Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 169 - 189)

Để quản lý hiệu quả việc phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, các biện pháp có thể thực hiện rất phong phú, đa dạng. Điều quan trọng là CBQL cần có sự chọn lựa để hệ thống, đồng bộ những nhóm biện pháp có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường.

Mỗi biện pháp được đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, những người thực hiện cần nắm bắt rõ những điều này để tận dụng tối đa những ưu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm. Mỗi biện pháp có mục đích, nội dung và cách thức tiến hành khác nhau và đạt hiệu quả trong những điều kiện tiến hành cụ thể. Do đó, trong quá trình quản lý phát triển VHNT, CBQL không thể sử dụng riêng lẻ một hay một vài biện pháp mà phải có sự kết hợp chặt chẽ bởi vì các biện pháp này ít khi phát huy được hiệu quả nếu tiến hành không đồng bộ. Mỗi biện pháp sẽ là một nấc thang dẫn đến kết quả cao của công tác quản lý.

Các biện pháp đã đề xuất thể hiện một số quan hệ cụ thể như mối quan hệ chính – phụ, mối quan hệ hỗ trợ qua lại, mối quan hệ nền tảng – bộ phận... Một nội dung hoạt động có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Cùng một biện pháp nhưng trong những điều kiện khác nhau có thể thay đổi về cách thức tiến hành.

Trong những biện pháp và nhóm biện pháp đã đề xuất, xét mối quan hệ nền tảng – bộ phận, biện pháp Xây dựng các kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung và chương trình phát triển VHNT giữ vai trò nền tảng, là tiền đề, nền móng để xây dựng hệ thống các biện pháp. Bởi vì, trong kế hoạch công tác, CBQL đã xác định mục tiêu, định hướng nội dung thực hiện, cách thức tiến hành cho nên, dựa vào kế hoạch, CBQL có thể lựa chọn những biện pháp hỗ trợ thích hợp nhất để công tác đạt hiệu quả cao.

Xét về mối quan hệ chính – phụ, biện pháp Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường được xem là biện

pháp chính yếu. Bởi lẽ, một khi có được nhận thức đúng đắn thì sẽ biết tự điều chỉnh để có hành vi đúng đắn. Đồng thời, việc hình thành nhận thức cũng đòi hỏi phải có sự củng cố từ những biện pháp khác, đánh giá mức độ nhận thức qua kết quả thực hiện các biện pháp khác.

Xét về mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ qua lại, tất cả các biện pháp đều có sự gắn bó trong quan hệ này. Chẳng hạn, Biện pháp phát động các phong trào thi đua và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giáBiện pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển VHNT có mối quan hệ chặt chẽ. CBQL có thể dựa vào kế hoạch phát động những phong trào thi đua để xác định việc xây dựng môi trường cảnh quang cũng xuất phát từ kế hoạch chung đã phát động trước đó. Khi các công tác xây dựng cảnh quang hoàn thành, có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá để xem xét kết quả đạt được cũng như mức độ thành công và tính hiệu quả. Các biện pháp này khi đưa vào thực hiện đều gắn bó mật thiết và được soi chiếu vào mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chung.

Như vậy, các biện pháp quản lý phát triển VHNT đều có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và được thiết kế theo một quy trình phục vụ đắc lực cho công tác quản lý từ việc lập kế hoạch; chỉ đạo tổ chức thực hiện; chỉ đạo và phân công nhiệm vụ, tiến hành kiểm tra, đánh giá; đề xuất rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động. Tất cả đều có ý nghĩa khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của CBQL đối với hoạt động quản lý phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.

Tiểu kết chương 3

Trong định hướng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và thiết lập các giá trị VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, vấn đề quản lý phát triển VHNT trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm. Dựa trên kết quả đánh giá về thực trạng quản lý phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và xuất phát từ những điều kiện thực tế của nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ CBQL cũng như thấy được sự đóng góp tích cực của các thành viên trong sự phát triển chung của nhà trường về văn hóa.

Những biện pháp chúng tôi đề xuất dựa trên những nguyên tắc cụ thể đã được xác lập cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mỗi biện pháp đều được định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện một cach cụ thể. Đây sẽ là một đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển nhà trường nói chung và phát triển VHNT nói riêng.

Từ những kết quả khảo sát ý kiến đánh giá và nhận thức của CBQL, GV, NV, HS, SV của trường, chúng tôi nhận thấy đây là những biện pháp cần thiết và có tính hiệu quả, tính khả thi khi được áp dụng trong nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Quản lý phát triển VHNT là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm xây dựng và phát triển toàn diện nhà trường trong bối cảnh xã hôi hiện đại bởi vì đây là một trong những động thái giúp giữ gìn những giá trị văn hóa trước sự ồ ạt của những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa. Bởi vì văn hóa hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của các giá trị xã hội. Văn hóa cũng có tác động nhất định đối với sự tiến bộ của xã hội và phẩm chất của con người.

Công tác, giảng dạy và học tập tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, CBQL, GV, NV, HS, SV cần phải trang bị những hiểu biết nhất định về văn hóa tổ chức, hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển VHNT, giúp họ có nhận thức đúng đắn về VHNT, hiểu được các giá trị nền tảng và có định hướng phát triển theo xu thế thời đại.

2. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý phát triển VHNT tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và thu được rất nhiều thông tin nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý để có cơ sở tham mưu cho lãnh đạo nhà trường.

Dựa vào lịch sử phát triển và những thành quả đạt được của trường từ khi thành lập, chúng tôi có cơ sở để khẳng định, nhà trường đã có bề dày lịch sử và đã hình thành những giá trị văn hóa nhất định cần được phát huy. Tuy nhiên, trong tập thể nhà trường vẫn còn xuất hiện những hành vi và thái độ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu về hành vi văn hóa.

Về hành vi, những hành vi tiêu cực vẫn còn tồn tại dù không rất phổ biến nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo về những tác động không tốt bởi nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Về thái độ, bên cạnh những chủ thể có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển VHNT vẫn còn một số người có thái

nắm rõ thực trạng, xác định nhiệm vụ lâu dài, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức mà nhà trường đang đối mặt.

Về thực trạng công tác quản lý, đội ngũ CBQL đôi khi chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm cũng như quyền hạn của mình để thực hiện hiệu quả công tác quản lý phát triển VHNT tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ do người lãnh đạo chưa được bổ nhiệm chính thức. Tình trạng mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ vẫn còn tồn tại

3. Về các biện pháp quản lý phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, chúng tôi đã đề xuất những biện pháp được đông đảo các đối tượng trong nhà trường quan tâm để xem xét tiến hành. Ngoài ra, trong bảng khảo sát, chúng tôi còn đề cập đến nhiều biện pháp khác nhau để các nhóm chủ thể xem xét, đồng thời có kế hoạch sử dụng trong tương lại khi điều kiện thực hiện có sự thay đổi phù hợp.

KIẾN NGHỊ

Với vai trò là một thành viên trong đội ngũ CBQL của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và thực tế tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển VHNT, chúng tôi đã có nghiên cứu sâu sắc, thấu đáo những ưu điểm, hạn chế, thế mạnh của trường và có một số kiến nghị cụ thể như sau:

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần xác định phạm trù văn hóa là một trong những phạm trù quan trọng và cần thiết phải có định hướng quản lý phát triển rõ ràng nhằm tạo nên tính thống nhất và toàn diện trong hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Bộ cũng cần chỉ đạo cụ thể để CBQL có thể vận dụng quyền hạn, chức năng của mình trong quá trình điều hành công tác quản lý. Bộ cũng cần xây dựng kế hoạch, chương trình, đề xuất mục tiêu để tạo tính thống nhất trong toàn ngành. Đồng thời, có kế hoạch phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng chung về các giá trị văn hóa cần được phát triển trong nhà trường.

Đối với lãnh đạo Thành phố Cần Thơ, cần tạo điều kiện thuận lợi để Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ tiếp tục phát triển về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn ngày càng cao và vững vàng để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo con người “tài đức vẹn toàn” để phục vụ cho xã hội.

Đối với lãnh đạo Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường: Ban Giám hiệu cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát hoạt động phát triển VHNT theo định hướng mà lãnh đạo nhà trường đã đề ra, đặt nhiệm vụ phát triển VHNT là nhiệm vụ trọng tâm cần phải tiến hành và đạt kết quả tối ưu. Lãnh đạo nhà trường phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, lập ra một nhóm chuyên trách về công tác này dưới sự quản lý chung của Hiệu trưởng; xây dựng nội quy, quy định của nhà trường theo định hướng phát triển văn hóa; tiến hành lần lượt các biện pháp có tính khả thi cao.

Các tổ chức Đảng và đoàn thể phải hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ quản lý phát triển VHNT, là nòng cốt, tiên phong trong các mặt hoạt động. Công đoàn và Đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các phong trào hướng đến xây dựng và phát triển hành vi, lối sống văn hóa, văn minh trong SV; phối hợp với địa phương và các đơn vị khác để tăng cường hiệu quả và mở rộng phạm vi công tác

Đối với GV, NV, HSSV của trường, cần nghiêm túc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, nhất là quy định về hành vi, thái độ mang tính văn hóa trong nhà trường thể hiện qua hành động, ứng xử, trang phục hay biểu hiện trong học tập, giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn. HSSV cần phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới. GV phải có lối sống chuẩn mực, yêu thương HSSV một cách đúng mực, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn để luôn là tấm gương tốt trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adrian Furnham. (1997). Psychology of behaviour at work: The individual in the organization, Psychology Press, Publisher, Taylor and Francis. 27 Church Road. Hove East Sussex. BN32FA UK. p.555.

Barbara Fralinger, Valerie Olson (2007), “Organizational Culture at the University Level: A Study Using the OCAI Instrument”, Journal of College Teaching & Learning, 4 (11).

Chu Xuân Diên. (2002). Cơ sở văn hóa Việt Nam. TP Hồ Chí Minh. NXB Đại học Quốc gia.

D. Dewit, C. McKee, J. Fjeld, K. Karioja. (2003). The Critical Role of School Culture in Student Success. Centre for Addiction and Mental Health. December.

Đỗ Hoàng Toàn. (1995). Lý thuyết quản lý. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đỗ Huy. (2001). Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị văn hoá. Hà Nội. Nxb Văn hoá Thông tin.

Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai. (2007). Văn hóa học. Hà Nội. NXB Giáo dục.

Hồ Chí Minh. (1995). Toàn tập (tập 3). Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia. Hoàng Phê (chủ biên), (2016), Từ điển tiếng Việt. Hà Nội. NXB Hồng Đức. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, (2007). Từ điển bách khoa Việt Nam.

Tái bản lần thứ 1. Hà Nội. Từ điển bách khoa.

Louis, M. R. (Jul., 1980). Career Transitions: Varieties and Commonalities.

The Academy of Management Review, Vol. 5, No. 3, pp. 329-340. Xem tại: http://www.au.af.mil/au/awc/ awcgate/ndu/strat-ldrdm/pt4ch16.html. Nguyễn Dục Quang (2011). Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học

sinh trong nhà trường. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT, tr 213-224.

Nguyễn Duy Phấn (2017). Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kĩ thuật công nghiệp. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Hồng Minh. (2000). Văn hóa học. Hà Nội. NXB Giáo dục.

Nguyễn Hữu Thiệp. (2017). Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị hiện nay. Tap chí Giáo dục, Số đặc biệt (Tháng 3/2017). Tr 193-194.

Nguyễn Khắc Hùng (2012). Giáo dục văn hóa học đường - Yếu tố quan trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên. Tạp chí Khoa học Giáo dục,số 81, tr 43-44.

Nguyễn Ngọc Quang. (1989). Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Tập bài giảng SĐH. Hà Nội. Trường CBQL Giáo dục và đào tạo.

Nguyễn Quang Vinh. (2014). Khái niệm Văn hóa tổ chức. Tạp chí Khoa học Trường Đại học mở Tp. Hồ Chí Minh, số 3.

Nguyễn Thị Hường. (2015). Chuyên đề Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. https://xemtailieu.com/tai-lieu/chuyen-de-xay-dung-van-hoa- nha-truong-1417866.html

Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền. (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội. NXB Từ điển Bách khoa.

Nguyễn Văn Lê. (2001). Ứng xử sư phạm một số sự kiện thường gặp ở trường học. Hà Nội. NXB Giáo dục.

Nguyễn Viết Lộc. (2009). “Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh. trang 230-238.

Phạm Quang Huân. (2007). Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường. Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa học đường, Viện NCSP, Trường ĐHSP Hà Nội, 12/2007, trang 37, 38, 39.

giao-duc-khoa-hoc/2113-pham-quang-huan-van-hoa-to-chuc-hinh-thai- cot-loi-cua-van-hoa-nha-truong.html

Phạm Quang Huân. (2015). Văn hóa tổ chức trong nhà trường và phương hướng xây dựng. http://vncsp.hnue.edu.vn/ban-tron-giao- duc/article/199.aspx

Phạm Thị Minh Hạnh (2012). Văn hóa học đường:Quan niệm, vai trò, bản chất và một số yếu tố cơ bản. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 87, tr 34-35.

Purkey, Smith (1982), Too Soon to Cheer? Synthesis of Research on Effective Schools Educational Leadership.

Robbins/Judge, Organizational Behavior, 13th Edition, Pearson International edition, 2009, tr.585.

S. Purkey và M. Smith. (1982). Too Soon to Cheer? Synthesis of Research on Effective Schools. Educational Leadership. December. pp. 64-69.

Sarason, S, (1996), Revisiting “the culture of the school and the problem of change, New York: Teachers College Press.

Trần Kiểm. (2002). Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia.

Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội. NXB Giáo dục. Trần Ngọc Thêm. (2004). Văn hóa học và văn hóa Việt Nam. Hà Nội. NXB

Giáo dục.

Trần Ngọc Thêm. (2014). Khái luận về văn hóa - Văn hóa học. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung- van-de-chung/369-tran-ngoc-them-nhan-dien-van-hoa.html

Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh. (2006). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội. NXB Giáo dục.

Trần Xuân Thuấn. (2009). Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 169 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)