Giới thiệu về khảo sát thực trạng quản lý phát triển VHNT tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 73)

chúng ta nhận thấy, nhà trường có đặc điểm riêng biệt về nguồn nhân lực, nhu cầu, quy mô cũng như ngành nghề đào tạo. Sự đa dạng về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, NV cũng như sự đa dạng về trình độ, khả năng, ngành nghề của SV đã dẫn đến sự phức tạp nhất định trong sự tồn tại VHNT. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành khảo sát từ thực trạng cụ thể để có định hướng quản lý phát triển đúng đắn và hiệu quả. Những mục tiêu cụ thể:

- Nắm bắt chính xác thực trạng về những hành vi, chuẩn mực văn hóa và phi văn hóa đang tồn tại trong nhà trường

- Ghi nhận những ý kiến khách quan từ nhiều đối tượng, chủ thể có liên quan để có sự đánh giá chân xác

- Tiếp thu những ý kiến đóng góp cho mục tiêu phát triển VHNT cũng như mong muốn, nguyện vọng của GN, NV, HS đối với người quản lý trong quản lý phát triển VHNT.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

Khảo sát về thực trạng quản lý phát triển văn hóa ở nhà trường ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, chúng tôi tập trung vào một số nội dung cốt lõi:

Thứ nhất là khảo sát về mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và nội quy của nhà trường ở người học. Bởi vì đây là đối tượng không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi do đó, cần khảo sát để xác định những vấn đề cần quan tâm để phát triển VHNT trong HSSV.

Thứ hai là khảo sát các lực lượng tham gia quản lý phát triển văn hóa nhà trường trong việc nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý phát triển VHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 73)