3.2.6.1. Mục đích
CBQL thể hiện vai trò chủ chốt của mình trong quá trình thực hiện quản lý phát triển VHNT. Quản lý phát triển VHNT là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa hướng đến sự phát triển toàn diện nhà trường. Do đó, việc thực hiện kế hoạch đã đề ra phải có sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ nhằm tránh những vấn đề phát sinh: có sự sai lệch trong việc nắm bắt các nội dung trong kế hoach, thực hiện không đầy đủ hoặc chỉ mang tính hình thức. Do đó, CBQL cần có sự chỉ đạo trực tiếp và chặt ché trong suốt quá trình thực hiện.
3.2.6.2. Nội dung
Trong thực hiện quản lý phát triển VHNT, CBQL cần có sự chỉ đạo cụ thể trong kế hoạch thực hiện. Các nội dung cụ thể:
Chỉ đạo nội dung cụ thể đến từng Khoa, Bộ môn dựa trên đặc điểm về nguồn nhân lực, số lượng SV, HS, cơ sở vật chất.
Chỉ đạo các nội dung thực hiện phát triển văn hóa nhà trường do các cá nhân đề xuất: xem xét kế hoạch, định hướng thực hiện, đóng góp ý kiến.
Đặt ra những yêu cầu cụ thể trong các chương trình, hoạt động nhằm hướng đến việc phát triển VHNT.
3.2.6.3. Cách thức tiến hành
CBQL định hướng tổ chức các chương trình, hoạt động trong nhà trường nhằm phát triển VHNT
Lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý thường xuyên nắm bắt tình hình, đôn đốc các thành viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình theo dõi, đôn đốc, cần có những góp ý xác đáng, cụ thể để cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình thực hiện
CBQL cần có định hướng chỉ đạo để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong quá trình phát triển VHNT.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
CBQL phải nắm rõ chương trình, kế hoạch của các đối tượng có liên quan để xác định mục đích chung và có định hướng tiến hành trong từng giai đoạn nhất định.
Công tác này cần được tiến hành đồng bộ, sự chỉ đạo thống nhất.
CBQL thấy được mối quan hệ giữa các nội dung cụ thể trong kế hoạch và thực tiến triển khai các nội dung trong quản lý phát triển VHNT.