hoạch cho trẻ khám phá dự án
Chúng tôi đã mang đến lớp 2 đến 3 quyển sách chứa nhiều hình ảnh theo những chủ đề khác nhau như (về cây cối, về thế giới của loài ốc sên, về nghề nghiệp). Sau một buổi trò chuyện với trẻ về sách, chúng tối nhận thấy rằng các trẻ hứng thú nhiều về màu sắc của cây ở từng mùa và muốn biết nhiều điều về cây.
Sau đó, chúng tôi tiến hành tổ chức để trẻ quan sát vườn trường trong khu vực của nhà trường. Chúng tôi nhận thấy rằng, vườn trường có nhiều cây cối, nhưng còn hạn chế hoa tươi cũng như các loại cây ăn quả. Như vậy, chúng tôi đã tiến hành bổ sung một số chậu hoa tại vườn trường.
Chúng tôi xây dựng hoạt động cụ thể cho trẻ như sau: Quan sát Cây, tìm hiểu các bộ phận của Cây, nhặt cành Cây, nhặt lá khô, vẽ Cây.
Sau buổi tham quan tại trường, trẻ bổ sung thêm các vật liệu thiên nhiên đã tìm được và như cành cây khô, lá khô vào lớp học. Đối với các cánh hoa còn tươi, chúng tôi hướng dẫn trẻ phơi khô và mang vào trưng bày.
Thông qua buổi tham quan, chúng tôi xác định được dự án trẻ hứng thú xoay quanh dự án Cây. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành xác định mục tiêu và cùng trẻ xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động của dự án.
Mục tiêu dự án
Khi tìm hiểu về dự án Cây, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra mục tiêu cụ thể như sau:
- Rèn luyện kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng cho trẻ; tri giác đúng hướng của việc đọc viết; cách sử dụng sách (cầm sách đúng chiều, lật từng trang sách,…). Ngoài ra, phát triền kỹ năng phối hợp các vật liệu khác nhau để tạo nên sản phẩm theo ý thích.
- Thể hiện thái độ yêu sách, yêu thích việc đọc viết. Và biết hợp tác, trao đổi với bạn trong quá trình khám phá dự án Cây.
Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động
Sau khi đã chọn được dự án, chúng tôi áp dụng một số biện pháp thăm dò và kích thích hứng thú của trẻ về Cây. Đồng thời, chúng tôi đánh giá được mức độ hiểu biết hiện có của trẻ thông qua việc tổ chức cho trẻ xem phim nói về Cây kết hợp với
Lợi ích (Bóng mát, ăn
quả)
Cách chăm sóc, bảo vệ
việc cho trẻ tham quan nhiều loại Cây có tại vườn trường, tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi, nói, trao đổi về Cây nhằm mục đích xác định được những điều trẻ đã biết và muốn biết về cây. Chúng tôi thu thập được thông tin như sau:
Bảng 3.3. Những điều trẻ biết và muốn biết về Cây
Những điều trẻ biết về Cây Những điều trẻ muốn biết về Cây
1. Cây thích ở cùng nhau. 2. Con tưới nưới rồi cho cây ăn.
3. Các bạn cây thích ánh sáng, nếu phải ở trong bóng tối, các bạn sẽ chết.
4. Những cái cây yêu nhau. 5. Cây ăn bằng rễ
6. Cây có rễ mập, cũng có rễ gầy hơn. 7. Lá cây có màu xanh lá.
8. Cây càng ngày càng lớn lên.
1. Buổi tối cây có đi ngủ không? 2. Tại sao lá có màu vàng? 3. Tại sao cây thích tưới nước? 4. Cây có cưới nhau không?
5. Tại sao cây thích ánh sáng hơn bóng tối?
6. Cây có những gì?
7. Tại sao lá cây bị rơi xuống đất? 8. Thức ăn của cây là gì?
9. Cây bao nhiêu tuổi?
10. Tại sao có nhiều lá khác nhau? 11. Làm thế nào để cây không bị chết? Với những điều đã biết và muốn biết về Cây của trẻ đề cập trên, chúng tôi xác định được nội dung của dự án mà trẻ quan tâm, chúng tôi tiến hành xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động như sau:
Mạng nội dung dự án Cây
Đặc điểm (Các bộ phận, sự phát triển) Hình dạng, màu sắc của Lá Mạng nội dung dự án Cây
Thông qua mạng nội dung trên, chúng ta nhận thấy rằng trẻ đã có sự quan tâm đến đặc điểm – sự phát triển của Cây, lợi ích của Cây, cách chăm sóc và bảo vệ Cây, các hình dạng – màu sắc của lá. Tương ứng với nội dung mà trẻ muốn khám phá, chúng tôi xây dựng mạng hoạt động của dự án Cây. Tất cả hoạt động mà chúng tôi thiết kế đều nhằm mục đích phát triển kỹ năng tiền đọc viết để trẻ khám phá dự án.
Bảng 3.4. Mạng hoạt động dự án Cây
STT Tên hoạt động Chuẩn bị Nội dung chi tiết
1 Những bức tranh Cây
- Màu sáp - Màu nước - Giấy A4
- Sử dụng màu sáp vẽ thân cây, tô màu nước bằng ngón tay để tạo hình tán lá.
- Tạo ra bức tranh Cây bằng màu nước từ cách dùng ngón tay chấm màu nước.
- Dùng tay chấm màu nước để đặt tên cho bức tranh của mình.
- Cho trẻ nêu lên cảm nghĩ về bức tranh.
- Trò chuyện về các bộ phận, lợi ích của cây.
- Đọc bài thơ “Cây xanh” 2 Trồng dậu, viết nhật ký - Bút - Giấy (trắng, màu) - Dây thừng - Hạt đậu xanh - Bông y tế - Hộp nhựa - Sử dụng những hạt đậu xanh và miếng bông ẩm thay cho đất để cho trẻ quan sát sự sinh trưởng từ hạt của cây đậu.
- Cho trẻ lưu lại quá trình phát triển của cây đậu bằng cách viết “Nhật ký đậu”, dưới hình thức trẻ
STT Tên hoạt động Chuẩn bị Nội dung chi tiết
có thể vẽ, ghi chép,…
- Cho trẻ viết lại ngày quan sát. - Cho trẻ trang trí bìa sách và viết tên mình và sách.
- Trẻ xem sự phát triển của cây và tô màu dãy chữ “Sự phát triển của cây” 3 Khám phá chiếc lá - Bàn ánh sáng - Các loại lá - Bút lông - Bảng thông tin về lá - Trẻ về nhà sưu tầm các loại lá và dán vào bảng thông tin.
- Cho trẻ tô màu dòng chữ “Bảng thông tin về lá”
- Cho trẻ biết tên gọi của những chiếc lá
- Trẻ quan sát lá và các đường gân lá trên bàn ánh sáng.
- Dùng bút lông viết vào lá những cảm xúc của trẻ ngày hôm nay. 4 Sao chép chữ cái
bằng vật liệu mở và vật liệu thiên nhiên
- Giấy A4 in chữ cái sẵn - Dây thừng cắt đoạn ngắn, dài - Kéo - Thẻ chữ cái - Sỏi, đá
- Trẻ dùng dây thừng dán vào tạo thành các chữ cái.
- Dùng những viên sỏi đá sao chép chữ cái theo ý thích.
- Cho trẻ đọc lại tên chữ cái vừa hoàn thành.
- Kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cây táo thần”
5 Cây từ vựng - Giấy note nhiều màu - Bút lông
- Cho trẻ dùng bút lông viết chữ cái vào giấy
STT Tên hoạt động Chuẩn bị Nội dung chi tiết
- Dây thừng - Cành cây khô
- Dùng dây thừng xiên qua lỗ giấy và cột lại
- Trẻ treo các chữ cái vừa viết lên cành cây khô 6 Tạo hình cây sáng tạo từ đá và cành cây khô - Cành cây khô - Sỏi đá - Các loại hạt - Dùng cành cây khô ghép thành thân cây, sau đó sử dụng sỏi đá xếp xung quanh làm tán lá.
- Đàm thoại về các bộ phận của cây từ tác phẩm.
- Trẻ thể hiện bài hát “Em yêu cây xanh”
7 Viết tên của trẻ bằng lá và trên cát - Giấy - Kéo - Keo dán hai mặt - Lá - Cát trắng - Bàn ánh sáng
- Sử dụng lá cây dán vào giấy tạo thành tên của mình.
- Sau đó cho trẻ đọc tên của mình lên cho cô và các bạn cùng nghe. - Trẻ sử dụng các ngón tay viết tên của mình trên cát trắng.
- Cho trẻ đếm số lượng cây và viết số tương ứng vào ô vuông. 8 Tạo ra sách về Cây - Giấy A4
- Bút sáp màu - Dây thừng - Các loại hột hạt
- Cho trẻ về nhà sưu tầm hình anh các loại cây trong tạp chí cũ và cắt ra dán vào. Sau đó nhờ người lớn ghi chú lại tên gọi.
- Trẻ vẽ để trang trí bìa sách. 9 Làm thiệp mời - Giấy
- Bút chỉ màu - Lá
- Các loại nút
- Cho trẻ viết thiệp mời dưới dạng hình vẽ hoặc chữ viết.
- Sử dụng các vật liệu để trang trí thiệp mời.
STT Tên hoạt động Chuẩn bị Nội dung chi tiết
- Nhành cây khô - Cỏ
- Keo sữa