Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 143 - 144)

Quản lý phát triển VHNT là nhiệm vụ lâu dài và đòi hỏi phải xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, do đó, các biện pháp được đề xuất cũng chịu sự chi phối bởi những điều kiện thực tế và khuôn khổ quy định của trường nhằm đảm bảo có thể thực hiện thành công.

Tính hiệu quả là một trong những phương diện để đánh giá mức độ thành công của một biện pháp quản lý được đề xuất thực hiện. Ở đây, tính hiệu quả được biểu hiện cụ thể thông qua những chuyển biến, thay đổi về nhận thức, hành vi của tập thể nhà trường gắn với yêu cầu phát triển văn hóa. Để đạt hiệu quả cao, những biện pháp được đề xuất hướng đến thể hiện sự sáng tạo, tập trung vai trò của CBQL để làm sao có thể thuận lợi áp dụng trong điều kiện của nhà trường và từng bước nhận thấy hiệu quả đạt được. Ngoài ra, để có tính hiệu quả cao, biện pháp đề ra cũng đòi hỏi về tính khoa học, phù hợp với đối tượng và nhất là thất là có thể ứng dụng triệt để trong nhà trường. Đồng

thời, có thể trở thành biện pháp mang tính phổ biến có thể thay đổi và ứng dụng trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau.

Về tính thiết thực, những biện pháp chúng tôi đề xuất luôn hướng đến và gắn liền với đối tượng thực hiện, cụ thể ở đây là GV, NV, SV và HS vừa đào tạo nghề nghiệp, vừa bồi dưỡng kiến thức phổ thông đến nâng cao. Vì lẽ đó, cần có sự phối hợp cụ thể giữa quá trình học tập và quá trình rèn luyện, phát triển văn hóa (hành vi, nhận thức) để hoàn thiện nguồn nhân lực được đào tạo. Những biện pháp luôn hướng đến đảm bảo lợi ích cho các thành viên mà thiết thực nhất là tạo môi trường làm việc, học tập lành mạnh; bầu không khí tâm lý tích cực, thoải mái; tạo tiền đề cho nguồn nhân lực trở thành đội ngũ con người tiến bộ.

Như vậy, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực sẽ góp phần khẳng định tính khả thi của những biện pháp được nêu ra, đảm bảo không áp đặt, cứng nhắc, không xa rời thực tế hay thiếu khách quan, hợp tác. Chúng tôi luôn luôn đề xuất biện pháp dựa trên những định hướng phấn đấu và mục tiêu nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)