Biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý phát triển VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 161 - 163)

3.2.5.1. Mục đích

Sau khi đã xác định được hệ thống các biện pháp có thể thực hiện để quản lý phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, lập kế hoạch cụ thể, CBQL tổ chức thực hiện trong toàn thể nhà trường. Kế hoạch được tổ chức nhằm triển khai đầy đủ các nội dung cần thực hiện đối với các đối tượng có liên quan trong và cả ngoài nhà trường.

Trong nhà trường, biện pháp này hướng đến toàn thể CBQL, GV, NV, SV, HS để họ nắm bắt mục tiêu mà kế hoạch quản lý phát triển VHNT mà đội ngũ CBQL trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ mong muốn đạt được. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện, cách thức để gia đình SV, HS và những người có liên quan ở địa phương hỗ trợ tích cực cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

3.2.5.2. Nội dung

Lập kế hoạch cụ thể về những định hướng trong quản lý phát triển văn hóa nhà trường. Chẳng hạn như, quản lý để phát triển các hành vi văn hóa tích cực: thói quen đọc sách; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập, sáng tác, biểu diễn thông qua các chương trình văn nghệ, câu lạc bộ học thuật. Tổ chức quản lý phát triển VHNT thông qua việc phát triển những giá

trị cơ bản về văn hóa trong nhà trường đồng thời không ngừng mở rộng, tiếp thu những biểu hiện tích cực, tiến bộ trong VHNT. Có kế hoạch cụ thể để đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, xác định rõ các mốc thời gian để thấy được sự tiến triển trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý phát triển VHNT.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức các cuộc họp, hội thảo hội nghị để xác định những nội dung trong bản kế hoạch là có ích và có khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế của nhà trường. Chẳng hạn như, bên cạnh thực hiện quản lý công tác giảng dạy kiến thức về chuyên môn, VNHT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ còn cần được xác lập dựa trên quá trình đào tạo về nghiệp vụ nghề nghiệp: sáng tác, biểu diễn, biên đạo. Mỗi cá nhân trong nhà trường cần được định hướng: không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp.

Xác định quy mô tổ chức từ phạm vi hẹp (trong từng bộ môn, khoa) đến phạm vi rộng (nhà trường, địa phương, phối hợp với các nhà trường trong hệ thống)

Lựa chọn những thời điểm tổ chức hiệu quả: kết hợp thực hiện nội dung phát triển VHNT trong các giờ giảng dạy, tổ chức vào những ngày lễ, ngày truyền thống của trường, của Đoàn, của dân tộc.

Việc tổ chức phải được duy trì, đảm bảo tính thường xuyên và luôn có sự đổi mới về nội dung chương trình cũng như hình thức thực hiện để thu hút sự tham gia đông đảo. Có như vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch mới thật sự hiệu quả.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý phát triển VHNT, cần đảm bảo những điều kiện cơ bản:

Kế hoạch đã được bàn bạc, thống nhất trong CBQL và được sự tán đồng của tập thể nhà trường.

CBQL cần nắm rõ những đặc điểm về GV, NV, SV, HS để đảm bảo thực hiện tốt những nội dung phát triển VHNT đã đề ra trong kế hoạch.

Có định hướng thực hiện cụ thể, có sự hướng dẫn chi tiết đến từng đối tượng liên quan để đảm bảo đúng mục đích quản lý phát triển VHNT mà đội ngũ CBQL hướng đến thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)