạng một số chữ cái,…chỉ là những bước làm quen ban đầu để chuẩn bị cho việc học đọc viết sau này chứ chưa phải là dạy trẻ biết phát âm đúng, cách viết thành thạo các chữ cái như là dạy trẻ biết đọc biết viết thực thụ.

Tóm lại, qua kết quả điều tra thực trạng, phần lớn GV đã có những nhận thức đúng về hoạt động GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ ở trường MN là chỉ cho trẻ làm quen với sách, với ký hiệu chữ viết, tạo cho trẻ thái độ hứng thú với đọc viết,…Tuy nhiên, vẫn có GV chưa nắm được nội dung chương trình GDMN về việc cho trẻ làm quen với đọc viết và chưa phân biệt được dạy chữ ở trường MN khác

với dạy chữ ở trường Tiểu học dẫn đến dạy trẻ tập đọc, tập viết một cách chính thống ngay khi ở tuổi MG.

Chúng tôi tiến hành tổng hợp ý kiến của GV để tìm hiểu nhận thức GV về dạy học tự nhiên thông qua trả lời câu hỏi 18 trong phiếu điều tra thực trạng [phụ lục 2]; số lượng GV không tham gia trả lời câu hỏi là khá nhiều (hơn 30%) chỉ có 48/73 GV (65,8%) tham gia trả lời câu hỏi. Các GV đưa ra một vài ý kiến chia sẻ như sau:

Đa số các GV đều có ý kiến rằng: Dạy học tự nhiên là dạy học dựa theo sự phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ, học theo ý thích và khả năng của trẻ. Trong quá trình học GV không được áp đặt trẻ học theo bài học mà GV đã soạn sẵn. Điều này cho thấy, các GVMN có đề cập đến vấn đề dạy học tự nhiên, nhưng chưa có nhận thức cụ thể về công việc và phương pháp thực hiện, đặc biệt chưa thấy được sự cần thiết phải thiết kế chương trình GD có sự tác động đồng bộ của môi trường - GV- gia đình của trẻ. Ý kiến đáng chú ý là “chưa được đào tạo hoặc có đào tạo nhưng chưa vận dụng và còn lúng túng” về DH tự nhiên - là ý kiến tìm thấy ở cả hai đối tượng được hỏi: CBQL và GV.

Có thể hiểu rằng, để dạy học tự nhiên thì GVMN cần xây dựng môi trường đầy khiêu khích trẻ để kích thích trí tò mò của trẻ, từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức cho mình. Loris Malaguzzi đã từng nói: Môi trường học tập chính là người thầy thứ ba của trẻ.

Như vậy, để GV tiếp cận và hiểu đúng về dạy học tự nhiên, trong nhiệm vụ GDKN tiền đọc viết cần phải bồi dưỡng kèm theo tài liệu cụ thể để cho GV tham khảo và nắm được về nội dung, phương pháp, hình thức và cách đánh giá trẻ trong quá trình tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết. Từ đó, GV sẽ nắm và lên kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với tiền đọc viết cho trẻ.

Chúng tôi tiến hành đánh giá nhận thức của GV về những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tự nhiên để GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi qua câu hỏi số 19 [phụ lục 2]. Nội dung kết quả thống kê được trình bày trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tự nhiên để GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi

N = 73

STT Những yếu tố ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Xếp hạng

1 Sĩ số trẻ 29 39,7 2

2 Cơ sở vật chất 10 13,7 5

3 Quan điểm của phụ huynh về cách học

chữ 24 32,9 4

4 Quỹ thời gian trong ngày, trong tuần đề

dạy trẻ 34 46,6 1

5

Năng lực của GV (Giáo viên chưa nắm vững cách tổ chức và thực hiện hoạt động tiền đọc, viết có ý nghĩa cho trẻ)

25 34,2 3

Căn cứ vào bảng 2.2 cho thấy, trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ có 46,6% GVMN cho rằng quỹ thời gian trong ngày, trong tuần để dạy trẻ chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Bên cạnh đó có đến 39,7% GVMN đồng ý rằng vấn đề khó khăn về sĩ số trẻ trong một lớp học cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ.

Ngoài ra, những yếu tố như: số lượng trẻ trong một lớp quá đông, GV chưa nắm vững cách tổ chức và thực hiện hoạt động tiền đọc, quan điểm của phụ huynh về cách học chữ, cơ sở vật chất tại đơn vị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ.

Như vậy, qua việc tổng hợp ý kiến cho thấy, đa số GVMN đã nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.

Vì vậy, để xác định lại những yếu tố cốt lõi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy học tự nhiên để GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN thì chúng ta cần phải hỗ trợ GVMN. Trong đó, yếu tố về năng lực của GVMN đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ.

Thế nên, việc tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp để GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi một cách có ý nghĩa là hết sức cần thiết, giúp cho GVMN có thêm cơ sở để tự tin thiết kế môi trường, phương pháp dạy, sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong quá trình tổ chức các HĐ làm quen với đọc viết để tạo cho trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia vào hoạt động và điều đó làm giảm tâm lý e ngại của GV khi tổ chức.

Kết luận

Kết hợp các ý kiến chia sẻ của GVMN từ hai câu 18 và 19 [Phụ lục 2], chúng tôi đưa ra đánh giá về thực tiễn dạy học tự nhiên ở những trường MN được nghiên cứu như sau:

Phần lớn các GVMN hiểu chưa đúng về dạy học tự nhiên. Bởi vì, qua ý kiến của các GV cho rằng yếu tố về quỹ thời gian trong ngày và sỉ số trong một lớp quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc dạy học tự nhiên để GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi. Lâu nay, chúng tôi vẫn biết số lượng trẻ trong một lớp quá đông (có những lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình reggio emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi​ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)