Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, nhân viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 147 - 152)

giảng viên và HSSV về công tác phát triển VHNT và tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho CB, NV,GV và HSSV

Nâng cao nhận thức, ý thức, sự hiểu biết của các đối tượng có liên quan là điều quan trọng, quyết định hiệu quả của một hoạt động nhất định. Do đó, khi đề xuất biện pháp quản lý phát triển VHNT hiệu quả, chúng tôi nhận thấy, CBQL nhà trường cần kết hợp thực hiện 2 biện pháp là Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, nhân viên, giảng viên và HSSV về công tác phát triển VHNT tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho CB, NV,GV và HSSV. Hai biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể phối hợp tổ chức thực hiện nhằm đan xen, lồng ghép các nội dung để việc tuyên truyền được phong phú, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt.

3.2.1.1. Mục đích

Tuyên truyền, giáo dục là biện pháp nhằm giúp cho các lực lượng trong nhà trường có sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển VHNT trong mục tiêu hướng đến phát triển toàn diện nhà trường và hoàn thiện nguồn lực về con người. Văn hóa vốn là một phạm trù đa dạng, vừa hữu hình, vừa vô hình làm cho mọi người khó nắm bắt một cách toàn diện và chính xác. Hành vi của các thành viên trong nhà trường vì thế cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của tập quán, thói quen, những sự điều chỉnh, thay đổi đôi khi chỉ mang tính tự phát, cá nhân. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, để tránh sự đa chiều, hoang mang trong nhận thức, cần phối hợp giáo dục về văn

hóa gắn với giáo dục về chính trị tư tưởng. Đây là hai nội dung quan trọng có tính quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, cần thiết phải bồi dưỡng để nâng cao ý thức, nhận thức đúng đắn, hướng tập thể vào mục tiêu chung.

Biện pháp này cũng nhằm mục đích phát huy tầm quan trọng của những hoạch định mang tính chiến lực do đội ngũ CBQL đã đề ra. Các bước thực hiện có lộ trình để từng bước xây dựng được tập thể vững mạnh. CBQL cần xác định sự phân chia các nhóm đối tượng và có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể về VHNT, chính trị, tư tưởng, bởi vì mỗi nhóm đối tượng khác nhau phải được bồi dưỡng những nội dung khác nhau và sử dụng những cách thức khác nhau trong việc tuyên truyền, giáo dục để đạt kết quả.

Điều quan trọng của biện pháp này không chỉ là tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về tần quan trọng của phát triển VHNT đối với các lực lượng trong nhà trường mà còn hướng tới hình thành ý thức về vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng nhà trường văn hóa và hình thành những đặc trưng văn hóa mang bản sắc của nhà trường thông qua những hành động cụ thể, thiết thực mang tính tự giác cao. Biện pháp này giúp họ ý thức được rằng, phát triển VHNT cũng chính là xây dựng những chuẩn mực đạo đức, hình thành lối sống hiện đại, văn minh nhưng không rời bỏ những nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc, cộng đồng. Ngoài ra, quản lý phát triển VHNT cũng không tách rời những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước.

3.2.1.2. Nội dung

Để nâng cao nhận thức của các đối tượng trong tập thể nhà trường, biện pháp này hướng đến thực hiện các nội dung liên quan đến việc bổ sung những thông tin, kiến thức trên nhiều lĩnh vực về văn hóa – xã hội, chính trị, tư tưởng, chủ trương, chính sách bởi văn hóa nhà trường là sự tổng hợp bởi rất

Nội dung đầu tiên mà biện pháp này hướng đến là làm thế nào để tập thể nhà trường xác định phát triển VHNT cũng là một trong những nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện và hoàn thành mục tiêu, tránh tình trạng có cách nhìn sai lệch, không chú trọng thực hiện. Bởi vì, trong nhà trường ở bậc Cao đẳng, Đại học, các mối quan hệ không có sự gắn kết chặt chẽ và các chủ thể thường hướng đến mục tiêu dạy tốt, học tốt mà lơ là công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức. Biện pháp này phải tăng cường tính tự giác của các thành viên để họ thực hiện song song hai nhiệm vụ: phát triển trình độ chuyên môn và phát triển về văn hóa.

Các nội dung cụ thể tiến hành tuyên truyền, giáo dục còn hướng vào nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và sinh viên. Sự vững vàng trong tư tưởng và ổn định về chính trị sẽ là nền tảng để tạo nên những giá trị mới của xã hội nói chung và của nhà trường nói riêng. Việc phát triển VHNT phải có kế hoạch lâu dài, việc quản lý cũng phải gắn liền với các mặt công tác khác bởi vì để xác lập các giá trị văn hóa phải có sự công nhận, đồng thuận của tập thể nhà trường và cả xã hội. Chính vì vậy, bản thân của các lực lượng trong nhà trường cũng phải hiểu được nhiệm vụ của mình nhằm thúc đẩy việc nhanh chóng thực hiện để hình thành và duy trì các giá trị văn hóa của nhà trường.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Thứ nhất, để công tác tuyên truyền và giáo dục đạt hiệu quả, CBQL phải lập kế hoạch toàn diện về các nội dung này. Kế hoạch cũng cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vị cần phải đạt được. Đồng thời, trong bảng kế hoạch phải có sự phân chia các nhóm đối tượng cụ thể để có định hướng về nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp. CBQL cũng cần thiết kế lịch làm việc khoa học, cụ thể để đảm tốt việc thực hiện các công tác khác đi đôi với tham gia các buổi giáo dục, tuyên truyền. Cụ thể, trước tiên phải có những lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng dành cho CBQL bao gồm Ban giám hiệu, lãnh đạo các Khoa và phòng

ban. Họ giữ vai trò tiên phong, đầu tàu, là tác nhân quan trọng trong công tác phát triển VHNT. Đội ngũ GV là những người sẽ trực tiếp truyền đạt thông tin rộng rãi đến người học nên nội dung tuyên truyền đối với họ phải gắn liền hoạt động thực tiễn cụ thể và xuất phát từ điều kiện thực tế của nhà trường. Nội dung giáo dục, tuyên truyền hướng đến HS, SV phải hết sức gần gũi với chuyên ngành đào tạo và nhiệm vụ học tập của họ tại nhà trường, tránh kiểu tuyên truyền hàn lâm, mơ hồi. Yêu cầu chung của nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, sinh động.

Thứ hai, nhà trường có thể phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền một cách rộng rãi và sâu sắc. Bởi vì phong trào của đoàn thể rất phong phú, đa dạng và luôn gắn liền với mục tiêu nâng cao nhận thức về mọi mặt của CBQL, GV, NV, HS, SV. Hoạt động của các đoàn thể cũng thường gắn liền với việc giáo dục về tư tưởng, về các giá trị truyền thống. Những hoạt động mang tính tập thể và tính tổ chức cao sẽ giúp cho người tham gia có điều kiện trải nghiệm thực tiễn sinh động trong việc giao lưu, học tập và thể hiện sự văn minh, năng động của bản thân mình. Sự phối hợp này sẽ có vai trò đáng kể trong việc giảm bớt áp lực đối với CBQL, đồng thời, bản thân họ cũng có trải nghiệm thiết thực, tạo động lực và sự chủ động, nghiêm túc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.

Thứ ba, xuất phát từ đặc trưng của công tác đào tạo của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực về văn hóa, nghệ thuật, nhà trường sẽ có điều kiện để thực hiện nhiều cách thức giáo dục, tuyên truyền khác nhau, tránh gây ra sự nhàm chán, khô khan. Trong khi thiết kế chương trình đào tạo các ngành về Văn hóa, CBQL có thể lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào một số môn học cụ thể. Việc làm này sẽ giúp cho công tác giáo dục nhận thức đạt hiệu quả. Người học sẽ chú ý đến các nội dung tuyên truyền nhiều hơn bởi nó là một môn học chính thức chứ không phải chỉ là một buổi sinh hoạt chính trị, tư

VHNT hoặc thực trạng về các biểu hiện để người học phân tích, đánh giá. Nhờ đó, nhà trường có thể thu thập được nhiều thông tin và nhận được các ý kiến phản hồi khách quan, trung thực hơn là việc thu nhận thông tin thông qua các phiếu khảo sát. Điểm mạnh của nhà trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho các nhóm đối tượng là có thể tiến hành thông qua các chương trình nghệ thuật. Các nội dung tuyên truyền nếu được tiến hành sân khấu hóa sẽ giúp cho người biểu diễn và người thưởng thức phần nào nắm được các hoạt động cơ bản khi tiếp xúc với kịch bản.

Thứ tư, việc tuyên truyền có thể được thay đổi từ thuyết giảng, giáo điều sang những hình thức khác. Chẳng hạn như, tổ chức các cuộc thi sáng tác bài vọng cổ, sáng tác nhạc, viết các kịch bản ngắn có nội dung gắn liền với những vấn đề liên quan đến phát triển VHNT. Hoạt động này sẽ thu hút đông đảo các đối tượng tham gia bởi vì đây chính là thế mạnh của GV, HS, SV của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Ngoài ra, có thể tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi ý kiến về quá trình học tập và tiếp nhận văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới để có định hướng cải tiến và phát triển các giá trị văn hóa mới dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Thông qua các hoạt động này, CBQL một mặt tiếp thu được nhiều ý kiến, đồng thời cũng đánh giá được mức độ nhận thức về VHNT của từng nhóm đối tượng. Điều này sẽ giúp cho họ có điều kiện xem xét lại kế hoạch đã đề ra để có định hướng thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ năm, để nâng cao tính thuyết phục và hiệu quả cho công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của mỗi cá nhân đối với nhiệm vụ quản lý và phát triển VHNT, CBQL cần tổ chức các buổi tọa đàm hay các diễn đàn và mời những chuyên gia đầu ngành đến nói chuyện cũng như giải đáp ngay những khó khăn, vướng mắc. Không chỉ vậy, lãnh đạo nhà trường (Ban giám hiệu, Đảng ủy) cũng có thể kết hợp, lồng ghép để giới thiệu

về truyền thống của nhà trường để người nghe có sự tiếp thu một cách đồng bộ, sâu sắc.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường cần có sự chỉ đạo cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện biện pháp này. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo về nội dung và cách thức thực hiện. Đồng thời, CBQL chuẩn bị những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý phát triển VHNT đến tập thể nhà trường.

Phòng Công tác chính trị phối hợp với Phòng Công tác Sinh viên để chuẩn bị thực hiện các chương trình theo như kế hoạch và sự chỉ đạo của lãnh đạo. Đồng thời, Công đoàn và Đoàn thanh niên có kế hoạch cụ thể về các phong trào sẽ được tiến hành định kỳ.

Lãnh đạo nhà trường cần có sự liên hệ với các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan để tổ tiến hành tổ chức các hoạt động nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của GV, HS, SV.

Cố vấn học tập, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn cũng phải có kế hoạch riêng để thực hiện tuyên truyền nội dung phát triển VHNT để có những đề xuất kịp thời với lãnh đạo nhà trường những chương trình, hoạt động phù hợp. Đồng thời, chủ thể này phải có những biện pháp để vận động đông đảo thành viên trong tập thể tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 147 - 152)