Quản lý phát triển văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 29 - 33)

1.2.2.1. Quản lý

Quản lý (Management) là một hoạt động cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định, tạo nên hiệu quả trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Theo các tác giả Từ điển Giáo dục học:

Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức

vận hành và đạt được mục đích của tổ chức (Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, 2001).

Hoạt động quản lý giúp duy trì sự ổn định của cơ quan tổ chức; Đồng thời, có tính định hướng nhiều mặt đối với các cá nhân. Đây cũng được xem là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng, dựa trên sự phân công và hợp tác trong công việc để đạt được những mục tiêu chung đã đặt ra.

Cũng như tất cả các lĩnh vực khác của xã hội, trong hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục là một thuộc tính tất yếu của các hoạt động giáo dục có mục đích. Dựa trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục thực chất là một khoa học quản lý chuyên ngành. Hiện nay, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý giáo dục do sự khác biệt về phạm vi và đối tượng cơ bản. Ở đây, chúng tôi xem xét khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi hệ thống giáo dục nói chung, trong đó đối tượng trung tâm, hạt nhân là các cơ sở trường học.

Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

Quản lý giáo dục ở nước ta được sự chỉ đạo của Đảng, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng. Điều này giúp định hướng cho nhà trường trong việc đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nền giáo dục.

Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” (Đỗ Hoàng Toàn, 1995).

các cơ quan liên quan. Từ đó, việc quản lý giáo dục diễn ra đồng bộ, chặt chẽ và việc thực thi các quy định quản lý cũng nhất quán từ các cơ quan quản lý đến hệ thống nhà trường.

Khác với các nước tư bản chủ nghĩa, xem việc quản lý giáo dục như quản lý một loại “xí nghiệp” đặc biệt, ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, việc quản lý giáo dục được vận dụng từ sự quản lý xã hội cho nên quản lý giáo dục được coi là một bộ phận của việc quản lý văn hóa tinh thần.

Nhìn chung, hoạt động quản lý giáo dục là một quá trình tác động của cơ quan quản lý đến các trường, cơ sở đào tạo theo một định hướng, mục đích nhất định, hướng đến sự phát triển một cách có tổ chức, có mục tiêu theo nhu cầu và yêu cầu của xã hội.

1.2.2.2. Quản lý nhà trường

Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là một trong những nội dung, mục tiêu quan trọng để xây dựng hệ thống giáo dục phát triển bền vững. Bởi vì, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủ chốt trong hệ thống giáo dục; quản lý nhà trường được coi là những vấn đề mấu chốt để nâng cao năng lực chủ động của các trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã hội. Chính vì điều này, những nội dung của quản lý giáo dục bao giờ cũng gắn liền với quản lý nhà trường. Trong từng hệ thống nhà trường khác nhau (Tiểu học, Trung học, Cao đẳng, Đại học), việc quản lý giáo dục sẽ được thực hiện một cách cụ thể tùy thuộc vào đặc thù của từng hệ thống trường học.

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, khái niệm quản lý được xác lập với hai ý nghĩa. Cụ thể “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định còn “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. Đây là một từ có gốc Hán Việt. Xét thấy nghĩa của nó có sự liên hệ và nhất quán của hai quá trình gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái

“ổn định” và sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế “phát triển”. Cả hai quá trình này phải được thực hiện đồng thời trong một công tác để đảm bảo hệ thống luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng. Để công tác quản lý hiệu quả, người quản lý không chỉ cần có năng lực mà còn phải có nghệ thuật.

Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh (Trần Kiểm, 2002).

Quản lý nhà trường là một trong những hình thức cụ thể hóa của quản lý giáo dục, trong đó, đối tượng chính được quan tâm chính là hệ thống các trường với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực. Tùy vào đặc thù của mỗi trường, quy định quản lý tập trung vào những mảng quan trọng khác nhau: kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng…

Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

Trong nhà trường, dạy và học là hai hoạt động chính. Đây là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm mục tiêu hoàn thiện con người. Vì vậy, quản lý tốt, hiệu quả quá trình này là một yêu cầu trọng tâm đối với việc quản lý nhà trường hiện nay.

Quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Do vậy, công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý các hoạt động trong nhà trường và quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã hội (Trần Xuân Thuấn, 2009).

nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai cũng được phó thác phần lớn cho nhà trường.

1.2.2.3. Quản lý phát triển VHNTr

Từ khái niệm về VHNTr đã trình bày, chúng ta cần xác định khái niệm quản lý phát triển VHNTr để có định hướng triển khai đúng đắn các nội dung có liên quan trong thực hiện quản lý phát triển VHNTr.

Phát triển là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội…

Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2007).

Quản lý phát triển văn hóa nhà trường tức là quá trình mà chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) thực hiện chức năng quản lý tác động đến các thành tố của văn hóa nhà trường nhằm kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó nhằm làm cho nhà trường phát triển ổn định và đạt được mục đích giáo dục. Đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 29 - 33)