đại học
Trong định nghĩa về quản lý phát triển văn hóa nhà trường trên, có thể rằng để quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng đại học vai trò của hiệu trưởng phải là chủ đạo trong suốt quá trình, hiệu trưởng phải là người có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, đồng thời cũng là người kiểm tra đánh giá quá trình xây dựng văn hóa nhà trường. Văn hóa nhà trường là một thể thống nhất bao trùm, nó vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội nên việc chỉ đạo phát triển văn hóa của các cán bộ quản lý cần phải khéo léo, linh hoạt và tinh tế. Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng, người có khả năng định hướng hướng đi, mô hình hoạt động của nhà trường, giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn và điều hành kế hoạch phát triển
tiếp nhận và truyền đạt cách thức thực thi kế hoạch cho toàn thể giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Hiệu trưởng phải xác định được các thành tố cấu thành nên văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng, đại học bao gồm bầu không khí nhà trường; văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy của giảng viên; văn hóa học tập của sinh viên, văn hóa ứng xử giữa các thành viên, môi trường cảnh quan và cơ sở vật chất; Niềm tin và sự kỳ vọng của từng cá nhân. Bên cạnh xác định rõ những tín hiệu tích cực từ văn hóa truyền thống tích cực của nhà trường thì việc quản lý phát triển VHNT phải đảm bảo phát triển VHNT trong sự ổn định tương đối, đồng thời có sự tiếp nhận những nội dung, giá trị mới để kịp thời hội nhập và phát triển.
Để việc quản lý văn hóa nhà trường hiệu quả, các bước cần tiến hành như sau:
Bước 1. Lập kế hoạch phát triển VHNT
Cán bộ quản lý cần dựa vào căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường, từ đó xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai kế hoạch, xác định được đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu cần hạn chế. Mặt khác, trong quá trình lập kế hoạch sẽ lựa chọn được phương tiện, biện pháp phù hợp thực hiện được mục tiêu mà người quản lý muốn đạt được. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chức, lực lượng giáo dục cần xây dựng kế hoạch riêng, cụ thể và phù hợp cho từng bộ phận trong kết cấu tổng thể nhà trường.
Bước đầu tiên của việc xây dựng kế hoạch phát triển VHNT là cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm và đề cao tầm quan trọng của người lãnh đạo. Nếu không nắm vững kiến thức, không có trách nhiệm, không có cái Tâm, người lãnh đạo sẽ không thể làm tốt việc quản lý, đề xuất hướng đi, điều hành đội ngũ quản lý trong tay mình.
Bước thứ hai, là phải đánh giá được tình hình văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó
thấy nên việc đánh giá vô cùng khó khăn, dễ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn hóa đó. Muốn có sự đánh giá khách quan, các cán bộ quản lý văn hóa cần xét trong hoàn cảnh cụ thể, cá nhân cụ thể, đưa ra các tình huống giáo dục khác nhau và các cách tiếp cận khác nhau để đánh giá.
Bước tiếp theo, cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển VHNT như: Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương; Đặc thù và điều kiện của nhà trường trong giai đoạn hiện tại; Năng lực quản lý của ban lãnh đạo nhà trường; Cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục…. Từ đó, cán bộ quản lý sẽ tìm ra yếu tố nào là điểm nhấn quan trọng cần xoáy sâu, việc lập kế hoạch sẽ có những thuận lợi gì để triển khai và khó khăn gì để tìm cách khắc phục.
Bước cuối cùng, sau khi đưa ra những đánh giá khách quan và có cái nhìn bao quát về tình hình phát triển VHNT, cán bộ quản lý sẽ soạn thảo một kế hoạch phát triển phù hợp. Điều đáng lưu ý khi soạn thảo kế hoạch là phương án hành động phải cụ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác để thực thi kế hoạch có hiệu quả.
Bước 2. Tổ chức phát triển VHNT
Sau khi đã có kế hoạch, cán bộ quản lý bắt đầu triển khai từng bước các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. VHNT có trong mọi hoạt động của nhà trường, hình thành nên văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa ăn mặc, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý….nên việc xây dựng phát triển VHNT cần được lồng ghép trong tất cả các hoạt động và thực hiện thường xuyên, liên tục.
Để tổ chức hiệu quả từng bước các hoạt động cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồn lực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong
như Công đoàn, Đảng ủy, Khoa, Phòng ban chức năng, lực lượng giảng viên và các thành viên khác trong nhà trường. Cụ thể hơn:
Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là thầy hiệu trưởng, là bộ máy quản lý phát triển VHNTr. Thầy hiệu trưởng sẽ cùng các thầy cô trong ban giám hiệu phân công nhiệm vụ, hướng dẫn triển khai kế hoạch . Trong quá trình triển khai, Ban giám hiệu nhà trường cần theo sát tất cả các hoạt động, điều chỉnh đi đúng hướng kế hoạch đã đề ra, sau đó kiểm tra đánh giá kết quả. Ví dụ: Ban giám hiệu nhà trường lập ra bộ quy tắc ứng xử trong trường học, sau đó phối hợp với các bộ phận có năng lực làm bảng vẽ, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền, tổ chức cuộc thi có nội dung liên quan, đồng thời kiểm tra, đánh giá về cách thức thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa cúa các cán bộ quản lý, của giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường, đưa ra các biện pháp cụ thể để điều chỉnh kịp thời.
Ban giám hiệu nhà trường dựa trên quyền hạn và trách nhiệm của mình có thể tác động đến các Ban, ngành địa phương hỗ trợ thêm về kinh phí để xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường, tạo một nền tảng phát triển văn hóa đi lên theo hướng khoa học và hiện đại.
Đối với đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là đội ngũ trực tiếp triển khai kế hoạch phát triển VHNT dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu. Mục tiêu phát triển văn hóa đã đề ra và có kế hoạch cụ thể, nhưng kết quả cuối cùng đạt được có thành công hay không chính là do sự quyết định không nhỏ từ đội ngũ giáo viên
Đối với bản thân, các thầy cô cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra bằng tất cả tâm huyết của mình, trau dồi ký năng và chuyên môn qua các phương tiện truyền thông, luôn luôn phát triển tư duy đổi mới và kỹ năng sáng tạo.
Đối với đồng nghiệp, các giáo viên phải luôn có sự gắn kết hài hòa, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng tránh những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên với những điểm mạnh nổi bật, những năng lực vốn có, sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, các thầy cô cần học hỏi kinh nghiệm của nhau trên cơ sở sáng tạo thành cái của riêng mình, không nên có thái độ bảo thủ hoặc dập khuôn ý tưởng của người khác.
Đối với học sinh, giáo viên trước hết phải là tấm gương sáng tạo động lực học tập cho học sinh, đồng thời phải biết gần gũi, yêu thương và chia sẻ với học sinh trong những điều kiện, hoành cảnh, cá nhân cụ thể. Việc triển khai các hoạt động trong kế hoạch phát triển văn hóa cần có sự chủ động sáng tạo không ngừng. Ví dụ về mục tiêu phát triển văn hóa ứng xử cho học sinh, thầy cô có thể lồng ghép các quy tắc ứng xử văn hóa đã đề ra vào trong các hoạt động giáo dục hàng ngày, lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để học sinh tiếp thu hào hứng và có hiệu quả.
Đội ngũ giáo viên cũng cần kết hợp với phụ huynh học sinh cùng thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường. Phụ huynh không đóng vai trò chủ đạo nhưng là đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, có khả năng hỗ trợ, tạo điều kiện cho con em mình phát triển và hoàn thiện nhân cách toàn diện nhất.
Đối với học sinh
Đối với học sinh, sinh viên trong nhà trường, việc nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ các hoạt động phát triển VHNTr là điều đầu tiên kể đến. Dưới sự dẫn dắt của các thầy cô giáo, học sinh tham gia các hoạt động trên tinh thần tự ý thức, tập trung tìm tòi và sáng tạo những điều mới lạ, hào hứng tiếp thu những kiến thức từ thầy cô, bè bạn, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao và phát triển bản thân.
nhà trường. Chính vì thế, việc tiếp nhận, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường của học sinh, sinh viên tạo nên một nền tảng thuận lợi để tiếp nhận những giá trị văn hóa khác trong nhà trường.
Bước 3. Chỉ đạo hoạt động phát triển văn hóa nhà trường.
Chỉ đạo là chức năng mang tính chất điều hành, điều khiển một hay một chuỗi các hoạt động đang diễn ra trong thực tế dựa trên kế hoạch đã vạch ra trước đó. Bất kỳ kế hoạch nào khi được triển khai, nếu không có sự chỉ đạo và dẫn dắt của người lãnh đạo, sẽ gặp phải vô số những khó khăn và dễ dàng thất bại. Văn hóa nhà trường là một thể thống nhất bao trùm, nó vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội nên việc chỉ đạo phát triển văn hóa của các cán bộ quản lý cần phải khéo léo, linh hoạt và tinh tế.
Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng, người có khả năng định hướng hướng đi, mô hình hoạt động của nhà trường, giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn và điều hành kế hoạch phát triển VHNT. Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, các thầy cô trong Ban giám hiệu sẽ tiếp nhận và truyền đạt cách thức thực thi kế hoạch cho toàn thể giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
Người Hiệu trưởng không chỉ đưa ra kế hoạch phát triển VHNT mà còn phải trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc thực thi kế hoạch phát triển VHNT, thông qua các hoạt động cụ thể của mình quyết định đến sự phát triển và định hình cho diện mạo VHNT.
Người Hiệu trưởng cũng cần chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trò lãnh đạo của giáo viên trong hoạt động dạy học; Khuyến khích cho các thành viên trong nhà trường tham gia học hỏi và chia sẻ về các vấn đề chuyên môn; Có khả năng chủ động và sáng tạo trong việc quản lí và xử lí các thông tin; Biết cách định hướng cho các thành viên nhận thức được ý nghĩa của các giá trị VHNT thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống trong nhà trường; có khả năng nhận diện sáng suốt và đánh giá chuẩn xác các hiện trạng văn hóa trong nhà trường để
điều chỉnh, thay đổi và phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội; Tác động vào suy nghĩ, hành vi của giáo viên, nhân viên và học sinh để họ hoạt động theo những mục tiêu chung của nhà trường.
Bên cạnh việc chỉ đạo, điều hành, người Hiệu trưởng cần thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và chia sẻ với các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề chung hoặc cá nhân, thể hiện sự uy tín đối với tất cả mọi thành viên trong nhà trường đồng thời có khả năng khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ.
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá quản lý phát triển văn hóa nhà trường
Một lưu ý khác khi kiểm tra, đánh giá cần linh hoạt, khéo léo, tạo động lực cho các thành viên trong mọi hoạt động. Nếu kiểm tra, đánh giá mang tính kìm hãm sự phát triển của tổ chức thì đó là kiểm tra, đánh giá không khoa học, sai mục đích. Kiểm tra, đánh giá nhằm đi đến việc ghi nhận kết quả, sau đó tiến hành biểu dương, khen thưởng, khuyến khích mọi thành viên phấn đấu vươn lên; đồng thời, ngăn chặn, phê phán những sai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.
Các giá trị văn hóa nhà trường bao gồm: niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm, tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành những nét chung trong tập thể nhà trường. Đây là những quy ước bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ hành động của họ. Những giá trị văn hóa trong nhà trường tồn tại dưới dạng: Những giá trị văn hóa vật thể và những giá trị văn hóa phi vật thể.
Phát triển các giá trị văn hóa trong nhà trường chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường, xem đâu là giá trị văn hóa đặc trưng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt của nhà trường.
Phát triển các giá trị văn hóa trong nhà trường chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường, xem đâu là giá trị văn hóa đặc trưng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt của nhà trường.
Đối với nhà trường cao đắng sư phạm nội dung phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi cần tập trung vào phát triển 8 giá trị cốt lõi sau:
1) Truyền thống và kế thừa.
2) “Mô phạm” của người giáo viên. 3) Nhân văn và giáo dục.
4) Sự đổi mới. 5) Tính tập thể.
6) Tập trung vào con người. 7) Sự ổn định.
8) Tập trung vào kết quả
Từ việc xác định những giá trị văn hóa cốt lõi trong nhà trường, Hiệu trưởng sẽ có kế hoạch lâu dài trong việc thúc đẩy phát triển những giá trị văn hóa ấy. Bên cạnh việc đồng hành cùng với giảng viên trong mọi hoạt động, Hiệu trưởng luôn là một chuẩn mực, vừa làm gương, vừa đi đầu giúp cho giảng viên và học sinh định hướng được con đường của mình đồng thời nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Sau cùng, việc kiểm tra, đánh giá luôn là bước quan trọng để Hiệu trưởng cũng như đội ngũ BGH nhà trường kịp thời điều chỉnh.