Phát triển văn hóa học tập của sinh viên trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 55 - 57)

Văn hóa học tập của người học trong nhà trường cao đẳng sư phạm chủ yếu thể hiện qua hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. Vậy phát triển văn hóa học tập chính là phát triển những nội dung trong hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên với mục tiêu xây dựng được một môi trường học tập an toàn, hiệu quả và chất lượng.

Đối với Hiệu trưởng

 Hiệu trưởng chỉ đạo giảng viên lập kế hoạch xây dựng các bài giảng phát huy được tính sáng tạo, khả năng hợp tác của sinh. Yêu cầu giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học .

 Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên để từ đó giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực;

 Xây dựng các câu lạc bộ học tập nhằm tạo môi trường học tập tích cực lành mạnh cho sinh viên;

 Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tăng cường tính chủ động và sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập; quan hệ ứng xử với thầy cô và bạn bè;

 Xây dựng các quy định rõ rang và phổ biến rộng rãi các quy định ứng xử môi trường cảnh quan xung quanh trong nhà trường;

 Có những hoạt động mang tính hướng nghiệp và nâng cao long đam mê nghề nghiệp cho sinh viên.

 Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục về ý nghĩa truyền thống, kỹ năng sống, định hướng giá trị nhân cách người giáo viên... để sinh viên được trải nghiệm và qua đó trau dồi phẩm chất, đạo đức của bản thân.

 Tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên. Củng cố điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để sinh viên có được môi trường thuận lợi nhất cho việc rèn luyện năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn.

 Chỉ đạo từng giảng viên, cố vấn học tập quan sát quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên để tìm ra những vấn đề còn chưa hiệu quả để kịp thời thay đổi, giúp các em có cơ hội học tập và nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình.

 Kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động, các tiêu chí nhằm khuyến khích những tấm gương sinh viên tiêu biểu và hạn chế những hành vi tiêu cực trong học tập tại nhà trường. Xây dựng quy chế Khen thưởng – Kỷ luật rõ ràng, phù hợp cho nhà trường để có căn cứ đánh giá, xếp loại sinh viên.

Đối với giảng viên

 Dạy học hướng vào sinh viên lấy chất lượng hiệu quả làm thước đo;

 Phát huy phương pháp dạy học tích cực hoá người học, kích thích tự học;

 Khuyến khích trao đổi chia sẽ kinh nghiệm;

 Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên;

 Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với sinh viên.

Đối với sinh viên

 Rèn luyện tính chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập;

 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè thông qua những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự;

 Tham gia xây dựng, giữ gìn môi trường cảnh quan xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 55 - 57)