Biện pháp phát động các phong trào thi đua “nếp sống văn minh –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 164 - 169)

minh – nhà trường thân thiện” để tạo bầu không khí tích cực trong các hoạt động chung của nhà trường

Đây là biện pháp được đề xuất dựa trên sự phối hợp của 3 biện pháp được khảo sát trong phiếu trưng cầu ý kiến là Biện pháp phát động các phong trào thi đua “nếp sống văn minh – nhà trường thân thiện” trong nhà trường, Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và truyền thông thông tin và Biện pháp kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả phát triển VHNT. Sở dĩ chúng tôi đề xuất phối hợp bởi vì các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi phát động phong trào thi đua, nhà trường phải theo dõi sát sao để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện công tác thi đua một cách nghiêm

Biện pháp này được đề xuất nhằm phối hợp một số nội dung liên quan đến các đối tượng được quản lý để giúp CBQL có nhiều cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Các nội dung này có sự gắn kết với nhau để tạo điều kiện nắm bắt tốt tình hình thực tế tại trường. Việc thi đua giúp hình thành và phát triển phong trào rèn luyện nề nếp có văn hóa trong công tác, giảng dạy và học tập.

Kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động quan trọng và cần thiết trong quá trình quản lý. Biện pháp này giúp CBQL phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình nhằm khẳng định sự cân thiết của các nội dung được đưa vào hoạt động kiểm tra.

3.2.7.1. Mục đích

Phát động các phong trào thi đua liên quan trực tiếp đến phát triển VHNT như: phong trào “nếp sống văn minh”, “nói lời hay, làm việc tốt”, các phong trào hướng đến lợi ích cộng đồng nhằm nâng cao ý thức tự giác và sự nhiệt tình của các đối tượng tham gia.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm mục đích khích lệ, nhắc nhở các đối tượng có tinh thần trách nhiệm trong mọi mặt, đặc biệt chú trọng đến những vấn đề về phát triển VHNT để nâng cao hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá giúp cho CBQL có cái nhìn toàn diện về những điều đã đạt được và chưa đạt được theo như kế hoạch chung đã đề ra từ đó rút kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp CBQL kịp thời phát hiện những điểm chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, từ đó, có kế hoạch điều chỉnh sao cho đạt được kết quả tốt nhất.

Công tác kiểm tra, đánh giá cũng giúp CBQL thu nhận được những thông tin phản hồi đa chiều từ các thành viên để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ nhằm tạo được bầu không khí tâm lý tích cực trong các hoạt động chung của nhà trường.

3.2.7.2. Nội dung

Phát động các phong trào thi đua là một trong những khâu quan trọng nhằm truyền đạt thông tin quản lý của lãnh đạo nhà trường. Các phong trào này vừa nằm trong chuỗi phong trào thi đua chung của nhà trường vừa có những yêu cầu riêng gắn với đặc thù của các nội dung liên quan trực tiếp đến các giá trị văn hóa cụ thể.

CBQL lên kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, đánh giá theo những giai đoạn khác nhau. CBQL có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá từ các hoạt động phong trào cụ thể đến sự đánh giá tổng quát. Kết quả thu được của các quá trình sẽ giúp CBQL xác định được cả hai phương diện định lượng và định tính.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Sau khi xem xét tình hình thực tế tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và tiến hành khảo sát về cách thức kiểm tra, đánh giá các hoạt động phong trào, chúng tôi nhận thấy, biện pháp này đã được lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm đúng mức đến nội dung này. Cụ thể:

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ thực hiện một số phương pháp kiểm tra, đánh giá quản lý phát triển VHNT ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.

Mức độ: 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 4. Không thường xuyên

Phương pháp Mức độ (%)

1 2 3 4

1. Theo kế hoạch sơ kết học kỳ, tổng kết năm học. 20 56.7 13.3 10 2. Nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, giảng

viên, người lao động và sinh viên. 10 50 32 8 3. Họp phòng, khoa 18.3 50 20 11.7 4. Tổ chức đánh giá sinh viên qua xét thi đua

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá, xét thi đua trong nhà trường đã được thực hiện khá tốt tuy nhiên, còn một phần lớn các thành viên chưa nhận thấy những biểu hiện thường xuyên, tích cực của hoạt động này. Do đó, có nhiều nhận xét cho rằng các hoạt động này không được thực hiện hoặc chỉ thực hiện mang tính cầm chừng, chưa hiệu quả. Đây là cơ sở thực tế để chúng tôi đề xuất cách thức tiến hành cụ thể biện pháp này để thấy được những ưu việt của nó trong quản lý phát triển VHNT.

Về việc phát động các phong trào thi đua, CBQL lập kế hoạch cho các nội dung thi đua và đề ra thời gian bắt đầu, kết thúc để kiểm tra, đánh giá. Các phong trào thi đua có thể được xây dựng gắn liền với chủ đề đề ra hàng năm và các chủ điểm lớn mà nhà trường hướng đến. Ngoài ra, các phong trào thi đua phải được thiết kế phong phú, đa dạng về hình thức, cách thức tiến hành và thường xuyên thay đổi hình thức để khích lệ khả năng sáng tạo của các đối tượng tham gia. Các phong trào thi đua vừa hướng đến từng cá nhân, vừa hướng đến tổ, nhóm hay tập thể. Đối với cá nhân, phong trào thi đua tập trung vào giúp họ phát huy khả năng sáng tạo, tính chủ động trong quá trình thực hiện. Những hoạt động mang tính tập thể có thể giúp phát huy kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, giúp họ nhận thức được vai trò của tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể. Nhà trường cũng chủ động vận động toàn thể nhà trường tham gia các phong trào thi đua do thành phố hay các đơn vị bên ngoài tổ chức. Điều này tạo nên sự gắn kết giữa CBQL với GV, NV, SV và HS.

Về quá trình đánh giá, CBQL cũng phải có kế hoạch thật chi tiết và cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. Lãnh đạo nhà trường phải dựa vào ý kiến của tập thể nhà trường để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với yêu cầu phát triển VHNT và thể hiện thiện chí xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Sau khi thiết kế các tiêu chí định lượng và định tính cụ thể, lãnh đạo nhà trường cũng cần phải có bước thử nghiệm và kiểm định qua thực tiễn,

đảm bảo các tiêu chí phải có sự thống nhất chặt chẽ. Sau khi xác lập các tiêu chí, lãnh đạo nhà trường cần tiến hành phân chia thành các tổ để tiến hành các khâu kiểm tra.

Sau khi tổ phát động các phong trào thi đua và hoàn thành công tác kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo nhà trường cũng cần đề xuất những hình thức khen thưởng cụ thể nhằm khích lệ tinh thần tích cực trong tập thể.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải tổ chức họp rút kinh nghiệm định kỳ sau khi kết thúc mỗi hoạt động hoặc hoàn thành một quy trình kiểm tra, đánh giá. Công tác này giúp nâng cao hiệu quả cho quá trình tiếp theo. Không chỉ vậy, nhà trường cần lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho những CBQL chủ chốt nhằm nâng cao tính chính xác và minh bạch cho quá trình đánh giá và nắm rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động chung của nhà trường.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp này, điều kiện cần thiết là phải tăng cường sự phối hợp và thống nhất của tập thể lãnh đạo và các thành viên khác trong nhà trường. Sự phối hợp này giúp cho quá trình phát động các hoạt động phong trào và tổng kết đánh giá có sự nhất quán, đồng bộ.

Đặc biệt, lãnh đạo nhà trường và đội ngũ CBQL trực tiếp chịu trách nhiệm từng nội dung, từng khâu trong các công tác phải có trình độ chuyên môn cao và sự hiểu biết tương đối toàn diện về các phương diện trong nội dung cũng như phương pháp, cách thức tiến hành hiệu quả.

Điều kiện khác cũng cần phải chú trọng là đảm bảo quy trình khoa học, nghiêm túc, khách quan và minh bạch trong toàn bộ quy trình. Bởi vì điều kiện này sẽ tạo nên sự tín nhiệm cao của tập thể nhà trường đối với lãnh đạo nhà trường nói chung và các CBQL trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, đánh giá nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 164 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)